Bệnh rối loạn tuyến giáp là gì? Những điều cần biết về bệnh
Bệnh rối loạn tuyến giáp khá phổ biến trong cuộc sống hiện nay. Bệnh gây ảnh hưởng không nhỏ đến sức khỏe của cơ thể cũng như chất lượng của cuộc sống người bệnh. Chúng tôi sẽ giúp bạn hiểu rõ hơn về căn bệnh này qua bài viết dưới đây.
Tổng quan chung
Hormone tuyến giáp chịu trách nhiệm chuyển hóa các chất trong cơ thể, đồng thời kích thích cơ chế sinh trưởng, phát triển và sản sinh của các tế bào. Vậy nên tình trạng thiếu hoặc thừa hormone ở tuyến giáp có thể gây nên vấn đề sức khỏe vô cùng nghiêm trọng, đặc biệt là mắc rối loạn tuyến giáp khi mang thai và ở trẻ nhỏ.
Theo đó, rối loạn tuyến giáp là những bệnh lý ảnh hưởng đến tuyến giáp, khi gặp tình trạng này có thể ảnh hưởng không nhỏ đến chức năng cũng như cấu trúc của tuyến giáp. Chức năng của tuyến giáp dựa trên cơ chế phản hồi ngược của não bộ. Khi nồng độ của hormone giảm thấp, vùng hạ đồi sẽ tạo ra hormone kích thích tuyến yên giải phóng hormone TSH, kích thích tuyến giáp.
Theo đó, trẻ nhỏ nếu như mắc suy giáp bẩm sinh mà không được bổ sung đủ lượng hormone có thể gây ra di chứng trên thần kinh, có thể gây nguy cơ đần độn, kém phát triển cả về thể chất và tinh thần. Vì tuyến giáp được kiểm soát bởi yên vùng hạ đồi, những rối loạn của mô này cũng có khả năng gây ra các vấn đề tuyến giáp.
Dựa vào nồng độ hormone tuyến giáp mà các bác sĩ sẽ phân loại bệnh bao gồm 2 nhóm chính đó là:
- Cường giáp: Đây là một lượng lớn hormone tuyến giáp được sản xuất quá nhiều dẫn đến việc dư thừa về số lượng, hiện tượng này còn được gọi là tăng tiết hormone ở tuyến giáp.
- Suy giáp: Bệnh còn có tên gọi khác là nhược giáp khi cơ thể không thể sản sinh đủ lượng nội tiết tố giáp thiết yếu.
Bệnh rối loạn tuyến giáp là gì?
Triệu chứng
Dấu hiệu rối loạn tuyến giáp cụ thể là:
Triệu chứng suy giáp
Bệnh nhân suy giáp sẽ đối mặt với những triệu chứng như:
- Rối loạn tri giác và tập trung kém: Cường giáp hoặc suy giáp đều có thể gây ảnh hưởng không nhỏ đến chức năng thần kinh. Người bị suy giáp thường xuyên cảm thấy chán nản và mệt mỏi.
- Rối loạn kinh nguyệt: Suy giáp đôi khi kết hợp cùng với hiện tượng cường kinh và rong kinh.
- Phù nề: Khi nồng độ hormone tuyến giáp quá thấp có thể khiến cơ thể gây ra tích nước gây ra phù nề.
- Đau nhức cơ: Trong một số trường hợp, rối loạn tuyến giáp còn có thể đi kèm với những cơn đau vô cùng khó chịu….
- Tăng cân: Tình trạng này thường đi kèm khi chức năng của tuyến giáp suy giảm.
- Làm tăng mức cholesterol: Sự gia tăng của nồng độ cholesterol hệ tuần hoàn có thể liên quan đến suy giáp.
- Cơ thể không thể chịu nóng: Những người có tuyến giáp hoạt động dưới mức bình thường dễ nhạy cảm với tình trạng nhiệt độ cao.
