Acid Folic: Bí mật đằng sau lợi ích không ngờ cho sức khỏe
Acid Folic hay vitamin B9, là một nguồn dinh dưỡng thiết yếu đóng vai trò không thể thiếu trong việc duy trì sức khỏe tổng thể và phát triển khỏe mạnh của thai nhi. Từ việc hỗ trợ sản xuất DNA đến ngăn chặn các dị tật bẩm sinh, lợi ích của Acid folic vượt xa sự mong đợi. Tuy nhiên, nhiều người vẫn chưa tận dụng hết được những ưu điểm này do thiếu hiểu biết. Bài viết này sẽ giúp bạn khám phá cách bổ sung Acid folic một cách hiệu quả, mở ra cánh cửa mới cho sức khỏe và sự phát triển.
Acid folic là gì?
- Acid folic là vitamin B9, có tên là Folacin, Folat (dạng anion), là các dạng hòa tan trong nước của vitamin B9, cần thiết cho dinh dưỡng hằng ngày của cơ thể người để thực hiện các quá trình hình thành của tế bào máu.
- Nhu cầu về Acid Folic tăng cao ở phụ nữ mang thai và trẻ sơ sinh. Chất này có mặt trong nhiều loại thức ăn và thuốc uống bổ trợ.
Vai trò của Acid folic trong sự hình thành tế bào máu
Vai trò của Acid folic
- Vai trò chung của Acid folic trong cơ thể chính là sản xuất và duy trì những tế bào mới. Chất này cần thiết trong việc nhân đôi ADN và giúp tránh đột biến ADN vốn là một yếu tố gây ung thư.
- Acid folic được dùng như thuốc chữa trị chứng thiếu hụt acid folic và một vài bệnh thiếu máu gây ra bởi thiếu hụt acid folic.
- Bên cạnh đó, chúng còn được sử dụng kèm theo các loại thuốc khác giúp chữa trị bệnh thiếu máu ác tính. Thế nhưng thuốc không có khả năng chữa trị chứng thiếu hụt vitamin B12 và ngăn ngừa chứng tổn thương ở tủy sống.
- Giảm khả năng mắc bệnh ung thư: Acid folic có khả năng làm suy giảm tỷ lệ mắc bệnh ung thư, chẳng hạn như ung thư vú. Một vài người dùng acid folic để phòng ngừa ung thư ruột kết hay ung thư cổ tử cung. Ngoài ra, chúng còn giúp ngăn chặn bệnh tim, chứng đột quỵ, giảm lượng hóa chất trong máu.
- Ngăn ngừa một số bệnh lý: Vitamin B9 được sử dụng cho bệnh nhân mất trí nhớ, mất trí, suy giảm khả năng nghe, làm chậm quá trình lão hóa, loãng xương, trầm cảm, đau thần kinh,…
Đối với phụ nữ có thai
- Phòng tránh dị tật bẩm sinh: Trong giai đoạn mang thai, não và tủy sống của thai nhi bắt đầu hình thành trong tử cung nên rất cần bổ sung lượng vitamin B9 vào những giai đoạn quan trọng. Việc này sẽ giúp cho bé phát triển bình thường và mạnh khỏe, phòng ngừa những dị tật bẩm sinh xảy ra ở não và tủy sống.
- Phòng ngừa bệnh thiếu máu: Vitamin B9 có vai trò vô cùng quan trọng hỗ trợ cho quá trình cung cấp những tế bào máu cho cơ thể, chúng giúp sản xuất tế bào mới gồm có hồng cầu nên cần bổ sung đủ lượng vitamin B9 cho bà bầu và thai nhi để ngăn ngừa chứng thiếu máu. Từ đó, hạn chế các trường hợp sảy thai, sanh non, trẻ bị chứng rối loạn tâm thần, suy dinh dưỡng,…
Đối với trẻ sơ sinh
- Khả năng sử dụng ngôn ngữ: Acid folic có vai trò quan trọng trong việc giảm thiểu khả năng phát triển chậm về mặt ngôn ngữ. Một nghiên cứu thực hiện vào năm 2011, so sánh giữa 2 nhóm bà mẹ có và không dùng acid folic cho thấy rằng nhóm người sử dụng vitamin B9 giảm được khả năng sinh con mắc chứng chậm phát triển ngôn ngữ.
