Tổng quan chung
Triệu chứng
Nguyên nhân
Đối tượng nguy cơ
Chuẩn đoán
Phòng ngừa bệnh
Cách điều trị
Bệnh Osgood-Schlatter là gì? Những điều cần biết về bệnh osgood-schlatter
Bệnh Osgood-Schlatter (viêm lồi củ trước xương chày) là tình tràng viêm phì đại phần sụn tại lồi củ chày, đây là một tổn thương mạn tính gây ra do các vi chấn thương lặp đi lặp lại tại chỗ bám dây chằng bánh chè vào lồi củ chày, thường ảnh hưởng các bé trai trong độ tuổi từ 10-15 tuổi.
Tổng quan chung
Bệnh Osgood-Schlatter là bệnh lý liên quan đến tình trạng viêm phì đại phần sụn lồi củ trước xương chày. Bệnh thường xảy ra khi khớp gối bắt đầu phát triển mạnh khiến phần xương lồi ở khu vực dưới bánh chè chịu nhiều đau đớn.
Osgood-Schlatter thường gặp ở trẻ nam trong giai đoạn thiếu niên, ưa hoạt động và có tốc độ phát triển cơ thể nhanh. Lực co kéo nhẹ nhưng tái diễn nhiều lần khiến một phần ở mỏm xương của lồi củ trước xương chày bị bong ra gây gãy xương do giật mạn tính xương chày.
Osgood-Schlatter có thể chỉ là một hiện tượng sinh lý bình thường hoặc cũng có thể coi là bệnh.
Viêm lồi củ trước xương chày thường gặp ở trẻ nam từ 12 – 14 tuổi và trẻ nữ từ 10 – 13 tuổi. Vận động viên nhảy và chạy trong giai đoạn thanh thiếu niên cũng có nguy cơ viêm lồi củ trước xương chày cao hơn so với bình thường.
Triệu chứng
Triệu chứng chung điển hình của bệnh Osgood-Schlatter là đau nhức và sưng ở vùng cẳng chân ngay bên dưới đầu gối và có thể gặp ở một hoặc hai chân. Cơn đau tăng khi thực hiện vận động đầu gối mạnh hoặc vận động đè ép lên lồi củ dưới đầu gối.
Nếu bệnh ở mức độ nhẹ thì các triệu chứng sẽ giảm dần trong vòng 6 tuần và những cơn đau sẽ chấm dứt khi trẻ ngừng tăng trưởng, các mảnh xương vỡ liền lại với nhau.
Nguyên nhân
Nguyên nhân khiến cho trẻ bị viêm lồi củ trước xương chày là do hàng ngày trẻ thường xuyên tham gia vào các vận động mạnh gây áp lực lớn lên hệ thống cơ xương khớp, dần dần khiến đầu gối gặp tổn thương trong khi đó những cơ quan này chưa được phát triển một cách hoàn thiện ở trẻ.
Không chỉ có vậy, các chuyên gia cũng cho rằng khi cấu trúc và độ dẻo dai của xương chưa hoàn chỉnh, vận động mạnh sẽ kéo rút gân xương bánh chè ra khỏi vị trí ở lồi củ xương chày dẫn tới hiện tượng sưng đau và viêm.
Bên cạnh nguyên nhân chính nêu trên, một số yếu tố sau cũng góp phần làm tăng rủi ro mắc bệnh Osgood Schlatter:
- Nghề nghiệp: những vận động viên thể thao thường gặp phải chấn thương đau đầu gối do vận động mạnh liên tục;
- Độ tuổi: bệnh xảy ra nhiều khi trẻ em bước vào giai đoạn dậy thì. Ở bé gái là từ 11 – 12 tuổi, bé trai từ 13 – 14 tuổi;
- Giới tính: bé trai có nguy cơ bị Osgood Schlatter so với các bé giá. Tuy nhiên nếu trẻ thường xuyên chơi thể thao thì nguy cơ bị bệnh là tương đương nhau ở hai giới;
- Một số bộ môn thể thao có liên quan đến bệnh Osgood Schlatter: bóng đá, bóng chuyền, bóng rổ, tập gym, chạy nước rút,…
Đối tượng nguy cơ
Bệnh Osgood-Schlatter là nguyên nhân phổ biến nhất gây đau đầu gối ở các vận động viên thể thao. Người mắc bệnh thường là các bé trai, nhất là độ tuổi từ 11 tới 18 tuổi, giai đoạn các khớp xương phát triển mạnh. Ngoài ra, các bé gái, khoảng từ 8 đến 16 tuổi, có thể cũng dễ mắc bệnh
Có rất nhiều yếu tố có thể làm tăng nguy cơ bị bệnh Osgood-Schlatter, bao gồm:
- Độ tuổi: bệnh thường xảy ra ở độ tuổi dậy thì. Độ tuổi cụ thể thì có sự khác biệt giữa nam và nữ. Nữ thường dậy thì sớm hơn nam. Do vậy, bệnh thường xảy ra ở bé gái từ 11 đến 12 tuổi và ở bé trai từ 13 đến 14 tuổi;
- Giới tính: bệnh thường gặp ở bé trai hơn, nhưng đối với những bé hay chơi thể thao thì tỉ lệ mắc bệnh ở cả hai giới gần như nhau;
- Thể thao: bệnh thường xảy ra ở những môn thể thao có các động tác như chạy, nhảy và thay đổi tư thế hoặc hướng đột ngột.
Chẩn đoán
Bệnh Osgood Schlatter là một chẩn đoán lâm sàng.
