9 Cách Hạn Chế Nhịp Tim Nhanh Hiệu Quả
Nếu thấy tim của bạn thường xuyên đập nhanh, có thể bạn mắc chứng rối loạn nhịp tim nhanh. Triệu chứng này về lâu dài sẽ gây ra những biến chứng nguy hiểm. Dưới đây là một số cách hạn chế chứng rối loạn nhịp tim.
Nhịp tim nhanh được định nghĩa là tình trạng tim đập nhanh hơn 100 nhịp/phút. Tim đập nhanh không đồng nghĩa với việc bơm máu ra khỏi tim nhiều hơn bình thường, mà nó làm cho cơn co bóp của các buồng tim diễn ra quá ngắn khiến máu bị ứ tại tim, trong khi lượng máu cần đi nuôi cơ thể quá nghèo nàn. Quá trình này diễn ra lâu dài có thể dẫn đến các biến chứng nguy hiểm như huyết khối, đột quỵ, suy tim, thậm chí là ngừng tim.
Người bị mắc chứng rối loạn nhịp tim nhanh này cần phải được điều trị. Song song với việc sử dụng thuốc, bạn có thể áp dụng thêm 9 cách dưới đây giúp hạn chế tim đập nhanh, kiểm soát nhịp tim tốt hơn.
1. Cân bằng điện giải
Tim hoạt động nhờ vào xung điện tim được tạo ra từ sự chênh lệch điện tích của 4 loại ion quan trọng trong tế bào đó chính là K+, Ca2+, Na+, Mg2+. Vì một lý do nào đó, điện tích của các ion này bị thay đổi có thể dẫn đến rối loạn nhịp tim.
Cách tốt nhất để hạn chế nhịp tim nhanh là đảm bảo cho nồng độ các ion này luôn cân bằng và ổn định. Nhiều nghiên cứu gần đây cho thấy, các hoạt chất sinh học tự nhiên có mặt trong một số thảo dược truyền thống như Khổ Sâm có khả năng điều hòa nồng độ của các ion điện giải tại màng tế bào cơ tim, nhờ đó giúp ổn định điện thế trong tim, làm giảm đáng kể tần suất và mức độ của các cơn rối loạn. Thảo dược này được đánh giá là một liệu pháp tự nhiên an toàn và hiệu quả cho chứng rối loạn nhịp tim nhanh, giúp ổn định nhịp tim và ngăn ngừa các biến chứng nguy hiểm.
Bên cạnh đó, một chế độ ăn uống khoa học cung cấp các chất điện giải thiết yếu cho cơ thể cũng đóng vai trò quan trọng giúp duy trì nhịp tim ổn định. Một số gợi ý về các loại thực phẩm giàu ion mà bạn nên biết:
– Đối với Kali: Các loại trái cây như táo, chuối, cam hay sữa, bánh mì…
– Đối với Canxi: Quả hạnh nhân, bột yến mạch hoặc bổ sung từ sữa, đậu hũ…
– Đối với Natri: Natri có nhiều trong các loại thịt, sản phẩm tử sữa hoặc các loại bánh mì…
– Đối với Magie: Nguồn magie dồi dào nhất là từ các loại hạt hoặc ngũ cốc…
2. Chế độ ăn uống hợp lý
Chế độ ăn uống cân bằng không những giúp ổn định nhịp tim nhanh mà còn giúp cơ thể phòng ngừa được rất nhiều bệnh tật khác. Ngoài những loại thực phẩm bạn nên bổ sung như ở trên, chúng ta cũng cần biết tránh những thức ăn không có lợi cho sức khỏe như rượu, bia, thuốc lá, nước uống có ga, đồ uống caffeine…
3. Uống đủ nước
Nước chính là dung môi cho các chất hoạt động, không đủ nước rất có thể sẽ dẫn đến tình trạng đánh trống ngực nhẹ do mất cân bằng điện giải. Bổ sung đủ nước mỗi ngày giúp bạn duy trì được nhịp đập trái tim ổn định. Ngoài phần nước cơ thể hấp thu từ thức ăn, mỗi ngày bạn nên uống từ 1,5 – 2 lít, tương đương 5 – 7 ly nước.
