Tổng quan chung
Triệu chứng
Nguyên nhân
Đối tượng nguy cơ
Chuẩn đoán
Phòng ngừa bệnh
Cách điều trị
Béo phì độ 1 là gì? Những điều cần biết về béo phì độ 1
Béo phì được định nghĩa là sự tích tụ chất béo bất thường hoặc quá mức có nguy cơ gây hại cho sức khỏe. Béo phì độ 1 là cấp độ nhẹ nhất của béo phì. Một người trưởng thành được chẩn đoán là béo phì độ 1 khi chỉ số sinh khối (BMI) lớn hơn hoặc bằng 30. Bài viết sau sẽ thông tin những điều cần biết về béo phì độ 1.
Tổng quan chung về béo phì độ 1
Béo phì là tình trạng lượng mỡ trong cơ thể bị tích tụ nhiều hơn bình thường. Thông thường béo phì có liên quan đến các yếu tố di truyền, sinh lý và môi trường, kết hợp với chế độ ăn uống, hoạt động thể chất. Trong đó, béo phì loại 1 là dạng thường gặp và ở cấp độ nhẹ nhất. Người trưởng thành được chẩn đoán bị béo phì độ 1 khi sở hữu chỉ số sinh khối BMI lớn hơn hoặc bằng 30.
Trước đây, béo phì là bệnh phổ biến ở các quốc gia có thu nhập cao, còn hiện nay đang gia tăng đáng kể ở các quốc gia đang phát triển, trong đó có Việt Nam.
Triệu chứng béo phì độ 1
Khi bị béo phì, cơ thể sẽ đưa ra các tín hiệu cảnh báo để bạn tự điều chỉnh lại cân nặng của bản thân. Các triệu chứng béo phì thông thường gồm:
- Số đo vòng eo tăng: Theo Tổ chức Y tế Thế giới (WHO), khi tỷ lệ số đo vòng eo/mông trên 0.9 đối với nam giới hoặc 0.85 đối với nữ giới sẽ co nguy cơ mắc béo phì độ 1.
- Thường xuyên có cảm giác đói bụng.
- Gặp các vấn đề về da (rạn da và da vùng cổ bị chảy xệ).
- Thị lực bị giảm sút.
- Suy giãn tĩnh mạch.
- Xuất hiện chứng ngủ ngáy.
- Có cảm giác khó thở trong thời gian dài.
- Cơ thể thường xuất hiện cảm giác mệt mỏi và trì trệ.
- Đau đầu gối, lưng hoặc hông.
- Ợ hơi sau khi ăn.
- Chu kỳ kinh nguyệt không đều.
Nguyên nhân béo phì độ 1
Nguyên nhân cơ bản nhất gây nên béo phì độ 1 do cơ thể nạp lượng calo lớn hơn mức độ tiêu hao. Trạng thái mất cân bằng năng lượng này tiếp tục kéo dài dẫn đến căn bệnh béo phì mà chúng ta thường biết. Vì vậy, nếu ăn ít calo hơn lượng calo cơ thể đốt cháy thì cân nặng sẽ giảm xuống. Có nhiều nguyên nhân dẫn đến tình trạng dư thừa này, trong đó bao gồm cả các yếu tố trực tiếp và gián tiếp:
- Gen không phải là nhân tố quyết định: Gen di truyền đóng vai trò gây nên bệnh béo phì nhưng nói chung ở mức độ thấp. Gen chỉ làm tăng nguy cơ tăng cân và đi kèm với các yếu tố khác từ môi trường, chẳng hạn như chế độ ăn uống không lành mạnh và lười vận động. Vì vậy, việc duy trì lối sống lành mạnh là biện pháp phòng ngừa tốt nhất với những tác động di truyền này.
- Ảnh hưởng từ giai đoạn mang thai
-
- Khi mang bầu, phụ nữ thường được khuyến khích nên tăng từ 10 – 12kg để thai nhi có thể phát triển khỏe mạnh. Tuy nhiên, sau sinh, mẹ bầu rất khó giảm cân vì có xu hướng ăn uống theo chế độ dinh dưỡng từ lúc chưa sinh, dễ dẫn đến nguy cơ béo phì độ 1 cao hơn bình thường.
- Những bà mẹ mang thai hút thuốc hoặc thừa cân có thể sinh ra những đứa trẻ có nhiều khả năng béo phì. Tăng cân quá mức trong thời thơ ấu cũng làm tăng nguy cơ béo phì khi trưởng thành. Hãy cho con bú sữa mẹ có thể làm giảm nguy cơ này.
