Tổng quan chung
Triệu chứng
Nguyên nhân
Đối tượng nguy cơ
Chuẩn đoán
Phòng ngừa bệnh
Cách điều trị
Chân tay lạnh là gì? Những điều cần biết về chân tay lạnh
Chân tay lạnh ngay cả khi không ở trong môi trường lạnh là một hiện tượng khá phổ biến. Mặc dù không thoải mái, nhưng nó thường không phải là một nguyên nhân gây lo ngại vì nó có thể chỉ là cách duy trì nhiệt độ cơ thể tự nhiên. Tuy nhiên, nếu tình trạng này tái diễn liên tục và đi kèm với sự thay đổi màu sắc của da thì có thể là do vấn đề về dây thần kinh và lưu thông máu. Bài viết dưới đây sẽ chia sẻ một số thông tin về chân tay lạnh.
Tổng quan chung
Chân tay lạnh có thể là triệu chứng của nhiều vấn đề khác nhau, từ vấn đề tuần hoàn máu đến các vấn đề dạng thần kinh. Có thể nói rằng tay chân lạnh thường là dấu hiệu của sự co thắt mạch máu, khi máu không lưu thông đủ tới các khu vực này. Điều này có thể xuất phát từ nhiều nguyên nhân khác nhau, bao gồm căng thẳng, thiếu máu, hoặc vấn đề về tiểu đường. Tuy nhiên, việc chính xác nhất là điều trị bệnh này là cần phải đi kiểm tra với bác sĩ để xác định nguyên nhân cụ thể và có phương pháp điều trị phù hợp nhất.
Triệu chứng chân tay lạnh
Khi bị chân tay lạnh, cơ thể sẽ có các triệu chứng sau: Bộ phận cơ thể bị tê buốt và có màu trắng, cứng hoặc sáp, chúng có thể có màu trắng – tím hoặc trắng – vàng. Phần da bị tê cóng có màu trắng nhưng không cứng và chỉ chiếm một phần rất nhỏ, phần bị bỏng lạnh thì sẽ không có cảm giác. Trong quá trình bị tê cứng, bạn có thể cảm thấy ngứa râm ran hoặc cảm thấy tê cứng như một khúc gỗ. Khi bộ phận bị tê buốt đã dịu đi, bạn có thể không thấy đau hoặc nhức. Tuy nhiên, khi bạn làm ấm nhanh bộ phận bị tê buốt đó trong nước ấm theo phương pháp khuyến cáo thì có thể sẽ thấy đau.
Nguyên nhân tay chân lạnh
Nguyên nhân dẫn đến tay chân lạnh:
- Hệ tuần hoàn trong cơ thể bị thay đổi: Khả năng hoạt động của tim cũng giảm đi đáng kể. Quá trình lưu thông máu không ổn định khiến lượng máu đưa về bàn chân, bàn tay không được cung cấp đầy đủ.
- Ngoài ra, những người bị thiếu máu cũng dễ mắc chứng tay chân lạnh do lượng hồng cầu trong máu hạ thấp. Biểu hiện rõ nhất của tình trạng này là gan bàn tay, bàn chân luôn trong trạng thái lạnh ngắt dù là trời nóng hay lạnh.
- Khí huyết không lưu thông: Nhiệt độ ngoài trời hạ thấp làm các thành mạch co lại. Khí huyết không được lưu thông thuận lợi có thể dẫn tới tình trạng tắc nghẽn mạch máu. Khả năng hoạt động của gan và thận cũng bị ảnh hưởng. Lượng máu lưu thông không đủ nuôi dưỡng tế bào, đặc biệt ở phần chân và tay. Sức đề kháng của cơ thể giảm sút. Chân tay luôn trong trạng thái lạnh và nhợt nhạt.
- Sự thay đổi các hormone, đặc biệt là các hormone sinh sản: Chính vì vậy mà nữ giới dễ mắc bệnh hơn nam giới. Cơ thể nữ giới vào kỳ kinh nguyệt bị mất một lượng máu khá lớn khiến nhiệt độ cơ thể có thể giảm đi đôi chút.
Các yếu tố bệnh tật: Những người có tiền sử mắc các bệnh như: tim mạch, viêm tĩnh mạch, tắc mạch máu thường bị chân tay lạnh. Ngoài ra, căng thẳng, mệt mỏi cũng có thể làm chứng bệnh này thêm nặng.
Đối tượng nguy cơ mắc bệnh chân tay lạnh
Những đối tượng có nguy cơ mắc bệnh chân tay lạnh bao gồm:
- Người bị nhiễm trùng do vi khuẩn, virus và sốt
- Tình trạng stress kéo dài
- Một số người gặp vấn đề sức khỏe như tăng huyết áp, đau bụng kinh (ở phụ nữ) cũng có thể dẫn đến chứng bàn chân và bàn tay lạnh.
- Trẻ em mất nhiệt nhanh hơn khi trời lạnh do diện tích bề mặt cơ thể lớn hơn nhiều so với cân nặng, lớp mỡ dưới da cũng không đảm bảo chức năng cách nhiệt
- Người cao tuổi mất khả năng điều chỉnh nhiệt độ cơ thể. Các mạch máu đặc biệt là ở đầu các chi khó co lại hơn trong điều kiện thời tiết lạnh dẫn đến tình trạng mất nhiệt.
