Chứng không dung nạp đường lactose là gì? Cách điều trị!
Bất dung nạp lactose được hiểu là tình trạng cơ thể không đủ lượng enzyme lactase, khi đó rất dễ gặp các vấn đề như tiêu chảy, bị đầy hơi do sử dụng thực phẩm chứa đường lactose. Vậy, lactose là gì? Các triệu chứng nào phổ biến khi cơ thể không dung nạp đường lactose? Hãy cùng Pharmacity tìm hiểu rõ hơn về tình trạng bệnh thông qua bài viết dưới đây.
Tổng quan về chứng bất dung nạp lactose
Lactose là gì? Đây là một loại đường tự nhiên có trong các sản phẩm được làm từ sữa hoặc sữa động vật. Vai trò của lactose rất quan trọng đối với cơ thể, bởi chúng là nguồn cung cấp chính cho sự hoạt động của não, tạo môi trường cho vi khuẩn có lợi phát triển nhằm giúp hệ miễn dịch và hệ tiêu hóa hoạt động tốt hơn.
Ngược lại, trường hợp không dung nạp đường lactose chính là khi cơ thể không có đủ lactase (loại enzyme có tác dụng hấp thụ đường lactose). Lúc này, việc ăn uống những loại thực phẩm làm từ sữa thì đường lactose sẽ không thể phân hủy và chuyển xuống ruột già. Từ đó, vi khuẩn phân hủy lactose thành chất lỏng và khí khiến bạn bị đầy hơi hoặc tiêu chảy.
Triệu chứng của bệnh bất dung nạp lactose thường gặp
Thông thường, các triệu chứng của bệnh bất dung nạp đường lactose sẽ xảy ra trong khoảng 30 phút – 2 tiếng sau khi cơ thể dùng các thực phẩm làm từ sữa, chi tiết:
- Bị tiêu chảy.
- Cảm giác đau dạ dày.
- Bị chuột rút.
- Buồn nôn.
- Đầy hơi.
Đặc biệt, đối với trẻ nhỏ thì các triệu chứng của bệnh không dung nạp đường lactose có thể kể đến như:
- Chậm phát triển.
- Gặp tình trạng ói mửa.
- Bị viêm da do hăm tã.
- Tiêu chảy có xuất hiện bọt.
Nguyên nhân gây bệnh không dung nạp đường lactose
Lý do chủ yếu khiến người bệnh mắc chứng bất dung nạp lactose là vì cơ thể không sản xuất đủ enzyme lactase, nên không thể phân giải được đường lactose, làm chúng di chuyển thẳng đến đại tràng mà không qua quá trình chuyển hóa và hấp thu. Bên cạnh đó, tình trạng này còn xuất hiện ở trẻ nhỏ bởi ruột non của bé đang bệnh, dẫn đến tổn thương hay gặp bất thường sau ca phẫu thuật và gây giảm sản xuất enzyme lactose.
Một số bệnh như nhiễm trùng đường ruột, bệnh Crohn, bệnh Celiac hay vi khuẩn phát triển bất thường cũng là nguyên nhân gây nên vấn đề trên. Đặc biệt, đối với những bé vừa ra đời mang gen bất thường hay liên quan về gen di truyền từ cha mẹ cũng có thể khiến cơ thể trẻ không dung nạp đường lactose như bình thường.
Nguy cơ mắc chứng bất dung nạp lactose
Hầu hết là ai cũng có nguy cơ mắc phải chứng bất dung nạp lactose, nhưng chủ yếu sẽ là người Mỹ gốc Phi, người châu Á cùng với người Mỹ gốc Mexico. Chi tiết hơn, sau đây là những yếu tố dễ khiến bản thân hoặc con mình gặp phải tình trạng này:
- Tình trạng sinh non: Đối với các bé sinh non thường bị giảm nồng độ lactase do enzyme này đã tăng lên trong bào thai muộn vào thời kỳ tam cá nguyệt thứ 3.
- Vấn đề tuổi tác: Chứng bất dung nạp lactose chủ yếu gặp ở người cao tuổi và ít gặp ở trẻ sơ sinh hay trẻ nhỏ.
- Chủng tộc: Chủ yếu xuất hiện ở những người da đen, người châu Á hoặc Tây Ban Nha và Mỹ Ấn.
- Có bệnh tác động đến ruột non: Bao gồm những bệnh như vi khuẩn phát triển, bệnh Crohn và bệnh Celiac đều có thể dẫn đến cơ thể không dung nạp đường lactose.
- Do các phương pháp chữa ung thư: Như xạ trị vùng bụng hay đã có các biến chứng tiêu hóa do xạ trị đều làm rủi ro mắc bất dung nạp đường lactose cao hơn.
Cách điều trị không dung nạp đường lactose hiệu quả
Đối với trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ mắc chứng bất dung nạp lactose thì cha mẹ nên kiểm soát những thức ăn có chứa đường lactose, không nên cho con uống sữa hay các chế phẩm từ sữa có chứa lượng đường này. Mặt khác, người trưởng thành hay trẻ em đang lớn thì không cần phải tránh xa lactose hoàn toàn nhưng cần biết điều chỉnh chế độ ăn phù hợp khi cơ thể có những triệu chứng của bệnh.
Việc hạn chế tiêu thụ các chế phẩm làm từ sữa chứa đường lactose có tác dụng làm giảm triệu chứng của bệnh hiệu quả. Tuy nhiên, việc ngừng uống sữa khiến cơ thể không bổ sung đủ lượng canxi cần thiết, nên thay vì dùng sữa thì bạn có thể sử dụng viên uống cung cấp canxi hoặc dùng các thực phẩm có chứa canxi như rau cải xanh và tôm.
Chế độ sinh hoạt giúp ngăn sự tiến triển chứng bất dung nạp lactose
Bên cạnh việc hạn chế dùng thực phẩm chứa đường lactose, bạn cũng nên kiểm soát tình trạng bệnh để tránh những ảnh hưởng nguy hiểm. Cụ thể, hãy thay đổi chế độ sinh hoạt bằng việc:
- Thay thế sữa thường bằng sữa làm từ đậu nành cho bé dùng.
- Hạn chế cho con bú khi mẹ bỉm có tiền sử kỵ lactose.
- Tuân thủ những hướng dẫn từ bác sĩ, không tự ý uống thuốc khi chưa có sự đồng ý hoặc tự ý bỏ thuốc theo toa đã kê.
- Cần tái khám đúng hẹn để bác sĩ theo dõi tình trạng sức khỏe một cách dễ dàng.
- Chia sẻ với bác sĩ về những loại thuốc bạn đã hoặc đang dùng vì chúng có thể chứa lactose.
- Khi nhận thấy con không tăng cân hay biếng ăn, hãy chủ động thăm khám để có hướng điều trị đúng đắn.
- Liên hệ với bác sĩ khi chế độ dinh dưỡng không có sữa vẫn chưa cải thiện được tình trạng bệnh.
Nhìn chung, tình trạng bất dung nạp lactose có thể làm ảnh hưởng đến chất lượng cuộc sống của bạn và bé. Vì vậy, khi nhận thấy bản thân hoặc con mình có các dấu hiệu của bệnh, hãy nhanh chóng đến khám tại cơ sở y tế để có được phương pháp điều trị kịp thời.