Bệnh lao phổi có lây không? Tìm hiểu nguyên nhân và cách phòng tránh
Có ý kiến cho rằng: “Vi khuẩn lao phổi tồn tại trong tất cả chúng ta, nghĩa là ai cũng có nguy cơ mắc bệnh lao phổi.” Tại sao lại như vậy?
Dưới dây là tổng hợp những dấu hiệu và cách thức lây truyền và biện pháp phòng ngừa của căn bệnh có biến chứng nguy hiểm này.
Bệnh lao phổi là gì?
Bệnh Lao (TB) là bệnh truyền nhiễm do vi khuẩn Mycobacterium tuberculosis gây ra của người bệnh. Bệnh lao có thể gặp ở tất cả các bộ phận của cơ thể, trong đó lao phổi là thể lao phổ biến nhất (chiếm 80 – 85% tổng số ca bệnh) và là nguồn lây chính cho người xung quanh. Bệnh lao phổi có thể lây lan cho người khác thông qua đường hô hấp khi người bệnh ho, nói, hắt hơi, khạc nhổ. Bệnh này có thể gây ra các biến chứng nguy hiểm cho sức khỏe và tính mạng của người bệnh nếu không được phát hiện và điều trị kịp thời.
Lao phổi là bệnh truyền nhiễm do vi trùng lao gây nên
Bất cứ ai cũng có nguy cơ nhiễm trực khuẩn lao, đặc biệt là những người có hệ miễn dịch kém. Khi vi khuẩn lao xâm nhập và tồn tại trong cơ thể không khiến bạn nhiễm bệnh, người bị nhiễm không có dấu hiệu lâm sàng, cận lâm sàng và không bị lây cho người khác gọi là nhiễm lao tiềm ẩn.
Dưới tác động của một số yếu tố như HIV, bệnh nền tiểu đường, ung thư, xạ trị, suy dinh dưỡng,..khiến hệ miễn dịch bị suy giảm sẽ làm vi khuẩn lao hoạt động mạnh mẽ và chuyển từ nhiễm lao tiềm ẩn sang bệnh lao.
Những dấu hiệu của bệnh lao
Các triệu chứng của bệnh lao phổi thường khá lâu mới xuất hiện và có thể gây nhầm lẫn với các bệnh khác.
Trong giai đoạn nhiễm lao tiềm ẩn chúng ta rất khó phát hiện ra triệu chứng bệnh
Người bệnh sẽ bị mắc các triệu chứng như sau:
- Ho nặng dây dẳng kéo dài, ho ra đờm hoặc máu. Đây là một trong những biểu hiện thường gặp khi mắc bệnh lao
- Đau ngực, khó thở
- Uể oải, mệt mỏi
- Sốt, ớn lạnh về chiều
- Đổ mồ hôi trộm về đêm
- Chán ăn, sụt cân
- Đau lưng, đau cơ
Nếu bệnh không được chữa trị kịp thời và dứt điểm các cơ quan khác như tiêu hóa, da, hệ thần kinh, xương, hạch bạch huyết dần dần cũng sẽ bị ảnh hưởng
Bệnh lao phổi có lây không?
Bệnh lao phổi rất dễ lây. Người bệnh lao phổi ho, nói, hắt hơi, khạc nhổ ra không khí, người có tiếp xúc gần có thể hít phải các hạt nước bọt hoặc bụi có chứa vi khuẩn lao và gây bệnh tại phổi.
Bệnh lao phổi điều trị bao lâu thì hết lây? Bệnh lao hoàn toàn có thể chữa khỏi được trong 6 tháng tùy thuộc vào sức khỏe của và tình trạng vi khuẩn lao của mỗi người. Nên điều trị càng sớm càng tốt sau khi phát hiện và không được tự ý ngừng việc điều trị. Bệnh nhân cần tuân thủ uống thuốc theo phác đồ và uống đúng hướng dẫn của bác sĩ. Bệnh nhân cần xét nghiệm đờm vào tháng thứ 2, thứ 5 và thứ 8 của giai đoạn điều trị.
Thông qua đường hô hấp, lao phổi có thể dễ dàng lây từ người sang người
Biện pháp phòng ngừa lây lao phổi
Vi khuẩn Mycobacterium tuberculosis có khả năng sống sót trong môi trường khắc nghiệt và kháng lại cồn, chúng tồn tại được nhiều tuần trong rác ẩm và nơi tối, chết ở nhiệt độ 1000oC trong 5 phút và dễ bị mất khả năng gây bệnh dưới ánh nắng mặt trời. Vì vậy cần:
- Mang khẩu trang khi có tiếp xúc với người bệnh hoặc khi ra ngoài
- Nhà cửa thông thoáng gió, có ánh nắng để vi khuẩn lao không phát triển được.
- Tăng cường hệ miễn dịch cho cơ thể, bổ sung vitamin tăng sức đề kháng, tạo cho cơ thể một sức khỏe tốt cũng là cách phòng tránh bệnh lao phổi
- Ăn uống đầy đủ chất dinh dưỡng, nghỉ ngơi điều độ để không bị stress quá mức. Không thức khuya, tập thể dục thường xuyên và có lối sống lành mạnh.
- Tiêm vacxin lao phổi BCG. Tiêm ngừa các bệnh lây nhiễm qua đường hô hấp như vaccine cúm, ho gà và phế cầu khuẩn.
- Không khạc nhổ bừa bãi
- Hạn chế sử dụng chung ly, cốc, bàn chải đánh răng
- Khám sức khỏe định kỳ
Cách sống chung với người bị bệnh lao: Để giúp bệnh nhân có thể được điều trị và tuân thủ phác đồ điều trị hiệu quả thì điều quan trọng nhất là người trong gia đình phải động viên bệnh nhân. Đặc biệt là giai đoạn 2-3 tuần đầu uống thuốc.
Người bệnh cần ăn uống đầy đủ chất dinh dưỡng, tránh di chuyển, ngủ đủ giấc để cung cấp năng lượng. Bên cạnh đó người chăm sóc phải đeo khẩu trang và bệnh nhân cũng phải đeo khẩu trang. Hướng dẫn bệnh nhân tập thể dục nhẹ nhàng và tập thở để phục hồi chức năng hô hấp. Khi bệnh nhân đã đáp ứng với thuốc và xét nghiệm âm tính thì có thể sinh hoạt như bình thường.
Để chiến thắng bệnh lao thì cần có quyết tâm của người bệnh cũng như sự chung tay góp sức của cả người thân trong gia đình
Nhìn chung Lao là căn bệnh có khả năng lây lan rất cao ở cộng đồng và gây biến chứng nguy hiểm. Tuy nhiên lao có thể được chữa khỏi thành công nếu được phát hiện sớm và điều trị đúng phác đồ. Nếu có các dấu hiệu bất thường như ho nhiều, ho ra máu, sốt về chiều,… hãy đến cơ sở y tế gần nhất để thăm khám và có hướng điều trị hợp lý.
Xin lưu ý: Thông tin trong bài viết chỉ mang tính chất tham khảo. Độc giả vui lòng liên hệ với Bác sĩ, Dược sĩ hoặc chuyên viên y tế để được tư vấn cụ thể và chính xác nhất.