Phụ nữ nên ăn gì trong ngày đèn đỏ?
Ngày đèn đỏ, hay còn gọi là kỳ kinh nguyệt, là khoảng thời gian mà nhiều phụ nữ gặp phải những triệu chứng không thoải mái như đau bụng, mệt mỏi, và thay đổi tâm trạng. Việc chọn lựa thực phẩm phù hợp có thể giúp giảm bớt các triệu chứng này và cải thiện sức khỏe tổng thể trong kỳ kinh nguyệt.
Thực phẩm nên ăn trong ngày đèn đỏ
Chế độ ăn uống phù hợp là một trong nhiều yếu tố góp phần làm giảm cơn đau bụng khi đến ngày đèn đỏ. Vì vậy, việc lựa chọn những thực phẩm tốt cho phụ nữ cũng là một nhu cầu hết sức quan trọng trong kỳ kinh nguyệt.
Dưới đây là những thực phẩm nên ăn trong kỳ kinh nguyệt:
Trái cây
- Chuối: là loại trái cây rất giàu vitamin B6 và kali có thể ngăn ngừa những cơn co thắt ở tử cung, giữ lại được lượng nước cần thiết cho cơ thể đồng thời hỗ trợ chức năng hoạt động của hệ tiêu hóa.
- Bơ: Omega-3 là một trong những dưỡng chất cần thiết đối với cơ thể của nữ giới trong kỳ kinh kinh nguyệt. Theo đó, quả bơ là nguồn cung cấp axit béo Omega-3, vitamin và chất xơ dồi dào nhằm nâng cao sức khỏe, hạn chế cảm giác đau bụng và mệt mỏi.
- Quả dứa: Chứa thành phần enzyme bromelain giúp kháng viêm, giảm đau bụng kinh, chống lại sự xâm nhập và tấn công của những loại vi khuẩn, nấm men, gây ra các bệnh viêm nhiễm phụ khoa nguy hiểm. Bên cạnh đó, quả dứa còn chứa nhiều khoáng chất magie để hạn chế tối đa tình trạng tụt huyết áp cùng vitamin C nâng cao sức đề kháng
Ngoài ra, có thể bổ sung thêm một số loại trái cây mọng nước và có vị ngọt như dưa hấu, lê, cam, quýt, kiwi,…để hạn chế cảm giác thèm đường và kiểm soát được lường trong máu.
Rau lá xanh
- Các loại rau màu xanh đậm rất giàu chất xơ, sắt, nhiều loại vitamin A, C, E cùng những chất chống oxy hóa. Vì vậy, rau xanh không chỉ giúp giảm đau bụng kinh, đào thải độc tố mà còn có thể phòng ngừa tình trạng thiếu máu do cơ thể đã mất đi một lượng máu nhất định trong ngày đèn đỏ.
- Ví dụ: rau cải, súp lơ xanh, cải xoăn, cải bó xôi, rau bina
Cá
- Là một loại thực phẩm với thành phần vitamin D cùng Omega-3 dồi dào, vừa có tác dụng chống viêm, vừa hạn chế được những cơn đau bụng kinh, chướng hơi và hiện tượng chuột rút hiệu quả.
Thịt gà
- Là thực phẩm giàu hàm lượng protein nên được bổ sung vào thực đơn dinh dưỡng, cung cấp năng lượng cần thiết cho các hoạt động cũng như phòng ngừa triệu chứng mệt mỏi.
- Bên cạnh đó, lượng vitamin B6 của thịt gà sẽ giúp quá trình trao đổi chất trong cơ thể được thúc đẩy diễn ra nhanh chóng hơn, cải thiện chứng đầy hơi và đau bụng.
Trứng
- Trong trứng có chứa nhiều vitamin B6, vitamin D, vitamin E, đặc biệt là rất giàu protein giúp giảm cảm giác đau bụng khi trong kỳ kinh.
Các loại đậu và hạt
- Nhờ hàm lượng magie, axit béo cao có lợi Omega-3 mà các loại hạt sẽ giúp bổ sung dưỡng chất, thúc đẩy quá trình lưu thông máu và trong các loại đậu cũng cung cấp chất xơ để hạn chế rối loạn đường tiêu hóa.
- Ví dụ: hạnh nhân, óc chó, hạt lanh, hạt điều, hạt dẻ, đậu nành, đậu đỏ
Gừng
- Gừng chứa các hợp chất có khả năng giảm viêm, giảm đau và thúc đẩy quá trình lưu thông máu trong cơ thể, giúp giảm các triệu chứng như đau bụng kinh, buồn nôn hay mệt mỏi. Ngoài ra, gừng cũng có thể giúp cải thiện tuần hoàn máu và giảm cảm giác khó chịu trong thời kỳ kinh nguyệt.
- Có thể sử dụng các phương pháp như đắp gừng tươi giã lên vùng bụng dưới, tắm nước ấm pha gừng hoặc uống kết hợp với trà hoặc mật ong để cải thiện sức khỏe.
Sữa chua
- Sữa chua là một nguồn cung cấp canxi và các vi khuẩn probiotics tốt cho hệ tiêu hóa. Trong kỳ kinh nguyệt, sữa chua cũng có thể mang lại một số lợi ích cho phụ nữ
- Sữa chua giàu canxi, giúp bảo vệ sức khỏe xương và răng, đặc biệt quan trọng để phòng ngừa loãng xương sau mãn kinh.
- Các vi khuẩn probiotics trong sữa chua có thể cải thiện hệ tiêu hóa và hấp thụ chất dinh dưỡng tốt hơn.
