Bệnh suy tim giai đoạn cuối và những điều bạn cần biết
Suy tim là một trong những bệnh lý về tim mạch nguy hiểm, nó ảnh hưởng trực tiếp đến đời sống sinh hoạt mà còn gây ra những tác động nặng nề đến sức khoẻ. Nếu không kịp thời phát hiện và điều trị, tình trạng này có thể chuyển biến xấu và không thể chữa trị. Hãy cùng tìm hiểu về suy tim giai đoạn cuối trong bài viết sau.
Nguyên nhân dẫn đến suy tim giai đoạn cuối
Suy tim có thể trở thành bệnh mạn tính và phát triển theo thời gian do các tình trạng bệnh lý, vì vậy khiến tim tổn thương và hoạt động khó khăn hơn bình thường. Ngoài ra, suy tim cũng có dạng cấp tính và phát triển với các tình trạng gây tổn thương tim đột ngột, như nhiễm trùng, cục máu đông trong phổi hoặc nhồi máu cơ tim.
Theo thời gian, bệnh tim nhẹ có thể tiến triển đến mức phải dùng thuốc và can thiệp bằng các lựa chọn điều trị khác, thậm chí là cấy ghép tim. Khi điều này xảy ra, có nghĩa là người bệnh đang trải qua suy tim giai đoạn cuối.
Nhiều nguyên nhân góp phần dẫn đến giai đoạn cuối của bệnh, bao gồm:
- Bệnh động mạch vành: Các động mạch vành cung cấp máu cho cơ tim. Nếu chúng bị tắc nghẽn hoặc thu hẹp, lưu lượng máu đến nuôi vùng cơ tim giảm khiến tim bị suy yếu.
- Bệnh cơ tim không do thiếu máu cục bộ: Bệnh này liên quan đến sự suy yếu của cơ tim, gây ra bởi một nguyên nhân khác không do tắc nghẽn trong động mạch vành. Các nguyên nhân có thể bao gồm tình trạng di truyền, tác dụng phụ của thuốc và nhiễm trùng.
- Bệnh van tim, bệnh tim bẩm sinh, tăng huyết áp, đái tháo đường, ngưng thở khi ngủ cũng là nguyên nhân gây suy tim.
Bên cạnh các nguyên nhân kể trên, nhiều yếu tố nguy cơ cũng khiến suy tim tiến triển đến giai đoạn cuối, bao gồm:
- Thừa cân, béo phì;
- Hút thuốc;
- Thiếu máu;
- Rung nhĩ;
- Lupus ban đỏ;
- Bệnh đái tháo đường, đặc biệt là type 2;
- Bệnh lý tuyến giáp như suy giáp, cường giáp…
- Viêm cơ tim: là tình trạng viêm cơ tim thường xảy ra do vi rút và có thể dẫn đến suy tim trái;
- Rối loạn nhịp tim: nhịp tim nhanh hoặc nhịp tim chậm;
- Hemochromatosis: tình trạng sắt tích tụ trong các mô;
- Chứng amyloidosis: sự lắng đọng của các protein tích tụ trong một hoặc nhiều hệ thống cơ quan.
Ai dễ mắc bệnh suy tim?
Đối tượng nào dễ bị suy tim là những người bị các bệnh mạn tính: tiểu đường, tăng huyết áp, rối loạn mỡ máu, tim bẩm sinh, các bệnh van tim không được kiểm soát; bệnh phổi tắc nghẽn.
Ngoài ra các đối tượng người cao tuổi, nam giới hút thuốc lá, ăn mặn và béo phì, lười vận động cũng rất dễ bị bệnh.
Khám sức khoẻ định kỳ cho người mắc bệnh suy tim
Bệnh suy tim có thể chữa khỏi hoàn toàn nếu phát hiện sớm, với những người đã mắc cần tuân thủ điều trị thuốc theo hướng dẫn của bác sĩ vì việc dùng thuốc sẽ giảm triệu chứng, giảm số lần nhập viện, tăng khả năng gắng sức, cải thiện chất lượng cuộc sống và kéo dài tuổi thọ.
Với những người chưa mắc bệnh suy tim cũng cần có chế độ dinh dưỡng phù hợp, có lối sống lành mạnh, không hút thuốc lá, tăng cường luyện tập thể thao, khám sức khỏe định kỳ 6 tháng/lần để kịp thời phát hiện sớm các bệnh lý bất thường, trong đó có suy tim để được điều trị kịp thời.
Kết luận
Suy tim giai đoạn cuối là một thử thách lớn đối với cả bệnh nhân và gia đình. Tuy nhiên, với sự quan tâm chăm sóc đúng cách và tuân thủ phác đồ điều trị, người bệnh vẫn có thể cải thiện chất lượng cuộc sống. Điều quan trọng là duy trì lối sống lành mạnh, tuân thủ chế độ ăn uống khoa học và thường xuyên kiểm tra sức khỏe. Đừng ngần ngại tìm kiếm sự hỗ trợ từ các chuyên gia y tế và chia sẻ với người thân về tình trạng sức khỏe của mình. Sự quan tâm và chăm sóc kịp thời sẽ giúp người bệnh duy trì được sự thoải mái và hạn chế tối đa các biến chứng nguy hiểm.