Tổng quan chung
Triệu chứng
Nguyên nhân
Đối tượng nguy cơ
Chuẩn đoán
Phòng ngừa bệnh
Cách điều trị
Cơn đau quặn thận là gì? Những điều cần biết về cơn đau quặn thận
“Đau như trời giáng” là mô tả đúng nhất về cơn đau quặn thận, bởi tính chất đau dữ dội và nghiêm trọng của nó. Tuy vậy, tình trạng này lại dễ bị nhầm lẫn với một số tình trạng khác khiến việc điều trị chậm trễ hơn. Vậy cơn đau quặn thận là gì? Làm thế nào để nhận biết và điều trị sao cho hiệu quả? Hãy cùng Pharmacity tìm hiểu về Cơn đau quặn thận qua bài viết dưới đây.
Tổng quan chung
Cơn đau quặn thận là biểu hiện cấp tính thường xảy ra sau khi làm việc gắng sức hoặc vận động mạnh. Nguyên nhân là do vỏ bao thận, đài bể thận hoặc niệu quản bị căng chướng bất thường dẫn đến những cơn đau dữ dội, đột ngột theo từng cơn.
Triệu chứng
Các triệu chứng thường kèm với đau quặn thận
- Tiểu gắt buốt.
- Nước tiểu có máu.
- Nước tiểu đục.
- Đi tiểu lắt nhắt.
- Tiểu gấp.
- Tiểu ít hay bí tiểu.
- Sốt.
- Lạnh run…
Nguyên nhân
Có nhiều yếu tố nguy cơ khiến bạn gặp phải cơn đau quặn thận như:
- Chế độ ăn có nhiều chất tạo sỏi như oxalate hoặc quá nhiều protein
- Có tiền sử bản thân hoặc gia đình bị sỏi tiết niệu
- Mất nước do không uống đủ nước hoặc mất quá nhiều mồ hôi, ói mửa hoặc tiêu chảy
- Bệnh béo phì
- Phẫu thuật dạ dày, làm tăng hấp thụ canxi và các chất hình thành nên sỏi
- Rối loạn chuyển hóa, bệnh di truyền, cường cận giáp và các tình trạng khác có thể làm tăng lượng sỏi hình thành trong cơ thể
- Nhiễm trùng đường tiết niệu.
Đối tượng nguy cơ
Bất kỳ ai cũng có thể mắc phải cơn đau quặn thận nhưng những người có tiền sử bệnh huyết khối vùng niệu quản, sỏi tiết niệu, khối u niệu quản,… có tỷ lệ mắc phải và triệu chứng rõ ràng hơn.
Chẩn đoán
Chẩn đoán lâm sàng
- Cơn đau quặn thận có thể xuất hiện đột ngột hoặc sau những cơn đau nhẹ ở vùng hông.
- Đau kéo dài từ vài phút đến vài giờ.
- Cơn đau thường dữ dội và không có tư thế giảm đau hiệu quả.
- Lúc đầu, đau khu trú ở vùng sườn thắt lưng, sau đó lan ra trước xuống vùng bẹn, hố chậu hay vùng cơ quan sinh dục ngoài tùy vào vị trí tắc nghẽn.
- Bệnh nhân thường có thêm các triệu chứng khác như chướng bụng, nôn mửa.
- Ngoài ra, cũng có thể kèm theo các biểu hiện của rối loạn đường tiểu như đái buốt, đái máu, đái nhiều lần.
- Cơn đau có thể chấm dứt đột ngột, sau đó là đau âm ỉ vùng lưng, hông.
Chẩn đoán cận lâm sàng
Chẩn đoán hình ảnh
- Chụp X-quang hệ tiết niệu có thể phát hiện sỏi cản quang. Nên áp dụng phương pháp này cho bệnh nhân đã có tiền sử sỏi cản quang; không chỉ định cho bệnh nhân nữ có thai, bệnh nhân ở độ tuổi sinh đẻ cần làm test thai trước khi chụp. Đối với các đối tượng này, tốt nhất là nên làm siêu âm tiết niệu.
- Siêu âm tiết niệu: Đây là phương pháp phổ biến nhất để phát hiện sỏi tiết niệu nhưng có thể không thấy sỏi bé ở vùng thấp.
- Dựa vào X-quang cận lâm sàng có thể phát hiện sỏi cản quang trên phim X-quang
- Chụp CT sỏi tiết niệu không cản quang: Đây là phương pháp để xác định kích thước và vị trí của sỏi. Phương pháp này có thể thay cho siêu âm và X-quang.
Xét nghiệm nước tiểu
- Tổng phân tích thước tiểu thấy hồng cầu. Vẫn không loại trừ được bệnh sỏi niệu quản nếu không thấy có hồng cầu.
Chẩn đoán xác định
- Cơn đau quặn vùng mạn sườn một bên.
- Xét nghiệm nước tiểu thường xuất hiện hồng cầu niệu.
- Chụp bụng hệ tiết niệu, siêu âm hệ tiết niệu hoặc chụp CT không cản quang hệ tiết niệu có sỏi niệu quản.
Chẩn đoán phân biệt
- Viêm ruột thừa: Sốt nhẹ, không có đái máu.
- Vỡ phình động mạch chủ bụng: Tăng huyết áp, đái tháo đường, khối phồng đập theo mạch, tiếng thổi,…
- Nhồi máu thận: Cơ địa bệnh lý tắc mạch như rung nhĩ, suy tim, rối loạn mỡ máu… chụp cắt lớp có thuốc cản quang giúp chẩn đoán xác định.
- Thai ngoài tử cung vỡ: Chậm kinh, ra máu âm đạo, test thai dương tính, siêu âm xác định khối vỡ.
- Tắc ruột cấp: Nôn, bí trung đại tiện, bụng chướng, chụp X-quang bụng không chuẩn bị có mức nước – mức hơi, không đái máu.
Phòng ngừa bệnh
Hiện chưa có cách phòng ngừa cơn đau quặn thận hữu hiệu. chúng ta có thể áp dụng một số phương pháp để phòng ngừa sỏi đường tiết niệu tránh cơn đau quặn thận do sỏi như:
- Uống đủ nước mỗi ngày. Lượng nước nên uống mỗi ngày là 2 – 2,5 lít tùy theo nhu cầu hoạt động thể chất.
- Ăn nhiều rau, hoa quả tăng cường chất xơ, vitamin, giảm ăn thịt. Hạn chế đồ ăn nhiều muối, đường, dầu mỡ, tránh tiêu thụ quá nhiều cafein (trà, cafe…).
- Hạn chế uống rượu, bia, không sử dụng các sản phẩm từ thuốc lá.
- Tuyệt đối không tự ý sử dụng các loại thuốc khi không có hướng dẫn của bác sĩ.
- Duy trì cân nặng hợp lý.
- Tập thể dục thể thao phù hợp với sức khỏe.
Điều trị như thế nào?
Tùy theo nguyên nhân gây ra cơn đau quặn thận khác nhau sẽ có cách điều trị khác nhau, khi có bất kỳ triệu chứng nào kể trên người bệnh cần đi đến bác sĩ để được kiểm tra và can thiệp kịp thời.