Tổng quan chung
Triệu chứng
Nguyên nhân
Đối tượng nguy cơ
Chuẩn đoán
Phòng ngừa bệnh
Cách điều trị
Bọng mắt là gì? Những điều cần biết về bọng mắt
Bọng mắt hay còn gọi là bọng mỡ dưới mắt gây mất thẩm mỹ cho gương mặt, đồng thời khiến bạn cảm thấy thiếu tự tin khi giao tiếp. Vậy chúng ta cùng tìm hiểu bài viết dưới đây để hiểu hơn về bọng mắt nhé.
Tổng quan chung
Có thể nói, bọng mắt là tình trạng sưng nhẹ hoặc phồng lên dưới mắt. Theo tuổi tác, các mô xung quanh mắt, bao gồm một số các cơ hỗ trợ mí mắt, bị yếu đi. Mỡ hỗ trợ mắt di chuyển vào mí mắt dưới, gây ra bọng dưới mắt. Chất lỏng cũng có thể tích tụ bên dưới mắt làm tăng độ sưng phồng.
Nguyên nhân xuất hiện bọng mắt: Là do tuổi tác, điều kiện sức khỏe, thể chất, yếu tố di truyền hay nhiều yếu tố khác nữa như thường xuyên xem tivi, đọc sách, làm việc bên máy tính, khâu vá…
Từ hai nhận định trên, bạn sẽ dễ dàng xác định rõ nguyên nhân chính là do đâu mà tình trạng thâm quầng, bọng mắt hiện diện trên đôi mắt của mình. Dựa vào đó tìm cho mình phương pháp điều trị hiệu quả tốt nhất.
Triệu chứng
Khi có bọng mắt thì mọi người nhìn kỹ sẽ thấy xuất hiện các triệu chứng rõ rệt. Mỗi người sẽ có một hoặc một vài dấu hiệu nhận biết tình trạng này khác nhau. Cùng tìm hiểu chi tiết:
- Bọng ở vùng mắt bị sưng lên ở mức độ nhẹ.
- Xuất hiện quầng thâm khu vực quanh mắt.
- Khu vực da quanh mắt có dấu hiệu bị chảy xệ, không còn căng tràn sức sống.
- Bọng ở mắt bị nặng hơn sẽ có hiện tượng nhức, ngứa, đau.
- Vùng mắt sưng bị nổi mẩn đỏ.
- Cơ thể bị phát ban bất thường .
- Gây đau nhức đầu, giảm thị lực, khó khăn khi nhìn đường hay làm việc, học tập.
- Bị kích ứng.
Nguyên nhân
Bọng mỡ dưới mắt ngày càng có nhiều người bị, không chỉ là ở độ tuổi trung niên mà ngay cả các thanh niên cũng mắc. Phải tìm hiểu rõ nguyên nhân để xác định tình trạng này:
- Dấu hiệu lão hóa, nhìn gương mặt trở nên tiều tụy, vùng da dưới mắt cũng chảy xệ.
- Do di truyền từ người trong dòng họ, bọng mắt hoàn toàn có thể có khi còn trẻ.
- Do bị dị ứng cho nên khiến mắt sưng nhức, có bọng.
- Cơ thể giữ nước nên sẽ có dịch lỏng tụ ở bên dưới mắt gây ra bọng lớn.
- Thiếu ngủ nhiều ngày, tinh thần bị căng thẳng, stress quá mức khiến bọng ở mắt càng nặng nề.
- Cơ thể rối loạn nội tiết nên gây ra tình trạng bọng mỡ ở mắt lớn, ứ nhiều nước dưới vùng mắt.
- Do vấn đề ăn uống không lành mạnh, sử dụng nhiều bia rượu, chất kích thích, đồ ăn có nhiều natri.
- Do bị mắc một số bệnh cũng gây nên hiện tượng có bọng mỡ mắt.
Đối tượng nguy cơ
- Một số đối tượng có nguy cơ cao bọng mắt là:
Lão hóa: Bọng mắt có thể là cảnh báo cơ thể đang già đi. Cơ bắp và các dây chằng trở nên yếu đi theo tuổi tác, khiến vùng da dưới mắt chảy xệ. Mỡ sẽ tích tụ bên dưới mắt và khiến chúng trông sưng húp. Những bọng mắt này có thể trở nên rõ hơn nữa khi chủ nhân của nó rơi vào căng thẳng hoặc ốm đau. - Di truyền: Một số người sẽ có bọng mắt bất kể già hay trẻ vì họ có điều này trong gene. Nếu bọng mắt đã là một di sản trong gia đình, bạn có thể có bọng mắt ngay cả khi vẫn còn rất trẻ.
- Dị ứng: Đúng vậy, dị ứng có thể là câu trả lời cho túi dưới mắt. Tiếp xúc với một số chất gây dị ứng có thể dẫn đến viêm mắt. Điều này cũng sẽ đi kèm với kích ứng, sưng, ngứa. Ngứa có thể khiến người bệnh dụi mắt và sẽ dẫn đến sự phát triển của bọng mắt. Nếu dị ứng là nguyên nhân cơ bản của bọng mắt, người bệnh sẽ gặp các triệu chứng khác, chẳng hạn như chảy nước mắt, nghẹt mũi và đau xung quanh vùng mắt và má.