- Sữa chua có thể giúp giảm đau bụng kinh và các triệu chứng khác như căng thẳng, mệt mỏi.
Nước lọc:
- Nước lọc rất quan trọng cho sức khỏe tổng thể và giúp giảm đau kinh nguyệt. Một nghiên cứu với 140 phụ nữ cho thấy những người uống nhiều nước sẽ ít sử dụng thuốc giảm đau và ít bị chuột rút so với nhóm uống ít nước.
Không nên ăn gì trong ngày đèn đỏ
Bên cạnh những thực phẩm cung cấp dinh dưỡng trong ngày đèn đỏ, phụ nữ còn phải lưu ý tránh xa một số thực phẩm khiến cho cơn đau trở nên dữ dội hơn cũng như gây ra nhiều triệu chứng khó chịu khác, cụ thể:
- Thực phẩm chứa nhiều muối: Khi nạp vào cơ thể lượng muối nhiều quá mức cần thiết sẽ gây tích trữ nước dẫn đến chướng bụng, đầy hơi, gia tăng cảm giác đau tức vùng bụng dưới.
- Rượu bia và chất kích thích: Rượu có thể tác động tiêu cực đến cơ thể, trầm trọng thêm các triệu chứng trong thời kỳ kinh nguyệt. Caffeine có thể giữ nước, đầy hơi và cũng có thể làm trầm trọng thêm chứng đau đầu. Ngoài ra, cũng có thể gây ra các vấn đề về tiêu hóa và có xu hướng bị tiêu chảy.
- Nhóm thực phẩm có tính hàn: Làm cho thân nhiệt giảm, gây lạnh cho khu vực tử cung, cản trở quá trình máu lưu thông khiến cho cơn đau trở nên dữ dội hơn.
- Thức ăn cay nóng, nhiều dầu mỡ: Gây áp lực cho hoạt động của hệ tiêu hóa, dễ bị đau dạ dày, tiêu chảy, buồn nôn, các cơn đau xảy ra với tần suất nhiều hơn. Ngoài ra, có thể gây rối loạn nội tiết tố trong cơ thể.
- Thịt đỏ: Thịt đỏ chứa prostaglandin, khi ăn thịt đỏ trong thời kỳ kinh nguyệt sẽ khiến tử cung co lại và loại bỏ niêm mạc tử cung, dẫn đến hiện tượng máu kinh và mức độ prostaglandin trong cơ thể bạn sẽ tăng lên. Nồng độ prostaglandin trong cơ thể cao dẫn đến chuột rút và đau nhức trong thời kỳ kinh nguyệt.
Lưu ý về chế độ ăn uống trong kỳ kinh nguyệt
Ngoài các thực phẩm cần được bổ sung và hạn chế ở trên, trong những kỳ kinh nguyệt, cần lưu ý một vài điều sau để đảm bảo sức khỏe lành mạnh:
- Vệ sinh thường xuyên: Luôn vệ sinh sạch sẽ vùng kín để có sức khỏe tốt, tránh được các bệnh phụ khoa như: nấm ngứa, viêm nhiễm… Cách khoảng 3-4 giờ, thay băng vệ sinh một lần, để đảm bảo môi trường vùng kín hạn chế thấp nhất sự phát triển của vi khuẩn.
- Uống nhiều nước ấm: Uống nước ấm sẽ giúp ấm cơ thể, tránh gây lạnh bụng và giúp cho lưu lượng kinh nguyệt ra đều hơn. Nên cung cấp đủ nước cho cơ thể bằng cách uống 2,5 lít nước mỗi ngày; có thể tạo thêm hương vị mới cho nước tinh khiết với chanh, cam, bưởi, dưa hấu, dưa leo, bạc hà.
- Tập thói quen ngủ sớm và ngủ đủ giấc: Những thói quen ngủ lành mạnh có ý nghĩa rất quan trọng giúp giảm tình trạng mệt trong người khi đến ngày đèn đỏ. Tập những thói quen đi ngủ đúng giờ để đảm bảo đủ 7–8 tiếng mỗi đêm, không dùng thiết bị điện tử ít nhất 1 giờ trước khi ngủ, tránh ăn tối quá trễ hoặc uống cà phê 4–6 tiếng trước khi ngủ.
- Tập thể dục nhẹ nhàng: Nghiên cứu đã chỉ ra rằng, vận động nhẹ nhàng sẽ giúp bạn có thêm năng lượng và vui vẻ hơn, có thể thử thực hiện những bài tập thể dục nhẹ nhàng để thư giãn cơ thể: yoga, đi bộ nhẹ nhàng, cũng có thể thực hiện các bài tập thở sâu, ngồi thiền hoặc đi spa. Cần kết hợp tập thể dục và thư giãn một cách khoa học để giúp cơ thể tăng cường sức khỏe mà không bị kiệt sức.
Kết luận
Việc chọn lựa thực phẩm phù hợp trong kỳ kinh nguyệt không chỉ giúp giảm bớt các triệu chứng khó chịu mà còn cải thiện sức khỏe tổng thể. Hãy đảm bảo bạn bổ sung đầy đủ dưỡng chất từ các nguồn thực phẩm giàu sắt, chất xơ, và vitamin, đồng thời tránh xa các thực phẩm không tốt như đồ ăn nhanh, thực phẩm nhiều đường và caffeine. Một chế độ ăn uống cân bằng, kết hợp với việc uống đủ nước và chia nhỏ bữa ăn, sẽ giúp bạn vượt qua ngày đèn đỏ một cách dễ dàng và thoải mái hơn.