7 thói quen lành mạnh giúp phòng ngừa bệnh ung thư hiệu quả
Ung Thư: Hiểu Đúng Để Phòng Ngừa Hiệu Quả
Trước khi đi vào chi tiết, chúng ta cần hiểu rõ hơn về ung thư. Ung thư không phải là một bệnh duy nhất, mà là một nhóm các bệnh liên quan đến sự phát triển bất thường của tế bào. Các tế bào này có thể xâm lấn và phá hủy các mô cơ thể bình thường.
- Các yếu tố nguy cơ:
- Di truyền.
- Hút thuốc lá.
- Chế độ ăn uống không lành mạnh.
- Tiếp xúc với các chất gây ung thư.
- Thiếu vận động.
- Tại sao phòng ngừa quan trọng?
- Giảm nguy cơ mắc bệnh.
- Tăng cơ hội điều trị thành công nếu mắc bệnh.
- Nâng cao chất lượng cuộc sống.
Phòng ngừa ung thư không chỉ là trách nhiệm của mỗi cá nhân mà còn là sự quan tâm đến sức khỏe cộng đồng.
7 Thói Quen Lành Mạnh Để Phòng Ngừa Ung Thư
Không ai biết trước ngày mai ra sao, và điều gì sẽ xảy đến, nhưng điều bạn khả dĩ biết là những thay đổi nhỏ trong cách sống có thể giúp làm giảm nguy cơ ung thư (UT). Hãy thực hiện ngay 7 điều này:
1. Không dùng thuốc hút, hít, nhai
Các loại thuốc lá có thể khiến bạn bị UT. Không hút, không nhai, không sử dụng thuốc, nếu đang sử dụng thì bỏ ngay. Đó là một quyết định quan trọng và là phần quan trọng trong việc ngăn ngừa UT.
Hút thuốc liên quan các loại UT: bàng quang, cổ tử cung, thực quản, thận, môi, miệng, phổi, họng, tụy, thanh quản.
Nhai thuốc liên quan các loại UT: thực quản, miệng, tụy, họng.
Hít thuốc liên quan các loại UT: thực quản, miệng. Nếu bạn không hút thuốc, hãy tránh xa khói thuốc, vì người khác hút thuốc ở gần bạn thì bạn cũng tăng nguy cơ UT phổi.
2. Ăn thực phẩm lành mạnh
Dù chọn mua các thực phẩm tốt nhưng cũng không thể bảo đảm bạn không bị UT, nhưng có thể giúp giảm nguy cơ. Hội UT Hoa kỳ khuyên: Ăn nhiều đồ thực vật. Mỗi ngày ăn 5 khẩu phần trái cây và rau, đồng thời ăn các thực phẩm làm từ thực vật như các loại hạt và đậu. Thay thế thực phẩm giàu calo bằng trái cây và rau đậu có thể giúp giảm cân và duy trì thể trọng hợp lý. Ăn nhiều trái cây và rau đậu có thể giúp giảm UT đại tràng, UT thực quản, UT phổi và bệnh ung thư dạ dày. Hạn chế chất béo. Ăn các thực phẩm nhiều nạc và ít chất béo động vật. Ăn nhiều chất béo có thể tăng cân hoặc béo phì, nghĩa là nguy cơ UT cũng tăng.
Uống rượu vừa phải, không uống càng tốt. Rượu bia gây nguy cơ nhiều loại UT như miệng, họng, thực quản, thận, gan và vú. Nguy cơ tăng nếu bạn uống rượu bia nhiều hoặc uống thường xuyên. Dù chỉ uống mỗi ngày 1 hay 2 ly thì nguy cơ UT cũng tăng.
3. Sống tích cực và giữ thể trọng hợp lý
Duy trì thể trọng hợp lý và tập thể dục đều đặn là điều quan trọng trong việc ngăn ngừa UT. Thừa cân hoặc béo phì có thể tăng nguy cơ UT vú, đại tràng, thực quản, thận, dạ dày và tử cung. Vận động thể lý giúp tránh béo phì và giảm nguy cơ UT vú, đại tràng, tuyến tiền liệt và tử cung. Cố gắng vận động mỗi ngày 30 phút. Càng có thói quen vận động càng giảm nguy cơ UT. Tập thể dục là điều rất quan trọng.
4. Tránh ánh nắng trực tiếp
UT da là một trong các loại UT phổ biến nhất, và cũng là loại dễ ngăn ngừa nhất. Dù tiếp xúc nhiều với tia X hoặc các hóa chất nào đó có thể là tác nhân chính, việc tiếp xúc ánh nắng vẫn là nguyên nhân phổ biến nhất gây UT da. UT da có thể ở bất kỳ nơi nào trên cơ thể như mặt, tay, tai… Hầu như UT da có thể điều trị nếu được phát hiện sớm. Để ngăn ngừa UT da, hãy làm mấy điều này:
Tránh nắng gắt. Tia cực tím (UV) độc hại nhất trong khỏang 10 giờ đến 16 giờ. Hạn chế ra nắng vào thời gian này. Nếu phải ra ngoài, hãy che mát, hạn chế tiếp xúc ánh nắng.
