Tổng quan chung
Triệu chứng
Nguyên nhân
Đối tượng nguy cơ
Chuẩn đoán
Phòng ngừa bệnh
Cách điều trị
Chấn thương thanh quản là gì? Những điều cần biết về chấn thương thanh quản
Tổng quan chung
Chấn thương thanh quản cũng thường gặp trong chấn thương tai mũi họng và đầu cổ. Một số đặc điểm cần lưu ý trong chẩn đoán và xử trí để tránh các di chứng chức năng ảnh hưởng nhiều đến đời sống và sinh hoạt.
Chấn thương thanh quản được phân theo:
- Chấn thương ngoài thanh quản do các nguyên nhân như: ngã, đánh, cắt… làm tổn thương thanh quản từ ngoài vào.
- Chấn thương trong thanh quản có nguyên nhân chủ yếu do đặt ống nội khí quản, soi thanh khí quản, xử trí các khối u, gây tổn thương trong thanh quản.
Triệu chứng
Các triệu chứng phổ biến của chấn thương thanh quản là:
- Khó khăn khi nói hoặc tạo ra tiếng
- Thay đổi trong giọng nói (khàn tiếng)
- Thở ồn ào (thở rít)
- Suy hô hấp
- Đau ở cổ khi nuốt hoặc ho
- Bị bầm dập ở trên cổ
- Ho ra máu
- Sưng cổ
Nguyên nhân
Nguyên nhân chấn thương thanh quản
- Chấn thương hở: Thường do các vật cứng như cắt, đâm bằng dao, kéo, vật cứng nhọn, do hỏa khí như đạn bắn…
- Chấn thương kín: Thường do các vật mềm như thắt cổ, bóp cổ, vật từ như gậy đánh, đấm, ngã vào vật cứng, tù.
Đối tượng nguy cơ
Yếu tố làm tăng nguy cơ chấn thương thanh quản, bao gồm:
- Người hút thuốc nhiều hoặc tiếp xúc với nhiều khói thuốc.
- Người sử dụng nhiều chất kích thích như rượu bia, chất chứa caffeine.
- Người uống ít nước, tiếp xúc nước lạnh nhiều.
- Tác động thanh quản nhiều như thói quen khạc, khạc lớn gây phù nề, đau họng.
Chẩn đoán
Bên cạnh việc khám lâm sàng nhằm phát hiện các triệu chứng đặc trưng của bệnh, để khẳng định chẩn đoán, bác sĩ sẽ chỉ định một số kỹ thuật cận lâm sàng như:
- Chụp X-quang: giúp thấy được hình ảnh tràn khí, mức độ tràn khí vùng cổ hoặc ngực, nhưng khó xác định được vùng tổn thương.
- Nội soi: giúp xác định chính xác vị trí và tính chất tổn thương, tuy nhiên cần cẩn trọng vì có thể làm chấn thương nặng thêm.
- Chụp cắt lớp vi tính vùng thanh quản: cho thấy cụ thể hình ảnh vỡ các cấu trúc sụn của thanh quản, hình ảnh tổn thương phần mềm như khói máu tụ niêm mạc, rách màng nhẫn giáp, rách màng nhẫn khí quản, hình ảnh tràn khí, trật sụn phễu, khớp nhẫn giáp,… Nhìn chung, chụp cắt lớp vi tính vùng thanh quản cho thấy tương đối đầy đủ và toàn diện các chấn thương khí quản, giúp định hướng điều trị.
Phòng ngừa bệnh
- Không hút thuốc lá và tránh hít phải khói thuốc lá do người khác hút. Khói thuốc làm khô họng và gây kích ứng dây thanh âm.
- Uống nhiều nước. Nước giúp giữ cho niêm mạc thanh quản được trơn nhẵn và sạch.
- Hạn chế rượu và cafein để đề phòng khô họng.
- Tránh khạc, động tác này khiến dây thanh âm rung bất thường và có thể làm tăng phù nề. Khạc nhổ còn làm cho họng tiết nhiều chất nhầy hơn và bị kích ứng hơn, càng làm cho người bệnh muốn khạc nhiều hơn.
Điều trị chấn thương thanh quản như thế nào?
Khi các bác sĩ chẩn đoán chấn thương thanh quản, ưu tiên hàng đầu là đảm bảo đường thở. Một ống soi thanh quản sẽ được sử dụng để tiếp cận với các chấn thương và họ có thể sử dụng các thủ tục chụp hình hoặc quay video để xác định mức độ thiệt hại đến thanh quản. Nếu an toàn, con bạn sẽ được đặt nội khí quản. Trong những tình huống khẩn cấp, phẫu thuật mở khí quản có thể được thực hiện để giúp đường thở an toàn trong khi chữa lành các hư hại ở khí quản.
Phẫu thuật mở, chữa các vết nứt và/hoặc vết rách nội bộ cần được thực hiện càng sớm càng tốt, ví dụ như tái thiết một tầng không khí thuộc thanh quản, nơi mà các bệnh nhân được đặt nội khí quản để phẫu thuật từ 5-7 ngày. Bệnh nhân sẽ phải dùng ống soi thanh quản và soi phế quản để đánh giá lại quá trình chữa bệnh trước khi rút ống.
Xin lưu ý: Thông tin trong bài viết chỉ mang tính chất tham khảo. Độc giả vui lòng liên hệ với Bác sĩ, Dược sĩ hoặc chuyên viên y tế để được tư vấn cụ thể và chính xác nhất.