Bật mí 9+ lợi ích của âm nhạc trong cuộc sống hàng ngày
Trong cuộc sống hiện đại, luôn chứa đựng những căng thẳng và áp lực, việc tìm kiếm cho bản thân một nguồn năng lượng tích cực là điều vô cùng cần thiết. Và có thể nói, âm nhạc chính là sự lựa chọn tuyệt vời giúp nâng tầm cuộc sống của bạn. Hãy cùng tìm hiểu chi tiết tầm quan trọng của việc nghe nhạc qua bài viết sau.
Âm nhạc là gì?
Âm nhạc là một hình thức nghệ thuật được diễn tả bằng âm thanh nhằm khơi gợi những cung bậc cảm xúc phong phú trong tâm hồn con người. Để tạo nên một bản nhạc hoàn chỉnh phải dựa và rất nhiều yếu tố, tiêu biểu phải kể đến như:
- Giai điệu: Là linh hồn của âm nhạc, được tạo nên bởi sự sắp xếp các nốt nhạc theo cao độ tạo nên cảm giác vui tươi hay buồn bã khi nghe.
- Âm sắc: Là đặc điểm của âm thanh hay giọng hát, phản ánh bởi các yếu tố như cường độ, tần số, và hình dạng sóng âm.
- Nhịp điệu: Là sự xen kẽ của các sự kiện âm thanh có thời lượng khác nhau, tạo nên một chuỗi cảm giác nhanh chậm, mạnh nhẹ khác nhau.
- Lời ca: là những lời bài hát được dùng trong nhiều dòng nhạc, để truyền tải tinh thần và thông điệp của bài hát.
9+ lợi ích của âm nhạc trong cuộc sống hàng ngày
Những lợi ích tuyệt vời mà âm nhạc mang lại có thể kể đến như:
Tăng cường chất lượng giấc ngủ
Mất ngủ là vấn đề phổ biến gây ảnh hưởng đến sức khỏe và tinh thần của nhiều người. Nghe nhạc được xem là một phương pháp hữu hiệu giúp bạn dễ dàng hơn trong việc đi vào giấc ngủ. Để biến âm nhạc thành “thần dược” cho giấc ngủ ngon của bạn, hãy ghi nhớ những điều sau:
- Điều chỉnh âm lượng phù hợp: Nên điều chỉnh âm lượng nhạc ở mức vừa phải, tránh mở quá to gây ảnh hưởng đến giấc ngủ của bản thân hoặc người xung quanh. Mức âm lượng lý tưởng thường dao động từ 60 đến 70 dB.
- Chọn loại nhạc phù hợp: Chọn nhạc nhẹ nhàng, êm dịu như âm thanh tự nhiên của tiếng sóng biển, tiếng mưa rơi, tiếng chim hót. Tránh những bài hát có lời, nhịp điệu nhanh vì sẽ làm bạn dễ bị phân tâm.
- Hẹn giờ cho thời gian nghe nhạc: Nên nghe nhạc trong khoảng 30 phút trước khi ngủ nếu nghe nhạc quá lâu có thể khiến bạn khó ngủ hơn.
- Xây dựng môi trường ngủ phù hợp: Hãy đảm bảo phòng ngủ tối, yên tĩnh, thoáng mát và nhiệt độ phù hợp để có một giấc ngủ sâu và chất lượng.
Âm nhạc giúp tinh thần thư giãn và cải thiện chất lượng giấc ngủ
Âm nhạc mang lại niềm vui
Nghiên cứu của Valorie Salimpoor, nhà thần kinh học tại Đại học McGill (Mỹ), đã sử dụng kỹ thuật chụp PET để theo dõi hoạt động não bộ khi người tham gia nghe nhạc.
Kết quả cho thấy, khi nghe nhạc yêu thích, lượng dopamine – một chất dẫn truyền thần kinh trong việc điều chỉnh cảm xúc được giải phóng và tăng lên đáng kể. Có nghĩa là khi bạn nghe nhạc, não bộ sẽ được kích thích và tạo nên cảm giác vui vẻ, phấn chấn.
Âm nhạc giúp bạn giải phóng năng lượng tích cực và kích thích sự phấn chấn
Nghe nhạc có tác dụng giảm đau
Các nhà khoa học cho rằng âm nhạc có khả năng làm dịu cơn đau nhờ kích thích cơ thể sản sinh opioid, đây được xem là “thuốc giảm đau tự nhiên”. Ngoài ra, âm nhạc có thể kích thích sản sinh endorphin, loại hormone giúp tạo cảm giác dễ chịu, từ đó làm giảm cảm giác đau.
Lợi ích của âm nhạc đối với việc kiểm soát cơn thèm ăn
Theo một nghiên cứu khoa học tại Mỹ, khi con người thưởng thức âm nhạc du dương trong không gian ánh sáng nhẹ, họ sẽ tiêu thụ ít calo hơn và tập trung vào bữa ăn hơn. Mặc dù âm nhạc không thể thay thế hoàn toàn các phương pháp điều trị chuyên sâu, nhưng nó có thể được sử dụng như một công cụ hỗ trợ hiệu quả trong quá trình giảm cân.
Âm nhạc có tác dụng giảm stress
Việc nghe nhạc yêu thích có thể làm giảm mức độ cortisol, hormone căng thẳng trong cơ thể, từ đó giúp bạn cảm thấy thư thái hơn. Khi tập trung vào âm nhạc, bạn sẽ tạm quên đi những lo lắng, muộn phiền và tập trung vào hiện tại.