Hình ảnh X quang khớp gối thường quy có thể được sử dụng để loại trừ các chẩn đoán bổ sung như gãy xương, nhiễm trùng hoặc khối u xương nếu biểu hiện nghiêm trọng hoặc không điển hình.
Đánh giá bằng X quang cũng có thể được chỉ định để đánh giá tổn thương bứt giật các trung tâm cốt hóa thứ phát ở lồi củ chày hoặc các tổn thương khác do chấn thương.
Biểu hiện X quang điển hình trong bệnh Osgood-Schlatter bao gồm một lồi củ chày nhô cao kèm theo sưng mô mềm, những mảnh rời của trung tâm cốt hóa thứ phát hoặc vôi hóa đầu xa của dây chằng bánh chè. Điều đáng chú ý là những phát hiện này cũng có thể được coi là các biến thể bình thường và không phải lúc nào cũng đại diện cho bệnh Osgood-Schlatter, vì vậy mối tương quan lâm sàng là điều quan trọng hàng đầu. Nếu yêu cầu chụp X quang, hãy xem xét so sánh hình ảnh hai bên để phân định bình thường và bất thường ở từng bệnh nhân.
MRI có độ nhạy và độ đặc hiệu cao hơn có thể được sử dụng để đánh giá các biểu hiện của bệnh, bao gồm:
- Sưng nề mô mềm ở phía trước lồi củ chày
- Mất góc dưới sắc nét của khối mỡ dưới bánh chè (khối mỡ Hoffa)
- Dày và phù nề đầu xa gân bánh chè
- Viêm bao hoạt dịch dưới bánh chè: bao hoạt dịch dưới bánh chè sâu căng giãn là một dấu hiệu thường gặp
- Phù nề tủy xương ở lồi củ chày.
Phòng ngừa bệnh
Osgood-Schlatter là vấn đề thường gặp phải ở trẻ trong độ tuổi trưởng thành. Để hạn chế nguy cơ/ ngăn chặn sự phát triển của viêm củ lồi trước xương chày ở trẻ, ba mẹ lưu ý:
- Nếu trẻ thừa cân, béo phì, ba mẹ khuyến khích trẻ vận động hợp lý để hạn chế áp lực từ cơ thể lên đầu gối.
- Không để trẻ vận động quá mạnh. Khởi động kỹ trước khi hoạt động hay chơi thể thao.
- Giãn cơ: Thực hiện các bài tập giãn cơ gân kheo và cơ đùi trước khi tham gia thể thao.
- Sử dụng thiết bị bảo vệ: Mang đai gối hoặc băng đầu gối để giảm áp lực lên vùng gân bánh chè.
- Trẻ bị viêm củ lồi trước xương chè cần được:
- Cố định vùng thương tổn
- Nghỉ ngơi hợp lý
- Tập luyện các bài tập vật lý để cải thiện hệ cơ xương khớp
- Uống thuốc đúng giờ theo đúng chỉ định của bác sĩ.
Điều trị như thế nào?
Phương pháp điều trị chủ yếu được thực hiện thường là bảo tồn bằng các cách sau:
- Nghỉ ngơi: Những cơn đau sẽ giảm dần sau một thời gian nghỉ ngơi. Đồng thời sau đó trẻ cũng hạn chế các hoạt động thể thao có thể gây ra chấn thương.
- Chườm lạnh: Chườm lạnh vào chỗ đau từ 2 đến 4 lần mỗi ngày sau khi vận động cũng là một phương pháp giảm đau hiệu quả.
- Băng ép nơi bị đau với băng cao su.
- Khi nằm nên nâng cao chân vùng tổn thương.
- Thực hiện các bài tập vật lý trị liệu giúp giãn cơ và tăng sức mạnh của cơ nhằm nâng cao sức bền cơ, linh hoạt khớp gối và rút ngắn thời gian bệnh. Ngoài ra, những bài tập này còn giúp ngăn chặn bệnh tái phát.
- Một số trường hợp có thể được bác sĩ kê đơn thuốc giảm đau, kháng viêm. Đối với những bệnh nhân nặng không đáp ứng với các phương pháp trên thì cần được phẫu thuật.
Bệnh Osgood-Schlatter thường có tiên lượng tốt, có thể tự khỏi nhưng cần phải có thời gian vài tháng hoặc vài năm để phục hồi cho đến khi hợp nhất điểm cốt hóa thứ phát.
Có khoảng 10% sẽ tiếp tục có triệu chứng ở tuổi trưởng thành do người bệnh không tuân thủ điều trị đúng cách. Một số ít trường hợp cần được phẫu thuật cắt bỏ các mảnh xương và sụn tự do để có kết quả tốt khi điều trị bảo tồn không hiệu quả.
Bệnh Osgood-Schlatter tuy không nguy hiểm nhưng có thể gây ra nhiều khó khăn trong sinh hoạt và hoạt động thể thao của trẻ em và thanh thiếu niên. Việc nhận biết sớm và điều trị kịp thời sẽ giúp giảm đau và ngăn ngừa các biến chứng không mong muốn. Nếu bạn hoặc người thân có các triệu chứng nghi ngờ của bệnh Osgood-Schlatter, hãy đến gặp bác sĩ để được tư vấn và điều trị. Chúc bạn và gia đình luôn khỏe mạnh và năng động!
Xin lưu ý: Thông tin trong bài viết chỉ mang tính chất tham khảo. Độc giả vui lòng liên hệ với Bác sĩ, Dược sĩ hoặc chuyên viên y tế để được tư vấn cụ thể và chính xác nhất.