Bé 6 tháng biết làm gì ? Bật mí khả năng hoạt động và phát triển của bé
Bé 6 tháng biết làm gì? 6 tháng tuổi là giai đoạn phát triển rất nhanh và đáng yêu của bé yêu nhà bạn. Ở độ tuổi này, bé đã có thể làm được rất nhiều điều thú vị. Cùng Pharmacity khám phá xem bé 6 tháng tuổi có thể làm gì nhé!
Các cột mốc phát triển chung của bé 6 tháng tuổi
Bé 6 tháng biết làm gì? Nhìn chung, một số điều bé 6 tháng tuổi có thể làm mà mẹ cần biết bao gồm:
- Mốc phát triển điển hình: Bé có thể dựa vào tay để nâng đỡ cơ thể khi ngồi, bé 6 tháng tuổi sẽ biết bập bẹ, thể hiện cảm xúc cũng như những tò mò về thế giới xung quanh. Trẻ thường có xu hướng lấy mọi thứ cho vào miệng.
- Giấc ngủ bé 6 tháng tuổi: Bé có thể bắt đầu ngủ suốt đêm và ngủ giấc trưa 2-3 lần/ngày.
- Thức ăn và tập ăn dặm cho bé: Ở trong giai đoạn này, bé bắt đầu tập ăn dặm, tuy vậy, nguồn dinh dưỡng chính vẫn đến từ sữa mẹ.
Chiều cao và cân nặng của bé 6 tháng tuổi
Vào 6 tháng tuổi, cân nặng của bé có thể đã tăng gấp đôi so với khi mới sinh. Vào tháng này, trẻ sẽ tiếp tục tăng cân từ 450 – 560 gram.
- Bé gái 6 tháng tuổi có cân nặng trung bình là khoảng 7,3 kg.
- Bé trai 6 tháng tuổi có cân nặng trung bình là khoảng 7,9 kg.
Hơn thế nữa, bé 6 tháng tuổi cũng có thể cao thêm từ 1-2 cm. Tuy nhiên, nếu trẻ phát triển nhiều hoặc ít hơn mức này, cha mẹ đừng quá lo lắng bởi đây là chuyện bình thường.
Khả năng vận động của bé 6 tháng tuổi như thế nào?
Bé 6 tháng biết làm gì? Lúc nằm sấp, bé có thể đưa chân lên cao và lật ở mọi hướng. Đồng thời, bé có thể dùng bàn tay và đầu gối để chống thân mình, đung đưa phía trước hoặc sau. Bé cũng có thể áp bụng xuống mặt sàng, dùng tay và chân để bò về các hướng. Hơn nữa, bé có thể gập người ở tư thế sấp và tạo thành tư thế nửa ngồi.
Khi đỡ tay bé ngồi dậy, bé có thể sẽ giữ thăng bằng bằng hông và lưng thẳng, ngẩng đầu và tự do hoạt động. Khi ngồi trên ghế, bé cũng có thể giữ thăng bằng tốt và cầm đồ chơi. Nếu bị ngã, bé có thể sẽ từ từ tự ngồi dậy, tuy nhiên, thân người vẫn cần gập về phía trước cũng như bé sẽ dùng hai tay chống đỡ thân mình.
Khả năng sử dụng bàn tay tốt
- Những ngón tay của bé đều có thể thực hiện các động tác cầm nắm.
- Khi đặt đồ chơi nhỏ ở cạnh bé, bé có thể vươn một tay đến đồ chơi, cầm gọn đồ chơi trong lòng bàn tay.
- Khi bú, hai tay của bé đã có thể cầm giữ được bình sữa.
- Khi cầm đồ chơi trong tay, bé có thể lắc lư cổ tay để vật thể di động.
- Khi bị quần áo che mặt, bé có thể tự dùng tay gạt quần áo ra.
Khả năng nhận thức của bé 6 tháng tuổi
Sự phát triển về nhận thức của trẻ có liên quan đến sự phát triển trí não tổng thể, bao gồm trí thông minh và khả năng tư duy của trẻ. Trẻ 6 tháng tuổi thường sẽ:
- Tò mò hơn: Bé con của bạn sẽ trở thành một “nhà thám hiểm tí hon”, bé muốn khám phá mọi thứ xung quanh. Bé thường sẽ chạm vào, giữ cũng như cảm nhận những thứ mà bé bị thu hút.
- Bắt chước âm thanh: Thời điểm 6 tháng tuổi, bé sẽ phát triển kỹ năng diễn giải âm thanh tốt hơn, bé sẽ bắt chước những âm thanh mà bé nghe được.
- Đáp lại khi được gọi tên: Bé 6 tháng biết làm gì? Trẻ 6 tháng đã biết nhớ âm thanh tên gọi của mình, biết đáp lại khi nghe ba mẹ hoặc những người thân quen gọi tên.
