Tổng quan chung
Triệu chứng
Nguyên nhân
Đối tượng nguy cơ
Chuẩn đoán
Phòng ngừa bệnh
Cách điều trị
Co rút Dupuytren là gì? Những điều cần biết về co rút dupuytren
Co rút Dupuytren có thể không phải là một bệnh lý phổ biến, nhưng nó có thể gây ra nhiều phiền toái cho những người mắc phải. Nếu bạn hoặc người thân đang gặp vấn đề với bàn tay, đặc biệt là sự co rút các ngón tay, bài viết này sẽ giúp bạn hiểu rõ hơn về tình trạng này, từ triệu chứng, nguyên nhân đến phương pháp điều trị và phòng ngừa. Hãy cùng tìm hiểu chi tiết về bệnh co rút Dupuytren và cách xử lý hiệu quả nhất để cải thiện chất lượng cuộc sống của bạn.
Tổng quan chung
Bệnh co rút Dupuytren là gì?
Bệnh co rút Dupuytren hiện nay chưa có nghiên cứu chỉ ra nguyên nhân gây bệnh, thường có tính di truyền và tiến triển mãn tính trong nhiều tháng hoặc nhiều năm. Bệnh là kết quả của sự rối loạn tăng sinh dạng sợi của mô liên kết dẫn đến tình trạng dày lên và co ngắn cân gan tay ở lòng bàn tay và ngón tay.
Triệu chứng điển hình của bệnh khi đến giai đoạn muộn là tình trạng gập các ngón tay vào lòng bàn tay do mô sợi liên kết co rút theo chiều dọc khiến người bệnh gặp khó khăn trong sinh hoạt cũng như ảnh hưởng đến yếu tố thẩm mỹ trên cơ thể.
Nhóm người mắc bệnh co thắt Dupuytren thường là người gốc Bắc Âu, chiếm từ 4-6% người da trắng trên toàn thế giới. Theo các nghiên cứu chỉ ra, bệnh co thắt Dupuytren có tỷ lệ mắc bệnh tăng dần theo độ tuổi và nam giới có nguy cơ mắc bệnh cao hơn nữ giới.
Triệu chứng
Bệnh tiến triển rất chậm trong nhiều tháng nhiều năm. Co thắt dupuytren có thể xảy ra ở cả hai tay, tuy nhiên một tay thường bị ảnh hưởng nghiêm trọng hơn. Trong đó tay phải thường bị hơn tay trái.
Những biểu hiện của bệnh bao gồm:
- Các Nốt Lồi Trên Lòng Bàn Tay: Xuất hiện những nốt hoặc khối u nhỏ ở lòng bàn tay, gần các ngón tay. Những nốt này có thể cứng và không đau.
- Co Rút Ngón Tay: Các ngón tay có xu hướng bị kéo vào trong lòng bàn tay, làm giảm khả năng duỗi thẳng hoàn toàn.
- Hạn Chế Vận Động Tay: Khả năng cầm nắm và thực hiện các hoạt động thường ngày bị ảnh hưởng do sự co rút của các ngón tay.
Đau Nhức và Cảm Giác Căng Kéo: Trong giai đoạn đầu, có thể bạn không cảm thấy đau, nhưng khi bệnh tiến triển, bạn có thể cảm thấy căng kéo hoặc không thoải mái.
Nguyên nhân
Cho đến nay các bác sĩ chưa biết chính xác điều gì gây ra bệnh co rút Dupuytren. Không có bằng chứng cho thấy chấn thương tay hay tai nạn nghề nghiệp có liên quan đến các rung động vào tay gây ra tình trạng này.
Đối tượng nguy cơ
Nếu ở độ tuổi từ 40 và 60, bạn có thể có nguy cơ mắc bệnh co rút Dupuytren cao hơn những nhóm tuổi khác. Tình trạng này phổ biến hơn ở nam giới.
Một số yếu tố làm tăng nguy cơ của bệnh bao gồm:
- Tuổi tác: Co thắt Dupuytren xảy ra phổ biến nhất sau 50 tuổi. Biểu hiện bệnh tăng dần theo tuổi.
- Giới tính: Nam giới có nhiều khả năng mắc bệnh hơn và mức độ co rút trầm trọng hơn nữ giới.
- Chủng tộc: Những người gốc Bắc Âu, da trắng có nguy cơ mắc bệnh cao hơn.
- Tiền sử gia đình mắc bệnh: Theo nghiên cứu những người có cha, mẹ, anh chị em hay họ hàng mắc bệnh thì sẽ có nguy cơ cao hơn những người khác.
- Thuốc lá, rượu: Hút thuốc lá làm tăng nguy cơ mắc bệnh co thắt gan bàn tay, có lẽ do những thay đổi vi thể ở mạch máu do thuốc lá gây ra. Việc lạm dụng rượu cũng là yếu tố liên quan đến bệnh.
- Đái tháo đường: Những người mắc bệnh đái tháo đường được báo cáo là có liên quan đến tình trạng co thắt này.
- Động kinh hoặc sử dụng thuốc chống động kinh
- Chỉ số khối cơ thể (BMI): Những người có BMI thấp hơn bình thường được báo cáo là có liên quan đến bệnh.
- Các ngành nghề liên quan đến tay như thợ thủ công hoặc các chấn thương ở bàn tay có thể là nguy cơ của co thắt Dupuytren.