- Sức khỏe trẻ em: Acid folic có vai trò ngăn ngừa những dị tật bẩm sinh trong ống thần kinh khu vực quanh hệ thần kinh trung ương bởi những ống này không khép kín và dị tật liên quan đến não, tủy sống. Trường hợp trẻ không có não, hộp sọ sẽ khó kéo dài sự sống hay nứt đốt sống dẫn đến khuyết tật suốt đời.
Dị tật nứt đốt sống
Các đối tượng cần dùng Acid folic
Hầu hết mọi người đều cần bổ sung đủ acid folic vì đây là một trong những vitamin thiết yếu cho sự phát triển và duy trì cơ thể khỏe mạnh, trong đó nhóm đối tượng dưới đây cần quan tâm bổ sung acid folic, gồm:
- Trẻ sơ sinh
- Trẻ nhỏ
- Thanh thiếu niên
- Người trưởng thành và người cao tuổi
- Phụ nữ chuẩn bị có thai
- Phụ nữ đang mang thai
- Phụ nữ cho con bú
- Phụ nữ mang thai có tiền sử:
- Người có những lần mang thai trước, em bé bị dị tật ống thần kinh
- Người thừa cân, béo phì
- Người bị đái tháo đường thai kỳ
- Người có bệnh hồng cầu hình lưỡi liềm
- Người có bệnh gan
- Người có thói quen uống rượu bia hằng ngày
- Người đang sử dụng thuốc điều trị bệnh động kinh, đái tháo đường tuýp 2, bệnh lupus, bệnh vảy nến, viêm khớp dạng thấp, hen suyễn hoặc bệnh viêm ruột.
Bổ sung Acid folic cho mẹ bầu qua đâu?
- Thực phẩm giàu acid folic gồm:
- Rau có lá màu xanh đậm: bó xôi, lơ xanh, cải xanh, diếp cá,…
- Các loại trái cây: cam, bưởi, quýt, bơ, dưa gang, chuối chín…. Ngoài chứa acid folic, các loại trái này còn chưa nhiều vitamin C giúp tăng sức đề kháng
- Các loại đậu: đậu nành, đậu xanh, đậu hà lan
- Các loại ngũ cốc, bánh mì, bánh quy
- Acid folic có ở trong gan động vật: bò, heo, lòng đỏ trứng gà
- Có thể sử dụng các chế phẩm viên uống có chứa acid folic như thuốc bổ dành cho phụ nữ đang mang thai giúp mẹ bầu bổ sung đúng hàm lượng acid folic cần dùng mà không sợ bị thiếu hụt.
Nguồn thực vật | Hàm lượng folate (μg / 100g) | Nguồn động vật | Hàm lượng folate (μg / 100g) |
Lạc (đậu phộng) | 246 | Gan gà | 576 |
Hạt hướng dương | 238 | Phô mai | 20-60 |
Đậu lăng | 181 | Trứng gà | 44 |
Đậu gà | 172 | Cá hồi | 35 |
Măng tây | 149 | Thịt gà | 12 |
Rau chân vịt | 146 | Thịt bò | 12 |
Rau xà lách | 136 | Thịt lợn | 8 |
Đậu nành | 111 | Sữa chua | 8-11 |
Súp lơ | 108 | Sữa | 5 |
Hạt óc chó | 98 | Bơ | 3 |
Bơ lạc | 92 | ||
Hạt phỉ | 88 | ||
Quả bơ | 81 | ||
Củ cải đường | 80 | ||
Cải xoăn | 65 | ||
Bánh mì | 65 | ||
Cải bắp | 46 | ||
Ớt chuông đỏ | 46 | ||
Đậu phụ | 44 | ||
Khoai tây | 28 |
Hàm lượng Acid folic trong một số loại thực phẩm
Tác dụng phụ của Acid folic
Tuy acid folic đóng vai trò quan trọng, nhưng nếu sử dụng quá nhiều sẽ ảnh hưởng xấu đến sức khỏe:
- Buồn nôn, nôn hoặc tiêu chảy
- Chán ăn, ăn không ngon miệng
- Phù các bộ phận cơ thể như mặt, môi, lưỡi…
- Tức ngực
- Đau bụng
- Đau họng
- Phát ban ở da, bong tróc da, sưng đỏ, phồng rộp…
- Hay khó chịu, cáu gắt.
