Bệnh lậu giai đoạn đầu: cách nhận biết và những ảnh hưởng đối với sức khỏe
Bệnh lậu giai đoạn đầu gây ra nhiều ảnh hưởng đối với sức khỏe, tuy nhiên không phải ai cũng biết cách nhận biết căn bệnh này từ sớm để điều trị bệnh. Bài viết này sẽ giúp bạn có cái nhìn tổng quan hơn về căn bệnh này.
Bệnh lậu giai đoạn đầu là gì?
Vi khuẩn Lậu – Neisseria gonorrhoeae là nguyên nhân gây nên bệnh lậu giai đoạn đầu. Bệnh lậu là một bệnh lây qua đường tình dục, do vi khuẩn Lậu – Neisseria gonorrhoeae gây nên. Loại vi khuẩn này cũng có khả năng gây ra nhiều bệnh lý nguy hiểm khác và phổ biến nhất trong độ tuổi sinh sản.
Bệnh lậu có khả năng lây nhiễm cao nếu quan hệ tình dục không an toàn, lây từ mẹ sang con và qua đường máu. Cầu khuẩn lậu có thể gây nhiễm trùng ở nhiều cơ quan khác nhau trên cơ thể, phổ biến nhất là bộ phận sinh dục, trực tràng, cổ họng và các cơ quan khác.
Nhận biết bệnh lậu giai đoạn đầu
Vì khả năng lây lan của bệnh lậu là rất cao, việc nhận biết các biểu hiện của nó rất quan trọng trong việc điều trị bệnh từ sớm. Dưới đây là một số dấu hiệu nhận biết bệnh lậu giai đoạn đầu:
Biểu hiện ở nam giới
Nam giới thường có các biểu hiện của bệnh sau 2 ngày nhiễm vi khuẩn Neisseria gonorrhoeae. Một số người có thể phát sau 1 tuần hoặc không có triệu chứng rõ ràng. Biểu hiện nhiễm bệnh lậu giai đoạn đầu ở nam giới bao gồm:
Viêm niệu đạo:
- – Phù nề và đỏ miệng sáo.
- – Đái buốt, ra mủ: Mủ có số lượng nhiều, có màu vàng hoặc vàng xanh.
- – Tiểu rắt, khó tiểu, có thể tiểu ra máu.
- – Nóng buốt tăng lên theo từng ngày.
Nhiễm trùng hậu môn, trực tràng:
- – Ngứa hậu môn.
- – Hậu môn tiết ra dịch mủ nhầy nhưng không có cảm giác đau. Soi hậu môn thấy đỏ, phù nề.
- – Thỉnh thoảng có hiện tượng chảy máu trực tràng.
- – Viêm trực tràng: đau, mót rặn, táo bón, tiêu chảy, đi ngoài ra mủ hoặc dịch nhầy.
Nhiễm trùng hầu họng:
- – Viêm amidan.
- – Viêm họng cấp: Đau họng, ngứa họng, đỏ họng.
- – Miệng có các nốt như nốt nhiệt.
- – Ở cổ có hạch sưng.
- – Có thể bị sốt.
Biểu hiện ở nữ giới
Ở nữ giới, các biểu hiện của bệnh lậu giai đoạn đầu thường khó phát hiện hơn. Một số biểu hiện có thể khiến người bệnh nhầm lẫn với bệnh viêm nhiễm phụ khoa thông thường. Do đó họ thường chủ quan không thăm khám bệnh kịp thời. Một số biểu hiện bệnh lậu giai đoạn đầu ở nữ giới là:
- Tiết dịch nhiều hơn và có màu sắc không bình thường. Dịch lỏng màu vàng nhạt hoặc hơi trắng.
- Đau buốt khi đi tiểu, tiểu nhiều.
- Đau khi quan hệ tình dục, nhất là đau bụng dưới.
- Dịch từ cổ tử cung tiết ra nhiều, có màu vàng xanh hoặc màu vàng đặc, có mùi hôi.
- Cổ tử cung sẽ có hiện tượng phù nề khi thăm khám. Nếu chạm vào có thể gây chảy máu và mủ.
- Niệu đạo có màu đỏ, có dịch đục hoặc có mủ.
- Đau lưng, đau bụng, ra máu dù chưa đến kỳ kinh.
