Bệnh tai mũi họng ảnh hưởng đến Ung thư vòm họng như thế nào?
Ung thư vòm mũi họng khá phổ biến ở các nước Đông Nam Á trong đó có Việt Nam. Tỷ lệ người mắc ung thư vòm họng ở Việt Nam là 12%, chiếm một tỷ lệ khá cao so với các bệnh ung thư khác. Những triệu chứng ban đầu thường nhẹ và rất giống với những bệnh tai mũi họng khác. Vậy bệnh tai mũi họng bệnh ung thư vòm họng có thực sự liên quan đến nhau không? Hãy cùng tìm hiểu qua bài viết dưới đây.
Ung thư vòm họng là gì?
Ung thư vòm họng là bệnh lý ác tính phát sinh từ các tế bào ở vùng vòm họng – phần cao nhất của hầu họng, ngay phía sau của mũi; do tăng sinh tế bào vảy lót ở vòm họng.
Bệnh hay gặp ở nam giới, tỷ lệ gấp hai đến ba lần ở nữ. Tuổi mắc bệnh thường khá trẻ, thậm chí có đến 10% trẻ em dưới 18 tuổi mắc bệnh. Trong số đó có tới 70% bệnh nhân mắc ung thư vòm họng phát hiện bệnh ở giai đoạn cuối khiến cho việc điều trị trở nên rất khó khăn.
Ung thư vòm họng và bệnh tai mũi họng khác có thực sự liên quan đến nhau không?
Bệnh tai mũi họng và Ung thư vòm họng có thật sự liên quan?
Nguyên nhân gây bệnh ung thư vòm họng hiện chưa rõ ràng nhưng các chuyên gia thấy có 3 yếu tố liên quan như:
– Người nhiễm virus EBV: Đây là virus sống ở vòm mũi họng.
– Yếu tố di truyền: Nhiều nghiên cứu cho rằng trong gia đình có người mắc bệnh, người thân cũng có nguy cơ mắc cao hơn.
– Người sống ở môi trường ô nhiễm, ăn thức ăn lên men, nhiều muối gây oxy hóa, uống rượu mạnh, hút thuốc lá,…
Vòm mũi họng là khoang mở, nằm sau hốc mũi. Đây là khu vực có các khoang thông nhau hốc mắt, mũi, xoang hàm, các vòm. Hiện nay, đa phần bệnh nhân đến khám chẩn đoán ung thư vòm mũi họng ở giai đoạn muộn, không thể phẫu thuật đa phần là xạ trị, hóa trị. Thời gian và chất lượng sống giảm sút rất nhiều.
Ba triệu chứng chính của bệnh là đau đầu, ngạt mũi, ù tai, giống với các biểu hiện tai mũi họng khác. Rất khó để phân biệt ung thư vòm họng và các bệnh tai mũi họng khác. Bệnh ung thư vòm họng có một vài sự khác biệt như các triệu chứng này chỉ bị một bên, tăng dần dù bạn uống thuốc, sụt cân nhanh nhưng cũng thường rất mờ nhạt. Giai đoạn muộn, bệnh nhân xuất hiện hạch cổ ở vùng bên, nhầy mũi có thêm máu do khối u gây ra, nghe kém do tràn dịch tai, xâm lấn vào dây thần kinh gây nhìn đôi, lác mắt, sụp mí.
Theo báo vnexpress.net có ghi nhận trường hợp ngày 9/11/2022, bác sĩ Hà Hải Nam, Phó trưởng Khoa Ngoại bụng 1, cho biết bệnh nhân phát hiện bệnh ở giai đoạn sớm, khối u chưa di căn, chưa thấy hạch. Ông có tiền sử hút thuốc lá nhiều năm, đi khám vì tưởng bị viêm họng, và được chẩn đoán là ung thư vòm họng.
Trường hợp khác, nam, 47 tuổi cũng nghiện thuốc lá. Anh đi khám do có khối u hạch bên trái, khoảng ba phân, có dấu hiệu vỡ mủ. Người bệnh nội soi, sinh thiết, phát hiện mắc ung thư vòm họng, đã di căn hạch cổ.
Vì vậy, nếu bạn thường xuyên có dấu hiệu viêm amidan, viêm họng hay các triệu chứng viêm tai mũi họng khác thì cần đi khám.
Cách bảo vệ tai mũi họng và phòng bệnh Ung thư vòm họng
Ở giai đoạn sớm, tỷ lệ bệnh nhân ung thư vòm họng sống thêm 5 năm đạt 80-90%. Tuy nhiên, 90-97% người bệnh ở nước ta phát hiện bệnh ở giai đoạn muộn, khối u di căn, tổn thương nặng nề. Vì vậy, mọi người dân cần biết cách tự bảo vệ sức khỏe của mình bằng cách:
- Khám sức khỏe định kỳ, làm tầm soát ung thư: ung thư ngày càng trẻ hóa nên độ tuổi tầm soát một số loại ung thư cũng sớm hơn trước đây. Người bệnh cần thăm khám nội soi tai mũi họng khi có các triệu chứng ngạt mũi, ù tai, nổi hạch cổ một bên tăng dần. Gia đình có bố mẹ, anh chị em ruột bị ung thư cần khám sức khỏe định kỳ để điều trị sớm nếu không may mắc bệnh.
- Hạn chế ăn uống các thực phẩm lên men như rượu bia, cá muối, nước mắm có chứa nhiều chất nitrosamine vì Nitrosamine là một chất gây ung thư được tạo ra trong quá trình chế biến, lên men hoặc bảo quản thực phẩm, đặc biệt là các sản phẩm từ chất đạm-protein. Vì vậy, tiếp xúc hoặc tiêu thụ lượng lớn nitrosamine có thể tăng nguy cơ mắc ung thư vòm mũi họng.
- Duy trì chế độ dinh dưỡng hợp lý, ăn nhiều rau và hoa quả tươi.
- Tập thể dục ít nhất 30 phút mỗi ngày, 2-3 lần mỗi tuần giúp tăng cường sức đề kháng của cơ thể, duy trì cân nặng phù hợp, tinh thần thoải mái.
- Hạn chế rượu bia, không hút thuốc lá cũng có thể giảm một nửa nguy cơ mắc ung thư.
Hạn chế rượu bia giúp giảm nguy cơ bị ung thư vòm họng
Tóm lại, dù là những bệnh tai mũi họng thông thường như viêm họng, viêm amidan,… hay ung thư vòm họng cũng đều ảnh hưởng lớn đến sức khỏe và chất lượng cuộc sống của bạn. Hãy thay đổi lối sống lành mạnh, luyện tập đều đặn và xây dựng độ dinh dưỡng khoa học là cách để bạn bảo vệ sức khỏe của bạn trước những căn bệnh xung quanh.