Tổng quan chung
Triệu chứng
Nguyên nhân
Đối tượng nguy cơ
Chuẩn đoán
Phòng ngừa bệnh
Cách điều trị
Đái tháo nhạt là gì? Những điều cần biết về đái tháo nhạt
Đái tháo nhạt là một căn bệnh mạn tính xảy ra do sự suy giảm hormone ADH (Antidiuretic Hormone, còn có tên là Arginine Vasopressin – AVP hay Vasopressin) trong quá trình chuyển hóa nước của cơ thể, gây rối loạn cân bằng nước. Đây là bệnh lý gây nhiều ảnh hưởng nghiêm trọng tới chất lượng sống của bệnh nhân.
Bệnh đái tháo nhạt là gì?
Bình thường, cơ thể sản sinh ra một loại hormone được gọi là hormone chống bài niệu (Antidiuretic hormone – ADH). Loại hormone này được sản xuất ở vùng dưới đồi và dự trữ ở tuyến yên trong não. Nó giúp thận giữ nước và làm cho nước tiểu trở nên cô đặc. Khi cơ thể khát nước hoặc mất nước nhẹ, mức ADH sẽ tăng lên, kích thích thận tái hấp thu nhiều nước hơn, làm cô đặc nước tiểu. Khi uống nhiều nước, mức ADH sẽ giảm xuống, cho phép tiểu nhiều hơn.
Đái tháo nhạt là tình trạng rối loạn khả năng điều chỉnh mức độ cân bằng nước trong cơ thể. Thận của bệnh nhân không còn khả năng giữ nước, gây tiểu nhiều, tiểu loãng. Vì lượng nước tiểu thải ra nhiều hơn nên cơ thể sẽ mất nước, người bệnh trở nên khát nước và có xu hướng uống nhiều nước hơn.
Có 2 dạng đái tháo nhạt:
- Đái tháo nhạt trung ương: Cơ thể không sản sinh đủ lượng ADH.
- Đái tháo nhạt do thận: Cơ thể sản sinh đủ lượng ADH nhưng thận phản ứng kém.
Nếu bị đái tháo nhạt, bệnh nhân sẽ rơi vào tình trạng mất nước, nồng độ Natri và Kali trong máu trở nên mất cân bằng và tăng cao.
Triệu chứng
Các triệu chứng chính của bệnh đái tháo nhạt bao gồm:
- Đi tiểu thường xuyên, kể cả ban đêm.
- Nước tiểu có màu nhạt.
- Cảm thấy khát nước và phải uống bổ sung nước liên tục.
- Thích uống nước lạnh, nước đá.
Hầu hết, một người sản xuất 1 – 3 lít nước tiểu mỗi ngày. Khi bệnh đái tháo nhạt xảy ra, người bệnh có thể sản xuất đến 20 lít nước tiểu mỗi ngày.
Nếu bệnh đái tháo nhạt không điều trị hoặc người bệnh ngừng uống nước sẽ nhanh chóng dẫn đến tình trạng mất nước. Triệu chứng mất nước điển hình như:
Nguyên nhân
Bệnh đái tháo nhạt xảy ra khi cơ thể không thể điều hòa lượng dịch một cách cân bằng.
Đối tượng nguy cơ
Đây là một căn bệnh phổ biến. Bệnh thường ảnh hưởng đến nam giới nhiều hơn nữ giới. Bệnh có thể xuất hiện ở bất kỳ lứa tuổi nào.
Những yếu tố nào làm tăng nguy cơ mắc bệnh đái tháo nhạt
- Giới tính: nam giới thường có nguy cơ bị bệnh cao hơn nữ giới.
- Yếu tố di truyền: bố mẹ có thể di truyền cho con cái nếu họ đã bị đái tháo nhạt.
Chẩn đoán
- Khám lâm sàng: Dựa trên triệu chứng lâm sàng hoặc sau khi bệnh nhân vừa bị chấn thương đầu, trải qua một ca phẫu thuật não;
- Xét nghiệm máu và nước tiểu: Nồng độ Kali và Natri trong máu có thể tăng cao khi bị đái tháo nhạt; lượng đường (glucose) trong máu và nước tiểu cần được kiểm tra để loại trừ đái tháo đường;
- Nghiệm pháp nhịn nước: Bệnh nhân không được uống nước hay truyền dịch trong khoảng 6 – 8 giờ để đo lượng nước tiểu. Nếu cơ thể hoạt động bình thường, lượng nước tiểu sẽ giảm xuống khi không uống nước trong một khoảng thời gian dài. Với người mắc bệnh đái tháo nhạt, lượng nước tiểu hầu như không thay đổi;
- Nghiệm pháp sử dụng hormone kháng lợi niệu: Sau khi áp dụng nghiệm pháp nhịn nước, bệnh nhân được tiêm hoặc uống thuốc tương tự ADH. Với người mắc đái tháo nhạt trung ương, lượng nước tiểu sẽ giảm xuống sau khi dùng thuốc vì thuốc đã thay thế lượng ADH đang thiếu trong cơ thể. Với trường hợp bị đái tháo nhạt do thận, lượng nước tiểu không thay đổi hoặc chỉ giảm một lượng rất ít;
- Chụp MRI não có thể được thực hiện để tìm tổn thương não và tuyến yên.
Phòng ngừa bệnh
Để phòng bệnh đái tháo nhạt nên thực hiện các biện pháp sau đây:
- Khám sức khỏe định kỳ để kiểm soát và phát hiện các điểm bất thường trong nước tiểu.
- Đến bác sĩ ngay nếu nhận thấy khát nước nhiều hơn ngày thường và đi tiểu nhiều lần.
Điều trị như thế nào?
Điều trị đái tháo nhạt trung ương
Điều trị triệt để nguyên nhân gây bệnh: Nếu nguyên nhân gây đái tháo nhạt là xuất hiện khối u tại vùng hạ đồi hay tuyến yên, bệnh nhân sẽ được tư vấn phương pháp điều trị phù hợp;
- Kiểm soát lượng nước uống: Bệnh nhân mắc đái tháo nhạt nhẹ có thể uống đủ lượng nước để giải tỏa cơn khát và giữ nồng độ điện giải trong máu ổn định, kết hợp với theo dõi nồng độ điện giải trong máu;
- Sử dụng Desmopressin: Có tác dụng tương tự như ADH, dùng qua đường nhỏ mũi, xịt mũi hoặc đường uống, dùng 1 – 3 lần/ngày theo liều lượng mà bác sĩ quyết định.
Các trường hợp đái tháo nhạt do chấn thương đầu hay phẫu thuật não chỉ cần điều trị trong vài tuần. Với những nguyên nhân khác, việc điều trị đái tháo nhạt có thể kéo dài đến suốt đời.
Xin lưu ý: Thông tin trong bài viết chỉ mang tính chất tham khảo. Độc giả vui lòng liên hệ với Bác sĩ, Dược sĩ hoặc chuyên viên y tế để được tư vấn cụ thể và chính xác nhất.