- Ngứa hậu môn, đau và chảy máu khi đại tiện.
Bên cạnh các biểu hiện ở nữ giới và nam giới, bệnh lậu giai đoạn đầu còn có thể ảnh hưởng đến trẻ sơ sinh. Trẻ sơ sinh nếu có mẹ bị bệnh lậu trong quá trình mang thai hoặc khi sinh thường qua âm đạo của mẹ nhiễm bệnh thì cũng có thể mắc bệnh lậu. Biểu hiện thường thấy là: phù nề, sưng đỏ mắt, chảy dịch mủ vàng từ mắt, viêm đỏ và loét giác mạc. Nếu không được điều trị kịp thời có thể dẫn đến nguy cơ mù vĩnh viễn.
Biến chứng nguy hiểm của bệnh lậu giai đoạn đầu là gì?
Bệnh lậu gây ảnh hưởng nhiều đến sức khỏe và đời sống sinh hoạt của người bệnh. Nếu không được điều trị sớm, bệnh lậu có thể dẫn đến nguy cơ mắc các bệnh lý nghiêm trọng ảnh hưởng đến sức khỏe và đời sống của người bệnh.
Đối với nam giới, bệnh lậu có thể gây viêm/hẹp niệu đạo, viêm đường tiết niệu, viêm bàng quang và tuyến tiền liệt. Ngoài ra, nguy cơ mắc ung thư tinh hoàn và nguy cơ cao mắc HIV/AIDS cũng có thể xảy ra.
Đối với nữ giới, bệnh lậu có thể gây nguy cơ mắc các bệnh phụ khoa nguy hiểm như viêm âm đạo, tử cung, viêm buồng trứng và vòi trứng. Đau rát khi quan hệ tình dục do viêm nhiễm phụ khoa và các biến chứng nguy hiểm khác như vô sinh, sinh non, sảy thai, mang thai ngoài tử cung, thai nhi bị dị tật. Các vấn đề về sức khỏe có thể gây ảnh hưởng đến tâm lý người bệnh.
Trên đây là tổng hợp những thông tin về bệnh lậu giai đoạn đầu. Hiện nay có rất nhiều phương pháp điều trị bệnh hiệu quả và an toàn. Bạn nên đến các cơ sở khám chữa bệnh uy tín để được điều trị sớm và kịp thời, tránh nguy cơ mắc các biến chứng nguy hiểm nêu trên.
Lời khuyên từ Pharmacity
Bạn nên luôn giữ vệ sinh cá nhân tốt và sử dụng bảo vệ khi quan hệ tình dục để tránh lây nhiễm bệnh lậu. Nếu bạn nghi ngờ mình bị nhiễm bệnh lậu, hãy đến các cơ sở y tế uy tín để được kiểm tra và điều trị sớm.
FAQ về bệnh lậu
- Bệnh lậu có thể lây qua đường tình dục nào?
Bệnh lậu có thể lây qua quan hệ tình dục với người bị nhiễm bệnh, bao gồm quan hệ tình dục qua âm đạo, hậu môn và ngậm dương vật. - Làm thế nào để phòng ngừa bệnh lậu?
Để phòng ngừa bệnh lậu, bạn nên sử dụng bảo vệ khi quan hệ tình dục, giữ vệ sinh cá nhân tốt, và thường xuyên kiểm tra sức khỏe tình dục của bạn. - Bệnh lậu có thể chữa khỏi hoàn toàn không?
Bệnh lậu có thể chữa khỏi hoàn toàn nếu được điều trị đúng cách và kịp thời. Hãy đến các cơ sở y tế uy tín để được tư vấn và điều trị. - Làm thế nào để biết mình bị bệnh lậu?
Nếu bạn có các biểu hiện như đau buốt khi đi tiểu, tiết dịch nhiều hơn và có màu sắc không bình thường, hoặc đau khi quan hệ tình dục, bạn nên đến các cơ sở y tế để được kiểm tra và chẩn đoán. - Tôi có thể chữa bệnh lậu tại nhà không?
Bệnh lậu cần được điều trị bằng thuốc do bác sĩ kê đơn. Không tự điều trị bệnh lậu tại nhà, điều này có thể gây ra các biến chứng và không đạt hiệu quả điều trị.
Nguồn: Tổng hợp