Nghe nhạc nhẹ nhàng có tác dụng làm dịu tinh thần và giảm căng thẳng hiệu quả
Lợi ích nghe nhạc giúp tăng khả năng tập trung
Nhạc có tần số 40Hz thuộc vào dải sóng gamma (30-100Hz), được cho là có khả năng kích thích hoạt động não bộ, giúp tăng cường khả năng tư duy và tập trung. Nghe nhạc ở tần số này có thể cải thiện hiệu suất học tập và làm việc.
Âm nhạc giúp cải thiện ngôn ngữ
Nghe nhạc có lời và hát theo có thể giúp người nghe cải thiện kỹ năng ngôn ngữ bằng cách mô phỏng và học theo các từ ngữ, câu trả lời và phát âm. Vì vậy, những bản nhạc nước ngoài thú vị không chỉ làm thư thái tinh thần mà còn góp phần kích thích phần não giúp cải thiện trí nhớ.
Nghe nhạc thường xuyên giúp cải thiện trí nhớ và mở rộng vốn từ
Nghe nhạc giúp ngăn ngừa bệnh trầm cảm
Trầm cảm là một vấn đề phổ biến, nó biểu hiện qua sự thay đổi tâm trạng, mất hứng thú và niềm vui trong các hoạt động hàng ngày. Đây là một vấn đề ảnh hưởng đến hơn 300 triệu người trên toàn thế giới và là một trong những nguyên nhân hàng đầu dẫn đến tự tử vào năm 2020.
Âm nhạc có tác động đến trạng thái cảm xúc của người bệnh bằng cách kích thích hoạt động của dopamine, điều hòa hoạt động của tuyến yên và kích thích hệ thần kinh trung ương.
Âm nhạc giúp cải thiện trí nhớ
Âm nhạc có thể giúp tạo ra môi trường thuận lợi để tập trung vào công việc và nhiệm vụ, từ đó cải thiện khả năng xử lý thông tin và nâng cao hiệu suất làm việc. Nghe nhạc cũng có thể kích thích não bộ và tăng cường mối liên kết giữa các khu vực não liên quan đến trí nhớ, giúp cải thiện khả năng ghi nhớ và tái hiện thông tin.
Một số tác hại nếu nghe nhạc không đúng cách
Âm nhạc là món quà tuyệt vời mà cuộc sống ban tặng cho con người. Tuy nhiên, bên cạnh những lợi ích tuyệt vời, âm nhạc cũng tiềm ẩn những nguy cơ nếu không được sử dụng đúng cách.
Giảm thính lực:
- Nghe nhạc với âm lượng lớn trong thời gian dài là nguyên nhân hàng đầu dẫn đến suy giảm thính lực. Âm thanh quá lớn có thể dẫn đến mất thính lực vĩnh viễn.
- Việc sử dụng tai nghe không đúng cách, chẳng hạn như sử dụng tai nghe có độ ồn cao hoặc đeo tai nghe quá lâu cũng có thể gây hại cho thính lực.
Mất tập trung:
- Nghe nhạc khi học tập, làm việc hoặc cần tập trung cao độ có thể khiến bạn sao lãng, giảm hiệu quả công việc và học tập.
- Nhạc có lời với giai điệu sôi động càng dễ gây mất tập trung hơn so với nhạc không lời.
Gây rối loạn giấc ngủ:
- Nghe nhạc trước khi ngủ với âm lượng lớn hoặc nhạc có tiết tấu nhanh có thể khiến bạn khó ngủ, ngủ không sâu giấc, dẫn đến tình trạng mệt mỏi, thiếu tỉnh táo vào ngày hôm sau.
- Một số loại nhạc có thể kích thích não bộ, khiến bạn lo lắng hoặc bồn chồn, ảnh hưởng đến chất lượng giấc ngủ.
Ảnh hưởng tâm lý:
- Nghe nhạc buồn liên tục có thể khiến bạn cảm thấy buồn bã, chán nản, thậm chí dẫn đến trầm cảm.
- Một số loại nhạc có thể kích thích cảm xúc tiêu cực như tức giận, cáu kỉnh.
Việc lạm dụng âm nhạc có thể gây các tác dụng ngược đối với sức khỏe
Nghe nhạc như thế nào là hiệu quả?
Để có thể nghe nhạc một cách hiệu quả thì đây là một số lời khuyên để bạn có thể ứng dụng âm nhạc vào đời sống hàng ngày của mình:
- Hạn chế nghe nhạc với âm lượng lớn, mức âm lượng an toàn cho tai là dưới 85 dB.
- Lựa chọn loại nhạc phù hợp với tâm trạng và mục đích sử dụng.
- Kết hợp nghe nhạc với các hoạt động thư giãn khác như tập thể dục, đọc sách để tăng cường sức khỏe tinh thần.
- Chú ý quan sát cơ thể và điều chỉnh cách sử dụng âm nhạc phù hợp.
- Sử dụng tai nghe chất lượng để cảm nhận được hết giai điệu của âm thanh.
- Chọn một khoảng thời gian trong ngày để nghe nhạc như sau khi làm việc để thư giãn hoặc vào buổi sáng để bắt đầu ngày mới một cách tích cực.
Âm nhạc không chỉ là một phương tiện giải trí mà còn là một công cụ hữu ích để cải thiện sức khỏe của con người. Bằng các tận dụng hiệu quả của việc nghe nhạc, có thể tạo ra một môi trường sống tích cực và thúc đẩy sự phát triển toàn diện của bản thân.
Nguồn tham khảo: Tổng hợp
Xin lưu ý: Thông tin trong bài viết chỉ mang tính chất tham khảo. Độc giả vui lòng liên hệ với Bác sĩ, Dược sĩ hoặc chuyên viên y tế để được tư vấn cụ thể và chính xác nhất.