Bé 8 tháng ăn được gì? Gợi ý 5 món cháo ăn dặm cho trẻ
Trong quá trình phát triển, nhu cầu dinh dưỡng của trẻ thay đổi theo từng giai đoạn. Đến khi 8 tháng tuổi, hệ tiêu hóa đã hoàn thiện và bé đã quen với việc ăn dặm. Vậy bé 8 tháng ăn được gì? Hãy cùng Pharmacity khám phá các loại thực phẩm phù hợp nhé!
Bé 8 tháng ăn được gì?
Khoa học đã chứng minh rằng sữa mẹ là nguồn dinh dưỡng tốt nhất cho sự phát triển của trẻ trong 6 tháng đầu đời. Tuy nhiên, khi trẻ bước sang tháng 7, sữa mẹ chỉ đáp ứng khoảng 60% nhu cầu dinh dưỡng hàng ngày.
Do đó, ba mẹ cần xây dựng chế độ ăn dặm, đặc biệt là cho trẻ 8 tháng tuổi, để bổ sung các dưỡng chất quan trọng nhằm đảm bảo sự phát triển trí tuệ và thể chất của trẻ.
Ở giai đoạn 8 tháng tuổi, thực đơn dinh dưỡng của trẻ cần đa dạng và đảm bảo đủ các nhóm chất như protein, chất xơ, carbohydrate, các loại vitamin và khoáng chất. Vậy bé 8 tháng ăn được gì? Dưới đây là những thực phẩm giàu dưỡng chất nên bổ sung vào thực đơn hàng ngày của trẻ 8 tháng:
- Tinh bột: Bánh mì, gạo, bột ăn liền, mỳ ý.
- Chất béo: Dầu ăn dặm cho bé, phô mai, bơ lạt.
- Protein và đạm: Ức gà, cá hồi, thịt heo, sữa chua, đậu hũ, lòng đỏ trứng gà.
- Chất xơ: Cà chua, cà rốt, bó xôi, bông cải xanh, đậu Hà Lan, cải xanh, khoai tây, hành tây.
- Vitamin C: Táo, lê, cam, cherry, dưa hấu, đu đủ, xoài, dâu tây, bơ, nho.
Bé 8 tháng ăn được gì? Trẻ 8 tháng cần bổ sung đa dạng thực phẩm
Thực đơn dinh dưỡng cơ bản dành cho trẻ 8 tháng
Bé 8 tháng tuổi ăn bao nhiêu ml cháo mỗi ngày? Ở độ tuổi này, bé có thể ăn 2-3 bữa cháo mỗi ngày (mỗi bữa khoảng 200ml), kèm theo 1-2 bữa phụ và khoảng 500ml sữa.
Về chế độ dinh dưỡng, ba mẹ cần đảm bảo bé nhận đủ 4 nhóm chất: protein, glucid, lipid, vitamin và khoáng chất. Theo các chuyên gia dinh dưỡng, mỗi ngày bé cần:
- Gạo tẻ trắng: 50g – 60g
- Thịt/tôm/cá: 50g – 60g
- Rau củ, trái cây: 50g – 60g
- Dầu/mỡ: 15g
Cách nấu cháo ăn dặm cho bé 8 tháng
Dưới đây là các cách nấu cháo cho bé 8 tháng ăn dặm vừa thơm ngon vừa bổ dưỡng mà các mẹ nên áp dụng ngay.
Cháo thịt bò bông cải xanh
Cháo thịt bò bông cải xanh là món ăn dặm tuyệt vời cho bé, giúp trẻ phát triển khỏe mạnh và tăng cường sức đề kháng. Dưới đây là cách nấu cháo dinh dưỡng từ thịt bò và bông cải xanh:
Nguyên liệu cần chuẩn bị:
- Gạo nếp: 20g
- Gạo tẻ: 20g
- Bông cải xanh: 20g
- Thịt bò: 20g
- Hành tím: 2 củ
- Dầu ăn dặm cho bé
Cách thực hiện:
- Vo sạch gạo nếp và gạo tẻ sau đó ninh nhừ với 400ml nước lọc.
- Rửa sạch thịt bò, thái mỏng rồi băm nhuyễn.
- Ngâm bông cải xanh với nước muối loãng trong 5 phút, sau đó rửa sạch lại và thái nhỏ.
- Phi thơm hành tím băm với sau đó xào chín thịt bò.
- Xay nhuyễn thịt bò, cháo và bông cải xanh, rồi đổ lại vào nồi đun sôi, rồi thêm 1 muỗng cà phê dầu ăn dặm, cho bé và khuấy đều.