Chẩn đoán
Bệnh co rút Dupuytren được chẩn đoán dựa trên thăm khám lâm sàng của bác sĩ, các dấu hiệu bên ngoài của bệnh đã đủ để bác sĩ chuyên khoa đưa ra những kết luận về bệnh, vì vậy các xét nghiệm hỗ trợ hiếm khi được chỉ định sử dụng. Tuy nhiên vẫn cần phân biệt giữa bệnh co thắt Dupuytren với một số bệnh như ngón tay cò súng, viêm bao hoạt dịch gân, nang bạch huyết, u mô mềm…
Mặc dù bệnh có thể chẩn đoán trên lâm sàng, nhưng một số trường hợp bác sĩ vẫn cần sử dụng các biện pháp cận lâm sàng để khẳng định chẩn đoán như test nhanh đường huyết nếu bệnh nhân có biểu hiện đái tháo đường, siêu âm giúp bác sĩ thấy được sự dày lên của cân gan tay và hỗ trợ tiêm các chất vào nơi tổn thương.
Phòng ngừa bệnh
Bạn sẽ có thể kiểm soát bệnh này nếu áp dụng các biện pháp sau:
- Tránh nắm chặt tay vào các công cụ bằng cách cách nhiệt đường ống hoặc đệm băng;
- Sử dụng găng tay với lớp đệm lớn trong công việc phải nắm vật nặng.
Điều trị như thế nào?
Khi bệnh tiến triển nặng hơn, bác sĩ có thể đề nghị phẫu thuật. Điều trị phẫu thuật liên quan đến việc phá vỡ các dây chằng trong ngón tay của bạn. Bác sĩ sẽ lựa chọn một số phương pháp điều trị sau dựa vào mức độ nghiêm trọng của bệnh:
- Châm cứu: sử dụng liệu pháp châm cứu để phá vỡ sự co cứng các dây chằng bên ngoài. Bạn có thể lại bị co thắt nhưng vẫn có thể sử dụng châm cứu nhiều lần. Ưu điểm của liệu pháp này là có thể thực hiện nhiều lần và giúp tay bạn phục hồi rất nhanh, tuy nhiên châm cứu không thể được sử dụng trên mọi chỗ co thắt vì kim có thể gây tổn hại dây thần kinh gần đó;
- Tiêm collagen: Đây là một thủ thuật xâm lấn tối thiểu được thực hiện tại cơ sở y tế. Chất collagenase được tiêm vào dải xơ. Sau đó dải xơ sẽ bị đứt thông qua việc duỗi thụ động ngón tay. Quy trình duỗi thụ động ngón tay được thực hiện tại thời điểm 24, 48 hoặc 72 giờ sau tiêm. Các biến chứng phổ biến nhất bao gồm phản ứng tại chỗ tiêm, phù, bầm tím, chảy máu và đau. Phản ứng nghiêm trọng hơn bao gồm đứt gân và hội chứng đau khu vực. Những biến chứng này có xu hướng tự giới hạn và giải quyết nhanh chóng, không để lại di chứng. Tiêm Collagenase đã được chứng minh là giúp giảm 75% co thắt, với tỷ lệ tái phát 35%.
- Tiêm Corticoid: có thể cải thiện kích thước của nốt cục ở một số bệnh nhân Dupuytren. Nếu tiêm ở giai đoạn sớm của nốt cục khi chưa co rút khớp có thể ngăn tiến triển bệnh. Tuy nhiên, chúng không hiệu quả ở tất cả các bệnh nhân và tái phát lên tới 50%. Tiêm corticosteroid có thể dẫn đến teo mỡ, thay đổi màu da và có khả năng gây đứt gân.
- Phẫu thuật: giúp loại bỏ các mô cơ, nhưng liệu pháp này cần phải được thực hiện ở giai đoạn sau khi xác định mô tủy. Thỉnh thoảng, phương pháp này có một số khó khăn nếu loại bỏ cơ mà không loại bỏ phần da kèm theo.Nhược điểm của phẫu thuật là thời gian phục hồi lâu và đòi hỏi phải sử dụng vật lý trị liệu để vận động tay đủ và đúng chức năng. Trong những trường hợp hiếm hoi, các mô da cũng có thể bị loại bỏ trong quá trình phẫu thuật và đòi hỏi phải ghép da ở khu vực phẫu thuật.
Co rút Dupuytren là một tình trạng bệnh lý có thể gây ra những phiền toái không nhỏ trong cuộc sống hàng ngày. Tuy nhiên, hiểu rõ về bệnh, từ triệu chứng, nguyên nhân, đến các phương pháp điều trị và phòng ngừa có thể giúp bạn quản lý tình trạng này một cách hiệu quả hơn. Nếu bạn gặp phải các triệu chứng của bệnh Dupuytren, đừng ngần ngại tìm gặp bác sĩ để được tư vấn và điều trị kịp thời.
Hy vọng bài viết này đã cung cấp cho bạn những thông tin hữu ích và giúp bạn cảm thấy tự tin hơn trong việc quản lý sức khỏe của bàn tay. Chúc bạn sức khỏe và hạnh phúc!
Xin lưu ý: Thông tin trong bài viết chỉ mang tính chất tham khảo. Độc giả vui lòng liên hệ với Bác sĩ, Dược sĩ hoặc chuyên viên y tế để được tư vấn cụ thể và chính xác nhất.