Kem chống nắng. Dùng kem chống nắng có độ SPF tối thiểu là 15. Không dùng loại mỹ phẩm làm sạm da vì nó có thể làm hư da.
5. Bảo vệ miễn nhiễm
Một số loại UT liên quan nhiễm trùng mà bạn có thể ngăn ngừa. Hãy tham vấn bác sĩ về việc chủng ngừa 2 loại nguy cơ này:
Siêu vi B có thể làm tăng nguy cơ UT gan. Nên chủng ngừa cho trẻ em. Người lớn có nguy cơ cao cũng nên chủng ngừa. HPV (Human papillomavirus) là virút truyền qua đường tình dục, nó có thể gây ung thư cổ tử cung. Chủng ngừa có thể ngăn ngừa 2 loại HPV gây UT, nên chủng ngừa cho các em gái 11 hoặc 12 tuổi.
6. Tránh các nguy cơ
Làm giảm nguy cơ vài loại UT nào đó bằng cách tránh các động thái gây nhiễm trùng mà có thể bị UT. Virút lây nhiễm qua đường tình dục hoặc kim tiêm gồm:
HPV dễ gây UT cổ tử cung nhất. Nhưng HPV cũng có thể làm tăng nguy cơ UT hậu môn, dương vật, âm hộ, âm đạo và họng. Tình dục bừa bãi dễ bị HPV nhất.
Người nhiễm HIV hoặc AIDS có nguy cơ cao bị UT hậu môn, cổ tử cung, gan, bạch cầu và bướu thịt Kaposi. Người mại dâm và chích ma túy dễ nhiễm HIV.
Nhiễm siêu vi B và C mãn tính có thể tăng nguy cơ UT gan. Cả 2 loại đều có thể lây qua đường tình dục và tiêm chích. Hãy tránh các động thái gây nguy cơ để ngăn ngừa.
7. Chụp phim
Chụp phim và tự khám đối với một số UT cũng không thể ngăn ngừa UT, nhưng có thể phát hiện sớm để điều trị hiệu quả. Nếu là nam, nên xét nghiệm ung thư tuyến tiền liệt và tinh hoàn. Nếu là nữ, nên xét nghiệm ngực và cổ tử cung. Hãy lưu ý những biến đổi khác thường của cơ thể, nhờ đó mà khả dĩ phát hiện sớm và điều trị kịp thời.
Những điều cần lưu ý:
- Khám sức khỏe định kỳ: Để phát hiện sớm các dấu hiệu ung thư và có biện pháp điều trị kịp thời.
- Tìm hiểu về tiền sử gia đình: Nếu có người thân mắc ung thư, bạn có thể có nguy cơ cao hơn.
- Lắng nghe cơ thể: Nếu có bất kỳ dấu hiệu bất thường nào, hãy đến gặp bác sĩ ngay.
- Đừng tự ý dùng thuốc: Việc tự ý dùng thuốc có thể gây ra những hậu quả nghiêm trọng.
Lời Khuyên
- Thay đổi lối sống từ từ: Đừng cố gắng thay đổi quá nhiều thói quen cùng một lúc.
- Tìm kiếm sự hỗ trợ từ gia đình và bạn bè: Họ sẽ giúp bạn duy trì động lực.
- Tự thưởng cho bản thân khi đạt được mục tiêu: Điều này sẽ giúp bạn cảm thấy vui vẻ và có động lực hơn.
- Luôn lạc quan và tin tưởng vào bản thân: Tinh thần lạc quan là một yếu tố quan trọng giúp bạn vượt qua mọi khó khăn.
Câu Hỏi Thường Gặp (FAQs)
1. Tôi có nên dùng thực phẩm chức năng để phòng ngừa ung thư không?
- Thực phẩm chức năng không thể thay thế cho chế độ ăn uống lành mạnh và lối sống khoa học. Hãy tham khảo ý kiến bác sĩ trước khi sử dụng bất kỳ loại thực phẩm chức năng nào.
2. Tôi có nên tầm soát ung thư định kỳ không?
- Tầm soát ung thư giúp phát hiện sớm các dấu hiệu ung thư và tăng cơ hội điều trị thành công. Hãy tham khảo ý kiến bác sĩ để được tư vấn về các phương pháp tầm soát phù hợp.
3. Tôi có nên lo lắng về ung thư nếu trong gia đình có người mắc bệnh không?
- Tiền sử gia đình là một yếu tố nguy cơ, nhưng không có nghĩa là bạn chắc chắn sẽ mắc bệnh. Hãy duy trì lối sống lành mạnh và khám sức khỏe định kỳ.
4. Tôi có thể làm gì để giúp đỡ người thân mắc ung thư?
- Hãy thể hiện sự quan tâm, động viên và hỗ trợ họ về mặt tinh thần. Bạn cũng có thể giúp họ tìm kiếm thông tin và các nguồn lực hỗ trợ.
5. Tôi có thể tìm kiếm thông tin về ung thư ở đâu?
- Bạn có thể tìm kiếm thông tin trên các trang web uy tín của các tổ chức y tế, bệnh viện và các hiệp hội phòng chống ung thư.