Tổng quan chung
Triệu chứng
Nguyên nhân
Đối tượng nguy cơ
Chuẩn đoán
Phòng ngừa bệnh
Cách điều trị
Bệnh thần kinh quay là gì? Những điều cần biết về bệnh thần kinh quay
Bệnh thần kinh quay là bệnh lý tổn thương dây thần kinh quay gây ra do nhiều nguyên nhân khác nhau. Điều trị bệnh thần kinh quay được thực hiện dựa trên sự phối hợp của nhiều biện pháp khác nhau như theo dõi, loại bỏ yếu tố nguy cơ, thuốc, tập vật lý trị liệu và phẫu thuật nếu cần thiết.
Bệnh thần kinh quay
Tổng quan chung
Bệnh thần kinh quay là bệnh lý chỉ tình trạng tổn thương dây thần kinh quay ở dạng viêm do nhiều nguyên nhân khác nhau, phổ biến nhất là chấn thương và chèn ép khiến dây thần kinh bị mắc kẹt lại tại một vị trí. Vị trí thường thấy xuất hiện bệnh thần kinh quay là mặt trước phía dưới khớp khuỷu hoặc đoạn trên cẳng tay.
Thần kinh quay là một dây thần kinh chính ở vùng cánh tay, chạy từ hõm nách xuống khuỷu, chia nhiều nhánh nhỏ chi phối vận động và cảm giác vùng cánh tay, cẳng tay và bàn tay ở người. Nhờ có thần kinh quay, con người có thể thực hiện được các động tác gấp duỗi cánh tay, duỗi các ngón tay thông qua các cơ duỗi ngón út, duỗi ngón cái ngắn, duỗi ngón trỏ, duỗi các ngón, dạng ngón cái dài. Vùng cảm giác của dây thần kinh quay bao gồm mặt sau cánh tay, nửa ngoài mu bàn tay từ mặt mu ngón cái đến mặt mu đốt 1, 2 ngón tay trỏ và một nửa đốt 1 ngón tay giữa. Vì thế, khi mắc phải bệnh thần kinh quay, người bệnh thường phải đối mặt với nhiều biểu hiện bất thường liên quan đến vận động và cảm giác của chi trên.
Triệu chứng
Các dấu hiệu và triệu chứng của bệnh thần kinh quay bao gồm:
- Cảm giác bất thường ở bàn tay hoặc cẳng tay, mặt trước của bàn tay, ngón tay hoặc ngón trỏ và ngón giữa;
- Khó khăn duỗi thẳng cánh tay ở khuỷu tay;
- Khó gập cổ tay lại, hoặc khó nắm bàn tay lại;
- Tê, giảm xúc giác, ngứa, hoặc có cảm giác rát;
- Đau.
Nguyên nhân
Bất kỳ tác nhân nào gây chấn thương hoặc chèn ép lên dây thần kinh quay tại một hoặc nhiều vị trí trên đường đi của nó đều có thể dẫn đến bệnh thần kinh quay. Một số nguyên nhân phổ biến trên lâm sàng được liệt kê bên dưới:
- Chấn thương trực tiếp tại vùng cánh tay như gãy xương cánh tay
- Chấn thương ở hõm nách, gây chèn ép đoạn cao thần kinh quay
- Chèn ép dây thần kinh quay tại rãnh dây thần kinh quay trong thời gian dài vì các tư thế không thích hợp như gác tay trong lúc ngủ, đè ép tay liên tục khi sử dụng xe lăn
- Dị vật hoặc mảnh xương gãy làm đứt dây thần kinh quay
- Trật khớp khủy dẫn đến tổn thương đoạn dây thần kinh quay phía trên xương cẳng tay
- Các thương tổn liên quan đến bao hoạt dịch vùng khớp khuỷu tay như viêm nhiễm cấp tính, u nang bao hoạt dịch, giãn rộng túi hoạt dịch
- Bệnh thần kinh quay ở trẻ sơ sinh thường do các tư thế bất thường trong tử cung hoặc tổn thương đám rối thần kinh cánh tay khi sinh có sử dụng phương tiện hỗ trợ.
- Ngộ độc chì cũng có thể gây bệnh thần kinh quay. Khi đó tổn thương xuất hiện ở cả hai dây thần kinh quay trái và phải.
Đối tượng nguy cơ
Bệnh thần kinh quay có thể xuất hiện ở tất cả mọi người ở mọi độ tuổi. Tuy nhiên một số đối tượng có nguy cơ mắc bệnh thần kinh quay cao hơn người khác cần lưu ý như:
- Thường xuyên bị chấn thương ở tay;
- Người làm việc vận động tay nhiều;
- Mắc bệnh thận;
- Mắc bệnh tiểu đường.
Không có các yếu tố nguy cơ bệnh không có nghĩa là bạn không thể mắc bệnh.