- Chế độ ăn uống không lành mạnh: Các thói quen ăn uống có hại cho cơ thể như thường xuyên uống trà sữa, nước ngọt, đồ nướng, các loại thực phẩm giàu calo như gà chiên, khoai tây chiên,… sẽ đưa vào cơ thể lượng calo khổng lồ làm tăng chất béo dự trữ, gây ra béo phì.
Ngược lại, các thực phẩm như ngũ cốc nguyên hạt, rau, trái cây và các loại hạt cần được bổ sung trong chế độ ăn uống để giúp kiểm soát cân nặng và ngăn ngừa các bệnh mãn tính.
- Lối sống thụ động: Cuộc sống quá bận rộn khiến nhiều người quên việc tập thể dục, dành hàng giờ ngồi trước máy tính. Điều này dẫn đến thừa năng lượng, tích mỡ bụng, và gây béo phì độ 1. Thiếu ngủ còn gây rối loạn nội tiết tố và nhịp sinh học, khiến cơ thể cảm thấy đói nhanh hơn bình thường.
- Môi trường sống: Môi trường vật chất và xã hội nơi mọi người sống đóng một vai trò rất lớn trong các lựa chọn thực phẩm và hoạt động mà họ thực hiện. Vì vậy, người thân của bệnh nhân béo phì thường sẽ có nguy cơ bị thừa cân và béo phì hơn bởi vì cùng sinh hoạt và chế độ dinh dưỡng tương đồng.
- Lão hóa: Càng lớn tuổi thì tình trạng trao đổi chất trong cơ thể càng kém đi nên dễ gây nên sự tích tụ mỡ thừa.
- Các bệnh lý khác: Một số bệnh như hội chứng buồng trứng đa nang, suy giáp, hội chứng Cushing, hội chứng Prader-Willi,… khiến bệnh nhân bị rối loạn nội tiết. Họ sẽ thường xuyên thấy căng thẳng quá mức, vì vậy sẽ cần tìm thực phẩm để giải tỏa và thỏa mãn cơn đói gây nên tình trạng béo phì độ 1.
Đối tượng nguy cơ béo phì độ 1
Những đối tượng có nguy cơ mắc béo phì độ 1 bao gồm:
- Người lớn tuổi: Béo phì có thể xảy ra ở mọi lứa tuổi, ngay cả ở trẻ nhỏ. Nhưng khi bạn già đi, sự thay đổi nội tiết tố và lối sống ít vận động hơn sẽ làm tăng nguy cơ béo phì.
- Không hoạt động.
- Một số tình trạng sức khỏe tiềm ẩn đôi khi có thể góp phần làm tăng cân, chẳng hạn suy giáp, hội chứng Cushing, hội chứng Prader-Willi.
Các yếu tố làm tăng nguy cơ mắc béo phì độ 1 bao gồm:
- Các thành viên trong gia đình mắc béo phì;
- Chế độ ăn uống không lành mạnh;
- Lười vận động;
- Thai kỳ;
- Thiếu ngủ;
- Có vấn đề về tâm lý: Chán nản, cô đơn, lo lắng và trầm cảm đều là những hiện tượng phổ biến trong xã hội hiện đại và đều có thể dẫn đến ăn quá nhiều.
Chẩn đoán béo phì độ 1
Bệnh béo phì độ 1 thực chất rất khó nhận biết bằng mắt thường. Hơn nữa, tỉ lệ và vị trí lượng mỡ thừa được phân bổ trên cơ thể theo giới tính khác nhau. Vì vậy, Bộ Y tế đã đưa ra 3 cách nhận biết bệnh béo phì độ 1 chính xác nhất, đó là:
- Tính chỉ số BMI (25 =< BMI < 30): Chỉ số BMI được tính bằng cách lấy trọng lượng cơ thể (theo đơn vị kilogam) chia cho bình phương của chiều cao (theo đơn vị mét). Ví dụ như 1 người cao 175cm, nặng 90kg sẽ có chỉ số BMI = 90 / (1.75)2 = 29.38. Vì giá trị BMI là 29.38 – nằm trong khoảng từ 25 đến 29.99 nên người này được chẩn đoán béo phì độ 1.
- Đo chu vi vòng bụng (với nam: >= 90, với nữ: >= 80): Tiến hành đo chu vi vòng bụng bằng cách đứng thẳng lưng trong tư thế tự nhiên, hai chân bằng vai, sau đó choàng thước dây qua đường giữa xương sườn thấp nhất và bờ trên của xương chậu. Nếu chu vi vòng bụng của nữ từ 80cm trở lên, hoặc 90cm đối với nam thì điều này đồng nghĩa với việc bạn đã mắc béo phì độ 1.