Chẩn đoán
Chân tay lạnh có thể chẩn đoán thông qua:
- Hỏi bệnh sử và khám thực thể.
- Xét nghiệm công thức máu, sinh hóa máu thường quy
- Điện não đồ, lưu huyết não, siêu âm Doppler mạch máu não
- Điện tâm đồ, X-quang tim phổi
Phòng ngừa bệnh chân tay lạnh
Một chế độ ăn uống và vận động hợp lý sẽ giúp bàn tay, bàn chân luôn ấm áp:
- Giữ ấm cơ thể: Trời lạnh, bạn cần đặc biệt chú ý giữ ấm tay chân, đặc biệt là đôi chân. Nên sử dụng các loại tất chân, tay mềm mại và có khả năng giữ ấm cũng như thấm hút mồ hôi tốt.
- Buổi tối trước khi đi ngủ, hãy ngâm chân và tay trong nước ấm pha chút muối từ 10 – 15 phút. Lau khô rồi đi tất ấm. Tuyệt đối không để chân, tay tiếp xúc với đất hoặc nước lạnh.Có thể ngâm cho vào nước ngâm chân tay một chút tinh dầu hoa cúc, nhục quế hoặc oải hương vì chúng giúp khí huyết lưu thông dễ dàng hơn.
- Ngoài ra, cũng không nên đi tất chân, tay hoặc mặc quần áo quá chật để giữ ấm vì như vậy sẽ không tốt cho việc lưu thông máu trong cơ thể.
- Thường xuyên vận động: Vận động nhiều sẽ làm “ấm nóng” cơ thể, tăng cường và điều tiết tuần hoàn máu. Đừng để chân tay “ngủ yên” trong những đôi tất ấm. Vận động chân tay thường xuyên để giúp giãn nở mạch máu và lưu thông khí huyết tốt hơn. Sắc da chân tay sẽ không bị tái xám và buốt lạnh.
- Ăn uống hợp lý: Những đồ có nhiều calo và chất béo sẽ là sự lựa chọn của bạn trong mùa đông giá rét vì chúng cung cấp cho cơ thể nhiều năng lượng để sản sinh nhiệt lượng “sưởi ấm” cơ thể.
- Bạn cũng đừng quên bổ sung thêm các loại vitamin nhóm B, vitamin C, E và các axit amin. Các loại vitamin và khoáng chất này giúp tăng lượng hồng cầu trong máu và tăng cường sức đề kháng. Nên ăn nhiều cà rốt, cà chua, súp lơ, ớt, tiêu…
- Tuyệt đối không nên để bụng đói vì khi đói, nhiệt độ cơ thể sẽ giảm hơn so với ở mức bình thường.
Điều trị như thế nào?
Những người thường xuyên bị tay chân lạnh tại nhà có thể sử dụng ngải cứu, gừng, muối hoặc hành tím để ngâm tay chân và giữ ấm cho cơ thể. Cách làm cụ thể như sau:
- Chuẩn bị 30-50g ngải cứu tươi đem đi đun sôi với 1⁄2 nồi nước trong khoảng 10 phút. Sau đó pha thêm nước vào cho nhiệt độ giảm xuống khoảng 40 độ C thì cho thêm muối vào khuấy đều rồi ngâm tay chân 15-20 phút. Cách chữa chân lạnh này có tác dụng trừ hàn lạnh hiệu quả, đồng thời tăng cường dương khí, do đó không chỉ dùng cho người bị tay chân lạnh mà còn hỗ trợ chữa bệnh đường hô hấp rất tốt.
- Chuẩn bị 20-30g gừng tươi, đem đi đập dập rối đun sôi với 1⁄2 nồi nước trong 10 phút. Lưu ý cần đậy nắp kín để tránh bay hơi một số chất trong gừng. Sau đó pha thêm nước lạnh và muối vào nước gừng để cho nhiệt độ còn khoảng 40 độ C thì tiến hành ngâm tay chân. Áp dụng cách chữa chân lạnh này mỗi tối trước khi đi ngủ sẽ giúp máu huyết lưu thông tốt, từ đó giải trừ chứng bệnh này hiệu quả;
- Tay chân lạnh kèm theo tiêu chảy có thể lấy gừng khô sao 4-8g, tán nhỏ, pha với nước ấm uống hoặc cho vào cháo để ăn hoặc gừng khô nấu nước tắm hay ngâm tay chân cũng có thể giúp cơ thể và tứ chi ấm dần lên.
Người bệnh có thể thay ngải cứu và gừng bằng vỏ quế, hoa tiêu, vỏ cam quýt bưởi cũng mang lại hiệu quả tương đối tốt.
Lưu ý, người bệnh chỉ ngâm nước đến dưới mắt cá chân vì ngâm quá cao có thể gây phản tác dụng. Đồng thời cần áp dụng đều đặn vào mỗi buổi tối trước khi đi ngủ, khi ngâm xong thì lau khô tay chân, giữ ấm bằng tất và hạn chế tối đa việc tiếp xúc với nước lạnh. Nếu tay chân lạnh nhiều, bệnh nhân còn có thể dùng lót giày bằng vỏ gỗ quế để làm ấm và kích thích các huyệt ở bàn chân.
Trên đây là những chia sẻ về tay chân lạnh. Hy vọng bài viết sẽ đem lại nhiều thông tin hữu ích cho bạn đọc.