Chẩn đoán
Bệnh thần kinh quay được các bác sĩ chẩn đoán dựa vào các triệu chứng lâm sàng bao gồm các rối loạn về vận động, cảm giác,… Bên cạnh đó, một số biện pháp cận lâm sàng cũng được sử dụng để chẩn đoán bệnh thần kinh quay đó là:
- Chụp X-quang: Đây là phương pháp chẩn đoán bệnh trong trường hợp người bệnh gãy xương cánh tay, trật khớp, hoặc dị vật với nghi ngờ gây chèn ép hoặc làm đứt dây thần kinh quay.
- Thăm khám và khảo sát hoạt động điện cơ của những vùng chịu chi phối bởi dây thần kinh quay.
- Khảo sát hoạt động thần kinh cơ, đo tốc độ dẫn truyền tín hiệu thần kinh quay cũng là cách chẩn đoán tình trạng bệnh lý của thần kinh quay.
Phòng ngừa bệnh
Có thể ngăn ngừa hầu hết các tổn thương thần kinh quay bằng cách:
- Tránh gây áp lực kéo dài lên phần trên cánh tay.
- Tránh các hành vi có thể dẫn đến tổn thương thần kinh, chẳng hạn như chuyển động lặp đi lặp lại hoặc ở tư thế chật chội khi ngồi hoặc ngủ.
- Nếu công việc đang làm đòi hỏi phải có những chuyển động lặp đi lặp lại, hãy thực hiện các bước để tự bảo vệ mình bằng cách nghỉ ngơi và chuyển đổi giữa các tư thế khác nhau.
- Khi có các triệu chứng tổn thương dây thần kinh quay lập tức đến các cơ sở y tế thăm khám và điều trị kịp thời tránh dẫn đến tình trạng liệt thần kinh quay.
Điều trị như thế nào?
Mục tiêu của điều trị tổn thương thần kinh quay là làm giảm các triệu chứng trong khi duy trì chuyển động của cổ tay và bàn tay giảm tình trạng liệt dây thần kinh quay.
Kết quả của điều trị tốt phụ thuộc vào nguyên nhân cơ bản. Trong một số trường hợp, các triệu chứng tự hết dần mà không cần can thiệp. Bác sĩ có thể kê toa thuốc hoặc các liệu pháp khác để giúp kiểm soát các triệu chứng của bạn.
Điều trị không phẫu thuật
Có một số lựa chọn điều trị không phẫu thuật khác nhau. Bao gồm các:
- Thuốc giảm đau hoặc thuốc chống viêm có thể giúp giảm đau do chấn thương thần kinh quay. Nó cũng có thể giúp vết thương nhanh lành hơn. Một mũi tiêm cortisone ở vùng bị ảnh hưởng có thể giảm đau.
- Kem hoặc miếng dán gây mê cũng có thể được sử dụng để giảm đau, trong khi vẫn cho phép di chuyển.
- Thuốc chống động kinh hoặc thuốc chống trầm cảm ba vòng (quy định để điều trị đau)
- Tiêm steroid
- Sử dụng nẹp để cố định dây thần kinh. Điều này có vẻ không phải là tùy chọn thuận tiện nhất, nhưng nó có thể giúp bạn phục hồi dây thần kinh trong khi nó đang lành.
- Vật lý trị liệu để tăng cường và duy trì sức mạnh cơ bắp giúp chữa lành và cải thiện chức năng của thần kinh.
- Massage: Massage điều trị là một lựa chọn khác. Massage có thể phá vỡ mô sẹo và làm cho dây thần kinh quay phản ứng nhanh hơn.
Một số người chọn kích thích dây thần kinh xuyên da (Transcutaneous Electrical Nerve Stimulation – TENS) để điều trị tổn thương thần kinh. Liệu pháp này bao gồm đặt một số điện cực dính trên da gần khu vực bị ảnh hưởng. Các điện cực cung cấp một dòng điện nhẹ ở tốc độ khác nhau.
Các phương pháp điều trị ít truyền thống hơn, chẳng hạn như châm cứu, cũng là một lựa chọn tốt.
Điều trị phẫu thuật
Hầu hết những người bị chấn thương thần kinh quay sẽ hồi phục trong vòng 3 tháng sau khi bắt đầu điều trị nếu dây thần kinh không bị rách. Nhưng một số trường hợp cuối cùng cần giải phẫu dây thần kinh quay.
Nếu dây thần kinh quay bị vướng, phẫu thuật có thể làm giảm áp lực lên dây thần kinh. Hoặc có một khối, chẳng hạn như một khối u lành tính, trên dây thần kinh quay của, có thể cần phẫu thuật để loại bỏ nó.
Phương pháp điều trị không phẫu thuật sẽ chữa lành hầu hết các tổn thương thần kinh quay trong vòng 12 tuần. Những người trẻ hơn khi tổn thương thần kinh có xu hướng phục hồi nhanh. Nếu cần phẫu thuật, thời gian phục hồi hoàn toàn có thể mất từ 6 đến 12 tháng.