- Giữ nước: Cơ thể giữ nước ở các khu vực khác nhau để chống mất nước. Dịch lỏng có thể tích tụ dưới mắt sẽ gây ra bọng mắt. Stress, căng thẳng quá mức sẽ làm cho tình trạng giữ nước tồi tệ hơn và làm cho những chiếc túi dưới mắt trở nên nổi bật hơn.
- Thay đổi nội tiết: Khi cơ thể trải qua thay đổi nội tiết tố có thể phát triển bọng mắt. Sự thay đổi nội tiết tố dẫn đến tình trạng ứ nước dưới mắt, từ đó sẽ làm tăng bọng mắt. Điều này khá phổ biến ở phụ nữ trong thời kỳ mang thai và kinh nguyệt. Nếu bọng mắt là di truyền thì thay đổi nội tiết tố làm nó trầm trọng hơn.
Chẩn đoán
Tùy vào nguyên nhân bị bọng mắt mà bác sĩ sẽ chẩn đoán dựa vào lâm sàng hoặc cần thiết bác sĩ sẽ đưa ra thêm một số phương pháp khác để chấn đoán chính xác bọng mắt.
Phòng ngừa bệnh
Những biện pháp sau đây sẽ giúp bạn giảm thiểu hoặc ngăn ngừa sự hình thành bọng mắt hiệu quả:
- Cai thuốc lá vì đây là nguyên nhân làm tăng nguy cơ xuất hiện bọng mắt;
- Nên chườm mát vùng bọng mắt bằng khăn sạch nhúng nước mát. Hãy giữ khăn ở hai bên mắt trong khoảng vài phút;
- Ngủ đủ giấc mỗi ngày, ít nhất là khoảng từ 6 – 8 tiếng/ngày;
- Kê gối hơi cao khi ngủ hoặc nâng đầu giường cao lên vài cm. Điều này có tác dụng ngăn chặn sự tích tụ của chất lỏng xung quanh mắt và giảm quầng thâm;
- Tránh xa các tác nhân gây dị ứng và dùng thuốc kê đơn theo hướng dẫn từ bác sĩ chuyên khoa;
- Chăm sóc mắt bằng những loại mỹ phẩm dưỡng ẩm chuyên dụng dành riêng cho mắt. Các loại kem dưỡng sẽ phát huy công dụng trẻ hóa của mình nhờ những dưỡng chất chứa trong sản phẩm tốt cho sự đàn hồi của da;
- Nếu chưa thể khắc phục được tình trạng bọng mắt, bạn có thể nhờ cậy tới những loại kem che khuyết điểm để cải thiện tính thẩm mỹ cho gương mặt;
- Thực hiện các động tác massage da mặt và đặc biệt là vùng mắt giúp thư giãn, giảm nếp nhăn cho vùng da xung quanh “cửa sổ tâm hồn”.
Điều trị như thế nào?
Bọng mắt thường là vấn đề về thẩm mỹ và không yêu cầu điều trị đặc hiệu. Lối sống và các biện pháp tại nhà có thể giảm bớt hoặc loại bỏ mắt sưng phồng.
Phương pháp điều trị y tế và phẫu thuật có thể được tiếp cận để cải thiện bề ngoài của bạn. Điều trị thường không được bảo hiểm y tế chi trả nếu chỉ với mục đích thẩm mỹ.
Thuốc
Nếu bạn nghĩ mình bị sưng dưới mắt là do dị ứng, hãy hỏi bác sĩ về các loại thuốc dị ứng theo toa.
Nhiều phương pháp điều trị nếp nhăn khác nhau được sử dụng để cải thiện sự xuất hiện của bọng mắt. Chúng bao gồm laser tái tạo bề mặt da, lột da bằng hóa chất và tiêm xoá nhăn giúp cải thiện da, căng da và trẻ hóa phần da dưới mắt.
Phẫu thuật mí mắt
Phẫu thuật mí mắt là một lựa chọn để loại bỏ bọng mắt. Bác sĩ phẫu thuật cắt ngay dưới lông mi trong nếp gấp tự nhiên của mắt hoặc bên trong mí dưới. Bác sĩ phẫu thuật loại bỏ hoặc tái phân phối chất béo dư thừa, cơ và da bị chảy xệ, sau đó khâu mép cắt với loại chỉ tự tiêu rất nhỏ theo nếp gấp tự nhiên của mí hoặc bên trong mí mắt dưới. Thủ thuật này thường được thực hiện như một thủ thuật ngoại trú.
Ngoài cắt bỏ bọng dưới mắt, phẫu thuật mí mắt cũng có thể chữa như sau:
- Túi mắt và sưng phồng mí trên.
- Sụp mí mắt trên gây cản trở tầm nhìn.
- Xệ các mí, có thể nhìn thấy tròng trắng dưới mống mắt – phần có màu của mắt.
- Da dư thừa ở mí mắt dưới.
Nói chuyện với bác sĩ về những rủi ro của phẫu thuật mí mắt, trong đó bao gồm nhiễm trùng, khô mắt, các vấn đề thị lực, tuyến nước mắt và vị trí mí mắt.
Hi vọng với những chia sẻ trên giúp các bạn hiểu hơn về bọng mắt.