Cháo thịt bò bông cải xanh là món ăn dặm thơm ngon và dễ làm cho trẻ 8 tháng
Bé 8 tháng ăn được gì? Cháo cá hồi phô mai
Cháo cá hồi phô mai cung cấp protein và canxi, hỗ trợ sự phát triển toàn diện về trí não và thị giác của bé. Dưới đây là cách chế biến món cháo này:
Nguyên liệu:
- Gạo: 50g
- Cá hồi phi lê: 20g
- Hành tím: 2 củ
- Phô mai dành cho bé
Cách chế biến:
- Vo sạch gạo, ngâm nước cho mềm, sau đó ninh đến khi nhừ thành cháo
- Rửa bằng cá hồi chanh để khử mùi tanh rồi rửa lại bằng nước lạnh, để ráo rồi băm nhuyễn và hấp chín.
- Hành tím bóc vỏ, băm nhỏ và phi thơm rồi cho cá hồi vào xào đều.
- Cho cá hồi vào nồi cháo, khuấy đều và đun thêm 3-5 phút, sau đó tắt bếp và thêm phô mai vào khuấy đều.
Lưu ý: Không cho phô mai vào khi cháo đang sôi. Nấu phô mai ở nhiệt độ quá cao có thể gây biến chất và ảnh hưởng đến sức khỏe của bé.
Cháo bí đỏ yến mạch cho bé ăn dặm 8 tháng
Món cháo yến mạch bí đỏ này là sự kết hợp hoàn hảo giữa yến mạch giàu dinh dưỡng, bí đỏ cung cấp vitamin và khoáng chất, cùng thịt heo giàu protein. Để thực hiện món ăn bổ dưỡng này, bạn làm theo các bước sau:
Nguyên liệu:
- Yến mạch nguyên cám: 80g
- Bí đỏ: 30g
- Thịt heo băm: 100g
- Hành tím: 2 củ
- Dầu ăn dặm cho bé
Cách nấu:
- Ngâm yến mạch trong nước khoảng 30 phút để làm mềm.
- Gọt vỏ bí đỏ, rửa sạch và thái thành các miếng nhỏ.
- Bóc vỏ tỏi và hành, sau đó băm nhuyễn.
- Rửa sạch thịt heo và xay nhuyễn.
- Phi hành đã băm nhuyễn cho thơm, sau đó cho thịt heo vào xào cho đến khi thịt săn lại rồi cho thêm ít nước vào.
- Cho bí đỏ đã thái nhỏ vào nồi nấu cùng với thịt heo cho đến khi bí đỏ chín mềm.
- Tiếp tục cho yến mạch đã ngâm vào nồi, khuấy đều.
- Đun cháo ở lửa nhỏ đến khi cháo sánh mịn. Sau khi cháo đã sánh mịn tắt bếp và 1 muỗng dầu ăn dặm vào là hoàn thành.
Cháo bí đỏ kết hợp với yến mạch cho bé 8 tháng tuổi có tác dụng dễ tiêu hoá
Bé 8 tháng ăn được gì? Cháo lươn nấu cùng cà rốt
Cháo lươn nấu cùng cà rốt là lựa chọn lý tưởng để bé có bữa ăn ngon và đủ chất trong giai đoạn đầu đời. Cách thực hiện như sau:
Nguyên liệu:
- 1/2 bát cháo trắng
- 40g thịt lươn
- 30g cà rốt
- Dầu oliu cho bé
Cách nấu:
- Sơ chế lươn: làm sạch lươn để loại bỏ mùi tanh.
- Gọt vỏ, rửa sạch và cắt cà rốt thành miếng nhỏ.
- Hấp chín cà rốt rồi xay nhuyễn.
- Cho lươn vào nồi, luộc chín. Sau đó vớt lươn ra, tách lấy phần thịt và xào cho thơm. Giữ lại nước luộc lươn.
- Cho cháo đã chuẩn bị sẵn vào nước luộc lươn.
- Nấu cháo trong 10 phút để cháo sệt lại.
- Khi cháo đã sệt, thêm thịt lươn đã xào và cà rốt đã xay nhuyễn vào, đảo đều. Nấu thêm 3 phút rồi tắt bếp.
Cháo thịt heo cải ngọt
Thịt heo cung cấp protein cần thiết cho sự phát triển cơ bắp và hệ thần kinh của bé.
Cải ngọt giàu vitamin và khoáng chất: Cải ngọt chứa nhiều vitamin và khoáng chất, đặc biệt là vitamin C và K, giúp tăng cường hệ miễn dịch và phát triển xương khớp của bé.
Nguyên liệu:
- Gạo: 50g
- Cải ngọt: 30g
- Thịt heo: 100g
- Dầu ăn dặm cho bé
Cách chế biến:
- Gạo vo sạch ngâm khoảng 30 phút cho nở rồi đem đi nấu nhừ thành cháo.