4. Sử dụng thuốc đầy đủ
Bạn bắt buộc phải sử dụng thuốc do bác sỹ kê đơn nếu là nhịp tim nhanh bệnh lý để làm giảm triệu chứng, làm chậm sự tiến triển của bệnh cũng như phòng tránh các biến chứng như đột quỵ, huyết khối… Một số nhóm thuốc chính thường được các bác sỹ lựa chọn là thuốc chống loạn nhịp (Cordarone), thuốc chẹn kênh calci (Adalat), thuốc chẹn beta giao cảm (Sectral), thuốc chống đông (Aspirin)… Tuy nhiên bạn cũng không nên đặt quá nhiều niềm tin vào thuốc điều trị, do một số trường hợp thuốc có thể gây tác dụng phụ làm tình trạng rối loạn nhịp tim nghiêm trọng hơn.
5. Nghiệm pháp Valsalva
Đây là kỹ thuật tây y thường dùng trong các trường hợp chẩn đoán hay điều trị rối loạn nhịp tim. Bác sĩ sẽ yêu cầu bạn ngậm miệng, bịt mũi, bịt tai, hít vào sâu rồi ép hơi thở ra thật mạnh (nhưng không cho ra hơi). Nghiệm pháp này ban đầu có thể làm tim đập nhanh nhưng sau đó nhịp tim sẽ được giảm xuống từ từ. Để an toàn, bạn nên tiến hành dưới sự giám sát của bác sĩ chuyên khoa và không áp dụng với những người có nguy cơ nhồi máu cơ tim.
6. Ho mạnh
Ho là phản ứng tự nhiên của cơ thể, nhằm tạo áp lực đẩy vật lạ ra ngoài qua đường hô hấp. Ngoài ra, ho có thể giúp nhịp tim nhanh trở lại bình thường. Đó là trong trường hợp tim đập nhanh do hồi hộp, một cơn ho mạnh sẽ tạo áp lực lên lồng ngực làm bạn dễ chịu hơn.
7. Rửa mặt bằng nước lạnh
Tát nước lạnh lên mặt làm giãn mạch máu và gián tiếp giúp máu lưu thông tốt hơn, góp phần ổn định nhịp tim nhanh. Hành động tát nước lạnh vào mặt được xem là việc gây sốc thần kinh bằng cơ học, giúp hoạt động của não bộ trở lại tỉnh táo, bình thường hơn.
8. Thư giãn
Khi rối loạn nhịp tim nhanh trở thành bệnh lý thì hiện tượng trống ngực có thể xảy ra bất kỳ lúc nào, kể cả khi đang ngủ, làm người bệnh có xu hướng giật mình và hồi hộp nhiều hơn. Do vậy, tốt nhất bạn nên ngồi thư giãn, tập hít thở thường xuyên, như vậy có thể giảm được phần nhiều triệu chứng hồi hộp của tim đập nhanh.
9. Tập thể dục đều đặn
Nhiều quan niệm cho rằng khi tim đập nhanh là đang làm việc quá sức vì vậy không nên tập thể dục vận động khiến tim làm việc mệt hơn. Quan niệm này hoàn toàn sai lệch, vì tim cũng tương tự cơ bắp, tập thể dục đều đặn thường xuyên sẽ giúp cho tim khỏe mạnh. Đây được xem là giải pháp hàng đầu để phòng ngừa không chỉ bệnh tim mạch mà còn giúp tăng cường sức khỏe và phòng chống các bệnh cơ hội khác.
Đôi khi tim đập nhanh lại chỉ là hiện tượng hết sức bình thường và xảy ra ở người không hề có bệnh lý gì về tim. Chỉ cần vận dụng tốt một vài cách trên để ổn định nhịp tim, bạn sẽ giảm được lo lắng căng thẳng và cải được hiện tượng đánh trống ngực gây khó chịu.
Theo nguồn: http://www.mdjunction.com