- Cơ thể chịu lạnh kém: Những người có tuyến giáp hoạt động thấp cũng thường xuyên cảm thấy lạnh.
Triệu chứng của cường giáp
Bệnh nhân mắc bệnh cường giáp có những triệu chứng cụ thể như sau:
- Khả năng tập trung: buồn nôn còn cường giáp thường kém tập trung.
- Căng thẳng, run tay kéo dài với trạng thái kích thích. Điều này là cảnh báo cho tuyến giáp đang hoạt động quá mức.
- Tăng nhịp tim: Nhịp tim nhanh và hồi hộp là một trong những đặc trưng biểu hiện của bệnh cường giáp.
- Bạn có thể gặp nhiều triệu chứng khác nữa, điều này còn đặc trưng vào thể trạng của từng người.
- Rối loạn kinh nguyệt: tình trạng cường giáp liên quan đặc trưng với thiểu kinh.
Nguyên nhân rối loạn tuyến giáp
Rối loạn tuyến giáp xuất phát từ nhiều nguyên nhân khác nhau, cụ thể đó là liên quan đến các bệnh lý:
- Suy giáp: Tình trạng mà cơ thể sản xuất không đủ lượng hormone, và bệnh có thể bắt nguồn từ vùng tuyến yên, tuyến giáp hoặc là vùng hạ đồi.
- Cường giáp: Cường giáp là tình trạng cơ thể sản sinh ra quá nhiều hormone của tuyến giáp, và hội chứng này ít gặp hơn so với suy giáp. Những nguyên nhân chủ yếu gây ra bệnh đó là: bệnh Graves; bướu giáp độc đa nhân; tăng tiết quá nhiều hormone giáp trạng hay nốt “nóng” tại hạt giáp; lượng iod bị tiêu thụ quá mức.
- Bướu giáp: Đây không phải là một bệnh lý cụ thể, nhưng có liên quan đến hội chứng suy giáp, cường giáp, thậm chí là chức năng tuyến giáp bình thường.
- Hạt giáp: Những khối u bất thường xuất hiện bên trong tuyến giáp một cách bất thường. Hạt giáp có thể do nang giáp, bướu giáp lành tính hoặc có thể là ung thư tuyến giáp gây nên.
- Ung thư tuyến giáp: Ung thư tuyến giáp thường gặp ở những người phụ nữ trưởng thành hơn là nam hoặc là những người trẻ. Bệnh tuyến giáp ở phụ nữ phổ biến hơn hẳn so với nam giới và thường bắt gặp khoảng 2/3 ngời ở dưới độ tuổi 55. Có rất nhiều loại ung thư tuyến giáp khác nhau, và điều này còn phụ thuộc vào loại tế bào đặc hiệu bên trong của tuyến giáp. Hầu hết những trường hợp ung thư tuyến giáp đều có thể điều trị sớm ở giai đoạn đầu có tiên lượng tốt.
Chẩn đoán
Ngoài bệnh sử cùng với thăm khám lâm sàng, có nhiều phương pháp xét nghiệm chuyên biệt được sử dụng để chẩn đoán bệnh loạn tuyến giáp như:
- Xét nghiệm máu: Thường được thực hiện nhằm đo nồng độ hormone tuyến giáp và TSH. Bên cạnh đó, còn có một số phương pháp xét nghiệm máu khác như anti-thyroperoxidase, anti-thyroglobulin,…
- Siêu âm: Thường được sử dụng với tình trạng hạt giáp hoặc phì đại tuyến giáp. Siêu âm cho thấy được sự đồng nhất trong mô tuyến giáp để phát hiện vôi hóa, nang.
- Xét nghiệm với iod phóng xạ: Đánh giá chức năng của hạt giáp.
- Sinh thiết, chọc hút để chẩn đoán bệnh.