- Tương tác xã hội: Bé thích cười đùa và giao tiếp với người lớn hoặc những trẻ em khác.
- Quan sát đồ vật: Bé thích quan sát những đồ vật xung quanh và tìm hiểu chúng.
Khả năng ngôn ngữ và giao tiếp của bé 6 tháng tuổi
Bé 6 tháng biết làm gì? Thời điểm này bé đã có thể bắt đầu phát âm những chữ đơn như ô, a, i,… Với nhiều mức độ nhỏ, to và độ cao thấp khác nhau tùy theo mỗi lần trẻ tập nói. Khi nói, bé cũng sẽ hoạt động tay nhiều hơn và cảm thấy phấn khích hơn. Đặc biệt hơn, bé sẽ phản ứng thích thú với giọng nói của mẹ hay những người thân quen và chủ động giao lưu với người khác.
Bé cũng sẽ có những phản phản ứng không thích đối với người lạ. Qua ngữ điệu, người lớn có thể nhận ra cảm xúc của bé như nũng nịu, vui vẻ hay buồn. Khi có người gọi tên của mình, bé sẽ có thể nhận biết và quay người lại. Khi người khác làm những hành động bé không thích, bé sẽ dùng tay đẩy ra cũng như biểu lộ sự khó chịu và không đồng ý.
Chế độ dinh dưỡng cho bé 6 tháng tuổi
Bé 6 tháng biết làm gì sẽ còn tùy thuộc vào sự phát triển của bé, trong đó chế độ ăn uống đóng vai trò hết sức quan trọng.
Mẹ cần lưu ý một số điều như sau:
- Trẻ 6 tháng đã bắt đầu tập ăn dặm: Tuy nhiên, bé vẫn sẽ cần bú sữa mẹ hoặc sữa công thức bởi đây chính là nguồn dinh dưỡng chính của con. Trong khoảng thời gian từ 4-6 tháng tuổi, trẻ thường uống khoảng 120ml – 200ml sữa trong mỗi lần bú và sẽ bú từ 3-5 giờ một lần.
- Không cần cho bé uống nước vội: Sữa mẹ hoặc sữa công thức vẫn sẽ cung cấp đủ lượng nước cần thiết cho trẻ, do đó mẹ chưa cần cho trẻ uống nước.
- Không cho bé uống nước ép trái cây: trẻ 6 tháng tuổi ăn được những gì? Các chuyên gia khuyến cáo, trẻ trong năm đầu tiên chỉ nên bú sữa mẹ hoặc sữa công thức.
Nguyên tắc chung khi xây dựng thực đơn ăn dặm cho trẻ 6 tháng tuổi
Việc bắt đầu ăn dặm cho bé 6 tháng tuổi là một cột mốc hết sức quan trọng. Để giúp bé làm quen với thức ăn mới một cách dễ dàng cũng như hấp thu đầy đủ dinh dưỡng, mẹ hãy tham khảo những nguyên tắc chung khi xây dựng thực đơn sau đây:
- Đa dạng: Thay đổi thực đơn thường xuyên để bé không bị ngán đồng thời cung cấp đầy đủ các dưỡng chất.
- Cân đối: Kết hợp các nhóm thực phẩm như tinh bột, chất béo, protein, vitamin và khoáng chất.
- Nấu chín kỹ: Đảm bảo an toàn vệ sinh thực phẩm.
- Băm nhỏ hoặc xay nhuyễn: Tùy theo khả năng nhai nuốt của trẻ mà xay hoặc băm nhỏ thức ăn.
- Ít gia vị: Hạn chế muối, đường, bột ngọt.
Một số dấu hiệu chậm phát triển ở trẻ 6 tháng tuổi
Ngoài biết bé 6 tháng tuổi có thể làm gì, các dấu hiệu chậm phát triển của trẻ cũng được nhiều phụ huynh quan tâm.
Một số dấu hiệu của sự chậm phát triển khả năng vận động, thể chất bao gồm:
- Bé có vẻ mệt rất nhanh.
- Bé bị cứng hoặc căng cơ.
- Chuyển động khập khiễng.
- Không có khả năng kiểm soát đầu.
- Không với theo hoặc đưa đồ vật lên miệng.
- Bé không theo kịp những đứa trẻ cùng tuổi khi chơi cùng với nhau.
Nếu mẹ thấy những biểu hiện trên, hãy đưa trẻ đi thăm khám bác sĩ để có những phương pháp can thiệp kịp thời.
Mỗi bé sẽ có những tốc độ phát triển khác nhau, do đó không cần quá lo lắng nếu bé của bạn chưa làm được tất cả những điều trên. Quan trọng là bạn luôn tạo điều kiện tốt nhất để bé được khám phá và học hỏi. Nếu bạn có bất kỳ thắc mắc nào về sự phát triển của bé, hãy tham khảo ý kiến của bác sĩ nhi khoa.