Ảnh hưởng của bệnh tiểu đường lên chất lượng cuộc sống trẻ em
Tiểu đường vốn là căn bệnh thường gặp ở người lớn tuổi, do lối sống và chế độ ăn uống không khoa học. Tuy nhiên, ngày nay, căn bệnh này đang có xu hướng trẻ hóa đáng báo động, ảnh hưởng đến cả trẻ em. Việc trang bị kiến thức về tiểu đường ở trẻ em là vô cùng quan trọng để bảo vệ sức khỏe cho thế hệ tương lai.
Nguyên nhân trẻ em mắc tiểu đường
Nhìn chung, phần lớn trẻ bị tiểu đường do các nguyên nhân sau:
- Yếu tố di truyền: Có khoảng 10 – 15% trẻ bị đái tháo đường có liên quan đến các yếu tố di truyền. Điều này gây ảnh hưởng đến quá trình tự sản xuất insulin của cơ thể, từ đó, gây mất cân bằng đường huyết, dẫn đến đái tháo đường.
- Mẹ bị đái tháo đường thai kỳ: Trong giai đoạn mang thai, mẹ có nguy cơ bị đái tháo đường cao, khiến trẻ sinh ra cũng có nguy cơ bị đái tháo đường.
- Chế độ ăn uống không lành mạnh: Trẻ thường có sở thích ăn các món ăn vặt, thức ăn nhanh, thực phẩm chế biến sẵn, đồ ăn chiên rán, bánh kẹo, nước uống có gas,… Đây đều là những thực phẩm không đủ chất dinh dưỡng, có thể chứa các chất không tốt cho sức khỏe.
- Chế độ sinh hoạt không khoa học: Trẻ ăn uống, ngủ nghỉ không đúng giờ giấc, lười vận động,… là nguyên nhân khiến trẻ béo phì. Về lâu, tình trạng này có thể hình thành đái tháo đường ở trẻ em.
Những triệu chứng thường gặp
Khi bị tiểu đường, tình trạng thiếu hụt insulin trong máu, glucose tích tụ quá mức dẫn đến tình trạng glucose bị “tràn” vào nước tiểu khiến cơ thể sản xuất nước tiểu quá mức. Mặt khác, các tế bào của cơ thể không có đủ năng lượng do glucose không được chuyển hóa khiến các chất béo dự trữ trong cơ thể bắt đầu bị phá vỡ, sản xuất ceton (một loại axit) để thay thế, từ đó máu có tính axit. Chính vì vậy, khi trẻ bị tiểu đường sẽ có một số dấu hiệu sau đây:
- Khát nước, khát tột độ: Trẻ bị tiểu đường sẽ đi tiểu thường xuyên dẫn đến mất nước. Khi đó trẻ sẽ uống rất nhiều nước để bù vào lượng nước bị mất đi.
- Cảm thấy đói bụng liên tục: Nguyên nhân là do sự thiếu hụt insulin khiến lượng đường trong các mô giảm mạnh và cạn kiệt năng lượng.
- Sụt cân đột ngột: Trẻ bị tiểu đường sẽ ăn nhiều hơn bình thường để giảm cơn đói nhưng các mô không được nhận năng lượng từ đường có trong thức ăn. Khi đó, các mô bắt buộc phải lấy năng lượng từ những mô mỡ đã được tích lũy trước đó, dẫn đến việc trẻ bị sụt cân bất thường.
- Đi tiểu thường xuyên: Nguyên nhân là do đường bị tích tụ nhiều trong máu khiến thận phải làm việc liên tục ở cường độ cao để có thể lọc và hấp thụ hết lượng đường bị dư thừa.
- Mắt mờ: Lượng đường trong máu tăng cao sẽ rút dịch từ các mô trong đó có mô thủy tinh thể của mắt. Tình trạng này sẽ ảnh hưởng đến khả năng điều chỉnh tiêu cự của trẻ.
- Buồn nôn, nôn
- Mệt mỏi, thờ ơ: Có rất nhiều nguyên nhân gây ra tình trạng này, trong đó, lý do chủ yếu là việc tiểu tiện liên tục khiến các tế bào bị cạn kiệt năng lượng, giảm khả năng hoạt động của cơ thể.
Các biện pháp cải thiện chất lượng cuộc sống của trẻ em mắc bệnh tiểu đường
Tiểu đường hình thành do lý do ăn uống, sinh hoạt không khoa học, vì vậy để ngăn ngừa, giảm khả năng mắc bệnh hoặc giải pháp giúp mau chóng hồi phục bệnh, bệnh nhân cần lưu ý các biện pháp sau:
Biện pháp ngăn ngừa tiểu đường ở trẻ
- Thời gian ăn uống, ngủ nghỉ hợp lý, điều độ, đúng giờ giấc.
- Vận động, tập thể dục mỗi ngày.
- Hạn chế uống bia rượu, cafein.
- Tránh ăn thức ăn nhanh, chiên rán, không rõ xuất xứ.
Giải pháp giúp mau chóng hồi phục bệnh tiểu đường ở trẻ
- Trong thời gian chữa trị, trẻ nên chỉ uống nước lọc, không uống nước ngọt, nước có đường.
- Các thực phẩm nên ăn bao gồm: rau, các loại thịt, hải sản đã qua chế biến kĩ, trái cây, sữa chua không đường, bơ đậu phộng, bánh mì, gạo, mì ống nguyên cám, chất béo không no (dầu oliu,…).
- Luyện tập vừa sức, thường xuyên kiểm tra, đánh giá các biến chứng có nguy cơ xảy ra.
- Tập thể dục và không căng thẳng, stress.