Bệnh Lỵ amip đường ruột mạn tính: Triệu chứng và nguyên nhân
Bệnh Lỵ Amip là bệnh do một loại ký sinh trùng đơn bào có tên là Entamoeba histolytica. Bệnh thường gặp nhất ở những người sống ở các nước đang phát triển có điều kiện vệ sinh kém. Qua bài viết này chúng ta cũng tìm hiểu rõ hơn về bệnh Lỵ amip đường ruột mạn tính.
Bào nang amip trong phân
Nguyên nhân bệnh Lỵ amip đường ruột mạn tính
Người bị bệnh lỵ amip do nguyên nhân sau:
- Bệnh lỵ amip đường ruột xảy ra bởi một ký sinh trùng mang tên Entamoeba histolytica, ký sinh trùng này gây tiêu chảy, làm tổn thương đến dạ dày và ruột.
- Ký sinh trùng nhiễm vào cơ thể qua việc sử dụng nguồn nước không hợp vệ sinh, ăn thực phẩm bị ô nhiễm, do ruồi, muỗi và các loại côn trùng gây truyền nhiễm ký sinh trùng.
- Ngoài ra, bệnh lỵ amip đường ruột cũng có thể do quan hệ hậu môn với người bị nhiễm bệnh.
Triệu chứng bệnh Lỵ amip đường ruột mạn tính
Bệnh lỵ amip đường ruột gây bệnh thông qua việc các amip gây bệnh bằng xâm nhập niêm mạc đại tràng, tạo các vết loét chảy máu, đồng thời kích thích đám rối thần kinh cảm giác và bài tiết chất nhầy gây co thắt và tăng nhu động ruột.
Trong trường hợp vết loét ít, bệnh chỉ gây tiêu chảy, các vết loét xơ hóa nằm cạnh nhau có thể gây biến dạng đại tràng dẫn đến viêm đại tràng mạn.
Bệnh lỵ amip đường ruột có các thể sau:
- Thể cấp diễn: với thể này sẽ có thể không sốt hoặc sốt nhẹ, toàn thân ít thay đổi, có thể bị tiêu chảy vài lần trong ngày hoặc đau bụng mơ hồ. Trong thời kỳ toàn phát có biểu hiện điển hình với các biểu hiện như: đau bụng quặn, mót rặn. lúc đầu bệnh nhân có thể đi cầu phân lỏng về sau phân nhiều nhầy lẫn máu đỏ hay nâu, trung bình 10-12 lần/ngày, có khi phân thành khuôn, nhầy máu bám xung quanh và cuối cùng có vài giọt máu. Bệnh nhân có thể tự ổn định và tái phát khi gặp yếu tố thuận lợi. Tuy nhiên nếu không được điều trị kịp thời dễ gây di chứng viêm đại tràng mạn.
- Thể tối cấp (ác tính): ở thể này, tổn thương hoại tử lan khắp đại tràng. Hội chứng nhiễm trùng nhiễm độc toàn thân nặng với các biểu hiện: sốt cao có khi hạ thân nhiệt, cơ thể suy nhược, lơ mơ, mất nước, trụy tim mạch, đau bụng dữ dội, nôn nhiều, đại tiện không tự chủ, hậu môn giãn rộng, đi cầu ra chất nước nhầy thối lẫn máu, gan có thể to và đau, bụng trướng có phản ứng thành bụng nhẹ.
- Bệnh lỵ amip mãn tính: lúc này chức năng đại tràng không còn bình thường, triệu chứng bệnh giống như viêm đại tràng mạn. Bệnh nhân sẽ có các biểu hiện sau: đau bụng lâm râm liên tục và rối loạn tiêu hóa, tiêu chảy xen kẽ táo bón, no hơi, ăn không tiêu đối với một số thức ăn như: rau sống, sữa… bệnh nhân suy nhược, biếng ăn, sụt cân.
Ăn chín uống sôi để phòng amip
Đường lây truyền bệnh Lỵ amip đường ruột mạn tính
Người bệnh mắc phải E.histolytica do ăn phải kén sống trong nước, kén dính vào thực phẩm hoặc bàn tay bị dính phân, nhất là ăn những loại rau mọc ở chỗ đất nhiễm phân người hoặc rau mà người trồng dùng phân người để bón hoặc tưới nước nhiễm phân. Nguồn lây ít gặp hơn là truyền qua nước, qua giao hợp đường miệng, qua hậu môn.
Khi kén xâm nhập vào cơ thể con người qua đường miệng, đến ruột non thì vỏ bao bị dịch tiêu hóa phá vỡ trở thành amip ở dạng hoạt động, ở đây chúng tồn tại vô hại trong ruột phần lớn bệnh nhân. Khoảng 10% số người bị nhiễm amip thì các thể hoạt động này xâm nhập vào niêm mạc ruột gây viêm ruột hoặc đi vào máu tới các cơ quan gây áp – xe như gan, phổi, não,… nhưng thường gặp bệnh amip đường ruột.
Kết luận
Bệnh lỵ amip đường ruột mạn tính do ký sinh trùng Entamoeba histolytica gây ra có thể ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe nếu không được nhận biết và điều trị kịp thời. Để phòng ngừa bệnh, hãy duy trì vệ sinh cá nhân tốt, ăn chín uống sôi và tránh sử dụng nước và thực phẩm không rõ nguồn gốc. Đặc biệt, luôn rửa tay sạch sẽ trước khi ăn và sau khi đi vệ sinh để giảm nguy cơ nhiễm ký sinh trùng. Nếu bạn hoặc người thân có các triệu chứng bất thường về tiêu hóa, hãy đến ngay cơ sở y tế để được thăm khám và tư vấn. Sự quan tâm và chăm sóc sức khỏe đúng cách sẽ giúp bạn bảo vệ bản thân và gia đình khỏi những nguy cơ bệnh tật.
Bài viết trên đã cho bạn những thông tin về bệnh Lỵ amip đường ruột mạn tính. Hi vọng, sẽ có ích cho việc chăm sóc sức khỏe gia đình bạn.