Ảnh hưởng của hội chứng ruột kích thích tới chất lượng cuộc sống
Bệnh thường gặp
04/06/2024Hội chứng ruột kích thích (Irritable bowel syndrome – IBS) là một trong những bệnh đường ruột phổ biến nhất hiện nay. Ở Việt Nam hiện nay có khoảng 15 – 20% người mắc hội chứng ruột kích thích. Triệu chứng hội chứng ruột kích thích thường gặp là đau vùng bụng quanh hoặc dưới phần rốn, có triệu chứng mắc đi tiêu sau ăn, đi tiêu thường phân không nhiều, phân nát không tạo khối (phân sống). Vậy hội chứng ruột kích thích ăn gì để cải thiện được những tình trạng nêu trên? Hãy cùng chúng tôi tìm hiểu nhé!
Hội chứng ruột kích thích có phổ biến không?
- Hội chứng ruột kích thích là một rối loạn phổ biến ở đường tiêu hóa. Các triệu chứng bao gồm: đau bụng, đầy hơi, trướng bụng, tiêu chảy hoặc táo bón,.. IBS là một tình trạng mãn tính gây tốn kém, ảnh hưởng đến chất lượng cuộc sống người bệnh. IBS có thể ở gặp tất cả các đối tượng, ở bất kỳ độ tuổi nào
- Ở Việt Nam, hội chứng ruột kích thích còn được biết đến với tên gọi viêm đại tràng co thắt, viêm đại tràng chức năng hoặc viêm đại tràng mãn tính. Hiện nay, Việt Nam có từ 15 – 20% người mắc hội chứng ruột kích thích
- Hội chứng ruột kích thích được chẩn đoán phổ biến hơn ở nữ, độ tuổi chẩn đoán thường gặp từ 20 – 50 tuổi.
- Trong nhóm bệnh lý Đại trực tràng và Hậu môn, hội chứng ruột kích thích chiếm tỷ lệ cao nhất lên tới 83% theo thống kê của bệnh viện Bạch Mai năm 2023.
Triệu chứng và tác động của IBS tới chất lượng cuộc sống
- Đặc trưng bởi sự khó chịu hoặc đau bụng tái phát với ít nhất hai đặc điểm sau: liên quan đến đại tiện, liên quan đến số lần đại tiện hoặc liên quan đến sự thay đổi độ cứng của phân.
- Hội chứng ruột kích thích được chia thành 4 thể lâm sàng, tùy vào biểu hiện cụ thể của từng người bệnh.
- Hội chứng ruột kích thích thể táo bón
- Hội chứng ruột kích thích thể tiêu chảy
- Hội chứng ruột kích thích thể hỗn hợp (có cả tiêu chảy và táo bón)
- Hội chứng ruột kích thích không xác định
- Triệu chứng cụ thể:
- Đau, cứng bụng
- Táo bón và tiêu chảy
- Trung tiện nhiều lần, cảm giác đi chưa hết phân
- Đầy hơi, cảm giác nặng bụng
- Nhức đầu, mất ngủ, trầm cảm, lo âu
- Hội chứng ruột kích thích ảnh hưởng rất nhiều đến chất lượng cuộc sống người bệnh
- Ảnh hưởng tâm lý: luôn cảm giác bất an, lo lắng khi ăn uống ở nơi công cộng, khi đi du lịch…, lo sợ mắc các bệnh nguy hiểm khác về đường tiêu hóa
- Tăng nguy cơ mắc các bệnh lý đường tiêu hóa khác: viêm đại tràng, viêm ruột, bệnh trĩ, hoặc có thể là ung thư đại trực tràng
- Người bệnh giảm cân đột ngột: gây cảm giác chán ăn, hấp thu kém, tâm lý sợ ăn uống nên dẫn đến thiếu hụt dinh dưỡng.
Đề xuất thực đơn ăn uống và các bài tập thể dục
- Nguyên tắc xây dựng thực đơn cho người mắc hội chứng ruột kích thích
- Lựa chọn thực phẩm sạch, có nguồn gốc xuất xứ rõ ràng, bảo quản và chế biến đúng cách
- Chia thành nhiều bữa nhỏ trong ngày
- Thực phẩm nên sử dụng ít FODMAP (FODMAP là carbohydrate khó tiêu hóa ở ruột) kiêng ăn các loại thực phẩm là carbohydrate chuỗi ngắn gồm lúa mì, lúa mạch đen, hành tây, mật ong, trái cây có hàm lượng fructose cao như táo, lê, dưa hấu, dứa..
- Các loại thực phẩm có hàm lượng FODMAP thấp: Sữa không lactose như sữa hạnh nhân, sữa gạo; trái cây như việt quất, dâu, cam..; thịt ức gà, cánh gà; cà tím, bí xanh, cà chua, cà rốt…
- Sử dụng chất béo không bão hòa: dầu thực vật như dầu lạc, dầu mè, dầu hướng dương; các loại hạt như hạt mè, hạt hướng dương; các loại ngũ cốc, cá hồi, cá trích.
- Thực phẩm giàu chất xơ: Rau rất giàu chất xơ, có thể giúp giảm táo bón bằng cách cải thiện các cơn co thắt cơ trong đường tiêu hóa.
- Tránh chế độ ăn có chứa nhiều gluten như lúa mì, yến mạch, ngũ cốc
Ví dụ một thực đơn/ngày:
- Sáng: Cháo thịt bằm (20g thịt nạc băm, 30g gạo), 100ml sữa hạnh nhân
- Bữa trưa:
- Cơm
- Đậu hũ nhồi thịt sốt cà chua (40g đậu hũ, 20g thịt, 20g cà chua)
- Canh rau cải ngọt 200g.
- Tôm rang thịt (20g tôm, 10g thịt)
- Bữa xế: 200mg cam ngọt
- Bữa tối:
- Cơm
- 60g thịt gà luộc
- 100g cà tím xào
- Canh rau cải ngọt 100g
- Luyện tập thể dục thể thao các bài tập nhẹ nhàng, thường xuyên: Đi bộ, yoga, thiền định, thể dục nhịp điệu tác động thấp, đạp xe nhẹ nhàng, tránh các hoạt động mạnh như chạy marathon, đua xe đạp, bơi lội cường độ cao….
- Đi bộ:
- Ít nhất 30 phút mỗi ngày, giúp giải tỏa tâm trạng căng thẳng
- Chọn địa điểm phù hợp: đi bộ trong công viên, trong phòng tập gym..
- Thời gian: đi bộ vào buổi sáng, buổi chiều hoặc buổi tối tuỳ theo thời gian bạn có trong ngày, sắp xếp công việc hợp lý, từ 45 phút đến 1 tiếng/ngày.
- Trang phục: chọn giày chạy bộ, quần áo vừa vặn, chất liệu đàn hồi, có độ thấm hút mồ hôi cao.
- Kỹ thuật đi bộ đúng: khởi động trước khi đi bộ, đi bộ hướng nhìn thẳng, tay thả lỏng thoải mái, tư thế thẳng, vai thả lỏng, đi bằng cách nhún bàn chân, hít thở đều.
- Một số lưu ý khác: uống đủ nước, có thể dùng các loại nước bù điện giải Na+, K+ để chống mất nước, nghỉ ngơi hợp lý, tùy từng đối tượng mà có chế độ luyện tập khác nhau.
- Đi bộ: