5 việc đơn giản phòng ngừa đột quỵ hiệu quả
Đột quỵ là một tình trạng y tế khẩn cấp xảy ra khi lưu lượng máu đến não bị gián đoạn hoặc giảm đáng kể. Đây là nguyên nhân hàng đầu gây tử vong và tàn phế có thể phòng ngừa được.
Bài viết này sẽ cung cấp cho bạn 5 việc đơn giản mà bạn có thể thực hiện để phòng ngừa đột quỵ hiệu quả, giúp bảo vệ sức khỏe não bộ và nâng cao chất lượng cuộc sống.
Khái quát về đột quỵ
- Đột quỵ (tai biến mạch máu não) là một nhóm bệnh không đồng nhất liên quan đến sự gián đoạn đột ngột và cục bộ của dòng máu não gây ra tổn thương thần kinh.
- Đột quỵ gồm:
- Thiếu máu cục bộ (80%), điển hình là do huyết khối hoặc cục máu đông gây tắc mạch
- Chảy máu (20%), do vỡ mạch (chảy máu dưới nhện, chảy máu trong não sọ
- Ở Mỹ, đột quỵ là nguyên nhân thường gặp thứ 5 gây tử vong và là nguyên nhân phổ biến nhất của tình trạng khuyết tật thần kinh ở người lớn
- Đột quỵ có thể xảy ra ở bất cứ thời điểm nào nên nếu không được cấp cứu kịp thời sẽ dẫn đến những di chứng không thể phục hồi, thậm chí là tử vong. Vì vậy, nhận biết sớm dấu hiệu của đột quỵ để có thể xử lý và cấp cứu kịp thời là vô cùng quan trọng
Đột quỵ
Nguyên nhân dẫn đến đột quỵ
- Nguyên nhân chính gây ra đột quỵ là do xơ vữa động mạch. Cholesterol cao có thể tích tụ trên thành động mạch, tạo thành vật cản gây tắc nghẽn mạch máu não.
- 7 triệu chứng phổ biến của đột quỵ:
- Tê hoặc yếu cơ, thường xảy ra một bên cơ thể
- Thay đổi thị lực ở 1 hoặc 2 mắt
- Cảm giác khó nuốt
- Nhức đầu nghiêm trọng không rõ nguyên nhân
- Chóng mặt, đi lại khó khăn, khó cử động
- Nói ngọng, khó nói, lưỡi bị tê cứng
- Rối loạn trí nhớ
- Các triệu chứng báo hiệu đột quỵ thường không kéo dài vì thế khi phát hiện bất kể một biểu hiện bất thường nào của người bệnh thì không nên chủ quan, cần cấp cứu kịp thời. Nhận biết sớm nguy cơ đột quỵ bằng quy tắc “FAST”:
- Face: Dựa vào tình trạng mặt bị mất cân đối hoặc một bên miệng bị méo.
- Arm: Bệnh nhân sẽ được yêu cầu giơ cả hai tay lên, sau khi kiểm tra bên nào yếu hơn hoặc rơi xuống trước thì bên đó được kết luận bị liệt.
- Speech: Bệnh nhân sẽ được yêu cầu nói lặp lại một câu đơn giản nào đó. Nếu giọng nói không được tròn, rõ, không lưu loát hoặc không thể nói được thì đây chính là dấu hiệu bất thường của đột quỵ.
- Time: Bệnh nhân có nguy cơ bị đột quỵ rất cao nếu xảy ra cả 3 dấu hiệu kể trên. Người xung quanh cần khẩn trương đưa người bệnh đến ngay cơ sở y tế gần nhất để kịp thời điều trị.
Dấu hiệu nhận biết đột quỵ
5 việc đơn giản phòng ngừa đột quỵ hiệu quả
Chế độ ăn uống khoa học
- Khi thực hiện chế độ ăn uống khoa học, sẽ giúp chúng ta kiểm soát được huyết áp và lượng cholesterol trong máu giúp giảm nguy cơ đột quỵ.
- Chế độ ăn uống hàng ngày nên giảm chất béo, bổ sung những thực phẩm giàu chất xơ, ăn nhiều trái cây tươi, rau quả và ngũ cốc.
- Không nên ăn quá nhiều một loại thực phẩm, thức ăn nhanh, và hạn chế những thực phẩm chứa nhiều muối vì sẽ làm tăng huyết áp.
Không hút thuốc lá
- Thuốc lá là nguy cơ hàng đầu gây ra tắc nghẽn động mạch, giảm chức năng mạch máu, làm tăng nguy cơ đột quỵ.
- Không hút thuốc sẽ làm giảm nguy cơ đột quỵ của bản thân, giúp cải thiện được sức khỏe tránh các bệnh lý về ung thư phổi và tim mạch.
Không hút thuốc lá
Hạn chế bia, rượu
- Uống quá nhiều bia, rượu sẽ làm cho huyết áp tăng cao, nhịp tim bất thường dẫn đến nguy cơ đột quỵ.
- Do đó không nên thường xuyên uống nhiều bia rượu, hạn chế bia rượu để có cuộc sống khỏe mạnh hơn.
Tập thể dục thường xuyên
- Tập thể dục và thường xuyên duy trì giúp cơ thể có thể kiểm soát được cân nặng. Tập thể dục đều đặn mỗi ngày giúp tăng lưu lượng máu đến não, điều chỉnh huyết áp và nhịp tim, cải thiện độ nhạy của insulin, từ đó giảm các yếu tố, nguy cơ gây ra đột quỵ.
- Những người đang mắc phải các bệnh như tăng huyết áp, đái tháo đường và chứng rung tâm nhĩ, việc tập luyện thể thao cần phải được cân nhắc.
Tập thể dụng thường xuyên
Kiểm tra – Tầm soát nguy cơ đột quỵ định kỳ.
- Tầm soát nguy cơ đột quỵ định kỳ giúp phát hiện sớm những nguy cơ về đột quỵ, những chỉ số không tốt về đường huyết, cholesterol… sẽ giúp bác sĩ chẩn đoán các nguy cơ đột quỵ cho bạn.
Phòng ngừa đột quỵ không hề phức tạp như bạn nghĩ. Chỉ cần thay đổi một số thói quen đơn giản hàng ngày, bạn đã có thể giảm nguy cơ mắc bệnh này đáng kể. Hãy bắt đầu bằng một chế độ ăn uống khoa học, giảm bớt chất béo và tăng cường rau quả, ngũ cốc nguyên hạt. Bỏ thuốc lá và hạn chế bia rượu là hai yếu tố quan trọng giúp bảo vệ sức khỏe tim mạch và giảm nguy cơ đột quỵ. Đừng quên tập thể dục đều đặn để duy trì cân nặng hợp lý và tăng cường lưu thông máu. Cuối cùng, hãy tầm soát sức khỏe định kỳ để phát hiện sớm những nguy cơ tiềm ẩn. Bằng những hành động nhỏ này, bạn đã tạo nên lá chắn vững chắc bảo vệ bản thân và gia đình khỏi đột quỵ