Bệnh lỵ amip có lây được không?
Lỵ amip là bệnh truyền nhiễm lây bằng đường tiêu hóa thường gặp nhất ở những người sống ở các nước đang phát triển có điều kiện vệ sinh kém. Ở Việt Nam, tỷ lệ người lành mang mầm bệnh có nơi lên đến 25%, trung bình 8%. Amip không chỉ gây bệnh lỵ (bệnh ở ruột) mà còn gây bệnh ngoài ruột và có thể gây nhiều biến chứng nguy hiểm cho sức khỏe. Chúng ta cùng tìm hiểu lỵ amip lây nhiễm như thế nào và cách phòng ngừa lỵ amip hiệu quả nhé.
Những ai thường mắc bệnh lỵ amip?
Một số đối tượng có nguy cơ cao mắc bệnh lỵ amip bao gồm:
- Người sống trong khu vực có điều kiện vệ sinh kém: Nơi có cơ sở hạ tầng kém, nước uống và thực phẩm không đảm bảo vệ sinh dễ tạo điều kiện cho ký sinh trùng phát triển và lây lan.
- Người có hệ miễn dịch suy giảm: Những người bị suy giảm miễn dịch do HIV/AIDS, ung thư, hoặc dùng thuốc ức chế miễn dịch có nguy cơ cao hơn mắc bệnh do khả năng chống lại nhiễm trùng kém.
- Người du lịch đến khu vực có dịch: Du khách đến các nước đang phát triển, đặc biệt là ở châu Phi, châu Á và Nam Mỹ, có nguy cơ bị nhiễm lỵ amip do tiếp xúc với nguồn nước và thực phẩm không đảm bảo vệ sinh.
- Trẻ em và người già: Hệ miễn dịch yếu hơn khiến trẻ em và người cao tuổi dễ bị nhiễm bệnh hơn so với người trưởng thành khỏe mạnh.
Bệnh lỵ amip lây qua đường nào?
Bệnh lỵ amip cấp là bệnh truyền nhiễm lây qua đường tiêu hóa do amip lỵ (Entamoeba histolytica) gây ra. Đây là một bệnh lý nhiễm ký sinh trùng trong đường ruột gây ra bởi các sinh vật đơn bào như Entamoeba histolytica (E.histolytica), ký sinh trùng này gây tiêu chảy, làm tổn thương đến dạ dày và ruột.
Con người là vật chủ duy nhất của amip lỵ. Do vậy nguồn gây lây bệnh chủ yếu là người bệnh; người mắc bệnh mạn tính; người mang mầm bệnh không triệu chứng. Đây là nguồn bệnh nguy hiểm. Người mắc bệnh cấp tính ít có khả năng lây nhiễm do amip thể hoạt động dễ chết khi ra khỏi ký chủ.
Các con đường lây nhiễm phải kể đến gồm:
- Lây trực tiếp: chạm tay vào bề mặt chứa trứng ký sinh trùng sau đó đưa vào miệng
- Lây gián tiếp: qua thức ăn, nước uống, rau quả, côn trùng: ruồi nhặng, gián mang kén từ phân đến thức ăn.
- Tiếp xúc với phân khi: quan hệ tình dục qua đường hậu môn, sống hoặc đi du lịch đến nơi có điều kiện vệ sinh không đảm bảo…
Cách phòng tránh bệnh lỵ amip
- Giữ vệ sinh trong ăn uống để tránh để lây nhiễm kén amip vào thức ăn, nước uống: ăn chín, uống sôi, rửa trái cây và rau quả cẩn thận trước khi ăn, tránh sử dụng sữa, phô mai hoặc các sản phẩm từ sữa chưa được tiệt trùng, tránh ăn các loại thực phẩm không vệ sinh ở đường phố
- Giữ gìn vệ sinh cá nhân: rửa tay đúng cách sau khi đi vệ sinh, trước khi chế biến thức ăn, hoặc cầm nắm đồ vật, quan hệ tình dục an toàn, sử dụng bao cao su.
- Quản lý tốt người bệnh, nguồn phân: Điều trị người lành mang bào nang; vệ sinh các loại rác thải của người bệnh đúng cách; không được sử dụng phân tươi cho chăn nuôi và trong nông nghiệp.
- Tuyên truyền giáo dục vệ sinh; diệt côn trùng ruồi muỗi, gián… tiêu diệt kẻ truyền bệnh trung gia
Lỵ amip là một bệnh dễ lây nhiễm, nhưng có thể phòng ngừa hiệu quả nếu chúng ta nâng cao ý thức vệ sinh và thực hiện các biện pháp phòng tránh. Hy vọng thông qua những chia sẻ này, bạn đã tìm được những cách phòng bệnh nhằm bảo vệ sức khỏe cho bạn và gia đình bạn nhé.