Điều trị
Bệnh cường hoặc suy giáp có thể được áp dụng điều trị với thuốc hoặc có thể phẫu thuật khi cần thiết, điều này phụ thuộc vào bệnh lý đặc hiệu.
Thuốc hướng tuyến giáp
Người bệnh có thể dùng các loại thuốc tây để thay thế cho hormone tuyến giáp bị thiếu hụt trong hội chứng suy giáp. Thông thường hormone được tổng hợp ở dạng viên uống. Ngược lại, trong trường hợp cường giáp , có thể dùng các loại thuốc để giúp cho quá trình sản xuất hormone tuyến giáp hoặc ngăn ngừa sự phóng thích của hormone.
Bên cạnh đó, các bác sĩ có thể bổ sung thêm một số loại thuốc khác để hỗ trợ và kiểm soát các triệu chứng của hội chứng cường giáp, điển hình như tăng nhịp tim. Với trường hợp cường giáp mà không được kiểm soát với thuốc có thể điều trị loại bỏ cùng với phóng xạ.
Can thiệp phẫu thuật
Phẫu thuật có thể sử dụng trong trường hợp cần loại bỏ các bướu giáp lớn hoặc u cường chức năng của tuyến. Phẫu thuật là điều rất cần thiết với những bệnh nhân có nguy cơ gây ra ung thư tuyến giáp. Nếu tuyến giáp bị loại bỏ hoàn toàn, sau phẫu thuật cần phải được bổ sung với hormone tuyến giáp được tổng hợp.
Phẫu thuật cũng được dùng trong trường hợp bệnh lý Graves (cắt bỏ tuyến giáp bán phần) và lựa chọn điều trị trước tiến hành liệu pháp RAI, thuốc kháng giáp. Tuy nhiên, hiện nay liệu pháp này không còn được ứng dụng nhiều.
Phòng ngừa rối loạn tuyến giáp
Cần lưu ý những thói quen sinh hoạt dưới đây để giúp hạn chế diễn biến của bệnh cũng như phòng tránh bệnh:
Đối với người bệnh
- Ăn kiêng: Điều này giúp cải thiện mức năng lượng được đưa vào cơ thể. Bởi người bệnh có thể đối mặt với tình trạng buồn ngủ suốt cả ngày, mệt mỏi. Tốt nhất nên có những bữa ăn được chia nhỏ, được bổ sung đầy đủ dinh dưỡng để giúp cho cơ thể có đầy đủ năng lượng hoạt động.
- Thực hiện tái khám thường xuyên, thực hiện các xét nghiệm tầm soát.
- Nên rửa tay trước và sau khi chuẩn bị đồ ăn thức uống chăm sóc người bệnh.
- Thường xuyên rèn luyện sức khỏe để tăng cường đốt cháy năng lượng, từ đó giúp giảm cân cũng như giảm căng thẳng.
- Rèn luyện thêm yoga, thiền định, thở sâu với một số loại âm nhạc nhẹ để cơ thể bớt căng thẳng và lo lắng.
- Ngủ đủ giấc, giữ cho phòng ngủ mát mẻ, không nên sử dụng chất caffeine từ sau 6 giờ tối.
Đối với người bình thường
- Tập luyện thể dục thường xuyên để nâng cao sức khỏe, xây dựng cho bản thân chế độ ăn uống khoa học, nên bổ sung đủ iod.
- Không nên sử dụng quá nhiều đậu nành vì có ảnh hưởng đến hoạt động tuyến giáp.
- Chọn sản phẩm hạn chế hoặc không có fluoride.
- Bỏ thuốc lá.
Thực hiện kiểm tra sức khỏe định kỳ để sớm phát hiện bệnh
Hy vọng những chia sẻ trên đây sẽ giúp bạn hiểu rõ hơn về bệnh rối loạn tuyến giáp, chủ động thực hiện các biện pháp phòng tránh, thăm khám tại cơ sở y tế khi có dấu hiệu nghi ngờ.