- Sử dụng Công nghệ DXA (25 =< BMI < 30): DXA (Dual Energy X-ray Absorptiometry) sử dụng tia X ở 2 mức năng lượng khác nhau để xác định tỉ lệ mỡ và thành phần của cơ thể. Nếu chỉ số BMI bằng hoặc vượt quá 30 cũng bị chẩn đoán béo phì độ 1.
Phòng ngừa béo phì độ 1
Các phương pháp phòng ngừa béo phì độ 1 hiệu quả bao gồm:
- Hãy thay đổi thói quen ăn uống: Bạn có thói quen ăn vặt hàng ngày chẳng hạn như đồ uống có đường, chứa nhiều calo không? Hãy xem xét việc thay thế nó bằng trái cây hoặc bánh kẹo ít đường.
- Hãy thay đổi thói quen sinh hoạt: Cố gắng mỗi ngày đều tập thể dục ít nhất 10 phút.
- Mua sắm có chủ ý: Chỉ nên mua những thực phẩm lành mạnh như sữa ít đường, trái cây, khoai lang… để dự trữ ở nhà.
- Nuôi dưỡng cơ thể khỏe mạnh: Giảm thời gian sử dụng thiết bị điện tử, ra ngoài và đi dạo. Kiểm soát căng thẳng của bạn và cố gắng ngủ đủ giấc
Điều trị béo phì độ 1 như thế nào?
Vì là cấp độ nhẹ nhất trong tất cả các cấp béo phì nên hoàn toàn có thể điều trị béo phì độ 1 bằng cách thay đổi lối sống khoa học.
Chế độ ăn uống lành mạnh
Cuộc sống bận rộn làm cho nhiều người chọn lựa đồ ăn được chế biến sẵn với hàm lượng calo khá cao. Thói quen ăn uống này dẫn đến tỷ lệ béo phì ngày càng tăng. Vì vậy các chuyên gia dinh dưỡng đưa ra những lời khuyên xây dựng thực đơn để giảm cân hiệu quả cho người béo phì như sau:
- Chia nhỏ bữa ăn để kiểm soát lượng calo nạp vào.
- Ăn chậm, nhai kỹ.
- Hạn chế đồ ăn vặt.
- Bổ sung thực phẩm có chứa chất xơ có lợi cho sự trao đổi chất như rau xanh và trái cây.
- Ăn các loại tinh bột nguyên hạt như ngũ cốc, gạo lức, bắp,…
- Giảm thiểu các thực phẩm có nhiều đường, giàu chất béo như đồ ăn nhanh.
- Không uống rượu bia, nước ngọt có gas.
Tập thể dục
Để quá trình giảm cân hiệu quả, việc tập thể dục đều đặn là yếu tố không thể bỏ qua. Bác sĩ khuyến khích bạn nên tập từ 30 – 45 phút/ngày và duy trì tối thiểu 5 ngày/tuần. Người béo phì có thể tự do lựa chọn bài tập và cường độ tùy theo khả năng. Tuy nhiên, nếu đang có các vấn đề về sức khỏe khác, bạn cần tham khảo ý kiến bác sĩ để tìm được bài tập phù hợp. Với người béo phì độ 1 không có đủ thời gian, bạn chỉ cần cố gắng vận động thay vì chỉ ngồi một chỗ. Các hoạt động thường ngày như làm việc nhà, đi dạo sẽ là giải pháp thay thế tốt.
Ngủ đủ giấc
Nghiên cứu cho thấy việc ngủ ít hơn 5 giờ làm tăng nguy cơ béo phì gấp 2.5 lần so với bình thường. Thiếu ngủ làm cho cơ thể sản sinh ra 1 loại hormone kích thích sự thèm ăn, đặc biệt các loại có chứa hàm lượng calo cao như đồ ngọt. Ngủ đủ giấc giúp quá trình trao đổi chất diễn ra tốt hơn, từ đó kiểm soát được cân nặng.
Uống đủ nước
Nước giúp giảm cảm giác thèm ăn và giới hạn lượng cholesterol trong cơ thể ở mức thấp. Đây chính là người bạn lý tưởng cho người bị béo phì. Vì vậy hãy uống đủ 2 lít nước mỗi ngày để bảo vệ sức khỏe.