- Che giấu thiếu hụt vitamin B12:
- Vitamin B12 tạo các tế bào hồng cầu, giữ cho tim, não và hệ thần kinh hoạt động tối ưu.
- Nếu dùng quá liều acid folic sẽ gây ra tình trạng che giấu thiếu hụt vitamin B12, làm tăng nguy cơ tổn thương não và hệ thần kinh.
- Đẩy nhanh sự suy giảm tinh thần liên quan đến tuổi tác:
- Nếu dùng quá liều acid folic có thể làm tăng tốc độ suy giảm tinh thần do tuổi tác, nhất là những người có mức vitamin B12 thấp.
- Một nghiên cứu khác cho thấy rằng những người có lượng folate cao và vitamin B12 thấp có thể bị mất chức năng não cao hơn 3,5 lần so với những người có các chỉ số máu bình thường.
- Làm chậm sự phát triển trí não ở trẻ: Nếu bổ sung quá nhiều acid folic khi đang mang thai có thể làm tăng tình trạng kháng insulin và làm chậm sự phát triển trí não ở trẻ em.
- Làm tăng khả năng tái phát ung thư:
- Nếu bổ sung đủ mức acid folic có thể bảo vệ các tế bào khỏi bị ung thư.
- Nhưng nếu dùng acid folic quá liều thì các tế bào ung thư sẽ phát triển và tái phát dường như gấp đôi. Đặc biệt có thể gây bất lợi cho những người có tiền sử ung thư.
- Đối với mẹ bầu nếu thiếu hụt acid folic:
- Tăng nguy cơ sảy thai
- Suy dinh dưỡng bào thai
- Sinh non
- Gặp chứng rối loạn tâm thần sau sinh.
- Trẻ sơ sinh cũng tăng các dị tật bẩm sinh như nứt đốt sống, vô sọ, tim mạch, sứt môi hoặc hở hàm ếch.
Những điều cần lưu ý khi sử dụng acid folic
- Uống sau ăn 30 phút hoặc 1 tiếng.
- Không uống thuốc cùng với rượu, trà hoặc cà phê vì có thể làm giảm khả năng hấp thụ của thuốc.
- Có thể uống cùng với vitamin C hoặc nước cam, chanh để hấp thụ acid folic, sắt và các vi chất tốt nhất.
- Không nên uống acid folic và sắt vào buổi tối vì có thể gây khó ngủ.
- Acid folic dễ gây táo bón, nên ăn nhiều thực phẩm giàu chất xơ (rau củ, trái cây) và uống nhiều nước để phòng ngừa táo bón.
Những thắc mắc khi sử dụng acid folic
- Acid folic có phải là sắt không?
- Acid folic không phải là sắt, mà là một hợp chất hòa tan của vitamin B9.
- Acid folic cần thiết ở hầu hết mọi người, nhất là phụ nữ chuẩn bị mang thai và đang trong thai kỳ. Bổ sung đủ liều lượng acid folic giúp duy trì và phát triển các cơ quan quan trọng của thai nhi, đặc biệt là hệ thần kinh, não bộ và tủy sống.
- Ai không nên uống acid folic?
- Người có tiền sử dị ứng với acid folic.
- Người bị thiếu máu chưa rõ chẩn đoán.
- Người bệnh chạy thận nhân tạo hoặc bệnh nhiễm trùng.
- Người thường xuyên uống rượu bia.
- Người bệnh đặt stent mạch vành.
- Người bệnh ung thư (trừ trường hợp kèm theo thiếu acid folic).
Những đối tượng này nên hỏi ý kiến bác sĩ trước khi sử dụng
- Uống acid folic trước hay sau khi ăn?
- Thời điểm uống viên bổ sung acid folic thích hợp nhất là khoảng cách nghỉ giữa hai bữa ăn, sau bữa ăn khoảng 30 phút – 1 tiếng.
- Hàm lượng acid folic cho bà bầu 3 tháng đầu là bao nhiêu?
Hàm lượng acid folic cho bà bầu 3 tháng đầu là 400 – 800 mcg/ ngày