- Cải ngọt rửa sạch rồi băm nhuyễn.
- Cho thịt heo vào nước, đun lên bếp và nấu cho thịt chín mềm.
- Sau khi thịt chín, cho cải ngọt vào nấu cùng với thịt heo cho đến khi cải ngọt mềm.
- Trộn cháo vào nồi với thịt heo và cải ngọt đã nấu. Thêm dầu ăn dặm vào trộn đều rồi cho bé thưởng thức.
Hướng dẫn cách thực hiện cháo thịt heo cải ngọt ngon mê ly cho bé
Trẻ 8 tháng tuổi không nên ăn gì?
Ngoài việc quan tâm đến bé 8 tháng ăn được gì? Ba mẹ cũng cần lưu ý một số loại thực phẩm có thể gây hại đến sức khỏe và sự phát triển của bé, bao gồm:
- Thực phẩm giàu calo: Những thực phẩm này có thể ảnh hưởng xấu tới hệ tiêu hóa của trẻ 8 tháng tuổi.
- Đồ ăn mặn và đồ ngọt: Thận của trẻ 8 tháng tuổi chưa hoàn thiện nên ăn quá quá mặn cũng có thể làm thận phải hoạt động quá sức và đồ ngọt có thể làm trẻ nhanh no dẫn đến việc bỏ ăn các bữa chính.
- Mật ong: Chứa hàm lượng đường cao và có thể gây ngộ độc, hôn mê và táo bón đối với trẻ sơ sinh dưới 1 tuổi.
- Sữa bò: Trong 12 tháng đầu đời, sữa mẹ vẫn là lựa chọn tốt nhất cho bé, nếu mẹ không đủ sữa thì có thể thay thế bằng sữa công thức. Sữa bò có thể gây ảnh hưởng xấu tới chức năng thận của trẻ.
- Hải sản có vỏ: Các loại hải sản như cua, ốc, tôm, chứa các chất dễ gây dị ứng, đặc biệt là đối với trẻ nhỏ có hệ miễn dịch yếu.
Lưu ý cần biết khi xây dựng thực đơn ăn dặm cho bé 8 tháng
Khi xây dựng thực đơn ăn dặm cho bé 8 tháng, mẹ cần lưu ý những điều sau đây:
- Quan sát phản ứng: Trong quá trình cho bé ăn dặm, cần kiểm tra và quan sát kỹ lưỡng xem bé có dấu hiệu dị ứng hay bất thường gì không. Hãy xem xét các loại thực phẩm có nguy cơ gây dị ứng như đậu phộng hoặc trứng.
- Tránh đồ ăn chiên rán: Các món cay nóng và dầu mỡ không phù hợp cho trẻ sơ sinh vì có thể gây ảnh hưởng đến hệ tiêu hóa của bé 8 tháng.
- Đa dạng hóa chế độ ăn: Nên thay đổi thực đơn ăn dặm của bé bao gồm các loại trái cây, rau củ và thịt cá để đảm bảo bé không bị ngán.
- Đa dạng nguồn ngũ cốc: Ngoài gạo, lúa mạch, yến mạch, nên bổ sung thêm các sản phẩm từ ngũ cốc như bánh quy, bánh mì nướng hoặc ngũ cốc khô. Tránh các loại ngũ cốc có đường và chất tạo màu.
- Tránh đun lại cháo nhiều lần: Việc nấu một nồi cháo lớn và hâm lại nhiều lần cho bé ăn sẽ làm mất đi một số chất dinh dưỡng trong thực phẩm.
- Cho bé ngồi trên ghế cao khi ăn: Hãy tập cho bé thói quen ngồi im một chỗ và tập trung ăn, điều này sẽ giúp trẻ ăn dễ dàng hơn và giảm nguy cơ bị nghẹn khi bé đang bò xung quanh.
- Giảm số lần cho bé bú sữa: Mẹ nên tập làm quen cho bé với các loại thức ăn rắn hơn và giảm lượng sữa dần dần.
Bài viết trên đây đã giải đáp chi tiết cho các bậc cha mẹ về câu hỏi “bé 8 tháng ăn được gì“. Việc xây dựng chế độ ăn dặm cho bé 8 tháng tuổi là một quá trình quan trọng, đòi hỏi sự chuẩn bị kỹ lưỡng để hỗ trợ sự phát triển toàn diện của bé.
Nguồn tham khảo: Tổng hợp
Xin lưu ý: Thông tin trong bài viết chỉ mang tính chất tham khảo. Độc giả vui lòng liên hệ với Bác sĩ, Dược sĩ hoặc chuyên viên y tế để được tư vấn cụ thể và chính xác nhất.