Áp xe vú: Nguy cơ tiềm ẩn cho sức khỏe phụ nữ
Áp xe vú là căn bệnh nhiễm trùng thường gặp ở phụ nữ, nhất là sau khi sinh đẻ và đang cho con bú. Đây là bệnh lý tuyến vú nguy hiểm khi không phát hiện và điều trị kịp thời có thể gây ảnh hưởng xấu đến sức khỏe của cả mẹ và con.
Áp xe vú là gì?
Áp xe là thuật ngữ để chỉ tình trạng viêm sưng và tích tụ mủ ở một vị trí trên cơ thể. Bệnh lý này thường xuất phát do vi khuẩn gây nhiễm trùng với các triệu chứng như sưng nóng đỏ đau. Một trong những loại áp xe gây nhiều phiền toái và đau đớn nhất là áp xe vú.
Áp xe vú có thể xảy ra ở mọi người, trong mọi độ tuổi và không biệt giới tính. Tình trạng này thường xảy ra nhiều nhất là ở mẹ bỉm sữa, đặc biệt trong 6 tháng sau sinh do vú phải hoạt động quá mức hoặc tắc sữa gây viêm. Bệnh cũng có thể xảy ra với dạng áp xe dưới quầng vú ở những phụ nữ béo phì và người có kích thước ngực lớn.
Áp xe vú là căn bệnh nhiễm trùng thường gặp ở phụ nữ
Áp xe vú có nguy hiểm không?
Có thể nói, áp xe vú là một bệnh nguy hiểm. Ở giai đoạn đầu, bệnh có thể khiến cơ thể mệt mỏi, đau nhức lan sang bả vai, cánh tay. Khi đã chuyển sang giai đoạn tạo thành áp xe, toàn thân người bệnh sẽ phải chịu những thương tổn nặng nề như: vùng da trên ổ áp xe nóng, sưng, căng tức, phù tím, cơ thể sốt cao, rét run, môi khô, đau đầu , khát nước, mệt mỏi, gầy yếu nhanh. Núm vú tụt, có biểu hiện viêm hạch bạch huyết, các tĩnh mạch dưới da nổi rõ. Sữa có thể lẫn mủ chảy qua đầu núm vú, sữa có mùi hôi tanh.
Nếu áp xe vú không được phát hiện và điều trị kịp thời, có thể dẫn đến các biến chứng nguy hiểm bao gồm:
- Mất sữa: Trong trường hợp ổ áp xe quá lớn, vơ và gây hoạt tử tuyến vú làm mất khả năng tiết sữa của mẹ.
- Nhiễm trùng lan rộng : Với những phụ nữ có sức đề kháng yếu (đặc biệt trong 3 tháng đầu sau sinh), áp xe vú có thể làm lây lan vùng nhiễm trùng sang các bộ phận lân cận. Một vài trường hợp ghi nhận nhiễm trùng lan đến máu và gây suy thận, viêm cầu thận cấp ảnh hưởng đến tính mạng.
- Hoại tử: Tình trạng này xảy ra do ổ áp xe vỡ, gây hoại tử ngực. Ban đầu mẹ sẽ thấy bầu ngực có màu vàng xanh, sau đó chuyển dần sang màu tím đen và cảm giác đau đớn gia tăng. Viêm tấy tuyến vú là quá trình viêm mủ tuyến vú khi dịch tiết lẫn mủ nằm giữa các lớp da, mô lỏng lẻo dưới da, mô liên kết và mô tuyến vú. Vùng viêm khuếch tán lan rộng và thấm vào các mô. Bệnh nhân có biểu hiện bằng hội chứng nhiễm khuẩn, nhiễm độc nặng, vùng thâm nhiễm không có ranh giới rõ ràng. Biến chứng nặng nhất là hoại thư vú do vi khuẩn có độc tính cao hoặc do trực khuẩn hoại thư gây ra.
- Viêm xơ tuyến vú và dẫn đến ung thư vú trong tương lai: Có thể bị ung thư cả hai vú cùng một lúc, vú to ra rất nhanh nhưng không đau, toàn thân suy sụp nhanh, xét nghiệm tế bằng chọc hút hoặc làm sinh thiết thấy tế bào ung thư.
Áp xe vú có nguy hiểm không?
Các cách điều trị áp xe vú
Để điều trị áp xe vú, bác sĩ sử dụng các phương pháp điều trị khác nhau, chẳng hạn như kháng sinh, biện pháp tự chăm sóc và phẫu thuật dẫn lưu mủ. Cụ thể:
Nội khoa
Bác sĩ có thể sử dụng các thủ thuật xâm lấn tối thiểu để dẫn lưu mủ khỏi ổ áp xe, bao gồm:
- Chọc hút bằng kim dưới hướng dẫn siêu âm: Trong phương pháp này, bác sĩ siêu âm sử dụng thuốc gây tê cục bộ để làm tê vùng da trên áp xe vú. Quét siêu âm được sử dụng để xác định vị trí và độ sâu của áp xe và hướng một cây kim đưa vào khu vực để dẫn lưu hoặc hút mủ.
- Phẫu thuật dẫn lưu: Áp xe lớn và phức tạp có thể phải phẫu thuật rạch để dẫn lưu mủ ra ngoài. Bác sĩ sẽ thực hiện một vết cắt nhỏ để dẫn lưu thoát mủ của khối áp xe và rửa sạch khoang áp xe. Sau khi dẫn lưu vùng bị nhiễm trùng, bác sĩ có thể khâu vết mổ và để một dây gạc nhỏ tại chỗ để cho mủ chảy thêm. Băng ép bên ngoài vết dẫn lưu để hút mủ.
Ngoại khoa
Một số phương pháp điều trị ngoại khoa gồm:
- Thuốc kháng sinh: Một số loại kháng sinh phổ rộng như penicillin, erythromycin và cephalosporin được sử dụng để điều trị nhiễm trùng. Loại vi khuẩn phổ biến nhất gây ra áp xe vú là Staphylococcus Aureus – sống phổ biến trên da.
- Các biện pháp tự chăm sóc: Phương pháp điều trị này bao gồm:
- Nghỉ ngơi đầy đủ.
- Uống nhiều nước để giữ nước cho cơ thể.
- Chườm lạnh để giảm đau và khó chịu.
- Dùng thuốc giảm đau thông thường như acetaminophen hoặc thuốc chống viêm không steroid (NSAID) để giảm đau và hạ sốt.
Nhìn chung, quá trình hồi phục sau áp xe vú có thể mất vài ngày hoặc vài tuần. Điều này phụ thuộc vào mức độ nghiêm trọng của nhiễm trùng ban đầu và liệu áp xe có tái phát hay không.
Hy vọng những chia sẻ trên đây giúp bạn hiểu hơn và bệnh ung thư vú cũng như mức độ nguy hiểm của bệnh. Nếu có bất kỳ dấu hiệu nghi ngờ nào, hãy đến ngay các cơ sở y tế để được khám và điều trị kịp thời.