Tổng quan chung
Triệu chứng
Nguyên nhân
Đối tượng nguy cơ
Chuẩn đoán
Phòng ngừa bệnh
Cách điều trị
Đau cột sống là gì? Nguyên nhân, triệu chứng, phương pháp phòng ngừa
Đau nhức cột sống có thể là dấu hiệu của nhiều bệnh lý nguy hiểm, gây ảnh hưởng xấu đến sức khỏe và hạn chế khả năng vận động của bệnh động của bệnh nhân. Hãy cùng tìm hiểu về đau cột sống thắt lưng qua bài viết này.
Tổng quan chung
Cột sống con người thường do tổng cộng 32-34 đốt sống tạo thành, chia thành 5 đoạn bao gồm:
- Đoạn cổ gồm 7 đốt sống cổ: được kí hiệu từ C1 cho đến đến C7 (C là chữ viết tắt của từ: Cervical), đoạn này thân đốt sống nhỏ, rộng bề ngang, cuống sống không dính vào mặt sau mà dính vào mặt bên của thân đốt sống
- Đoạn ngực gồm 12 đốt sống ngực: được kí hiệu từ T1 cho đến T12 (T là chữ viết tắt của từ: Thoracic), đoạn này mỏm gai dài đi chếch xuống dưới, mỏm ngang có diện khớp với đầu xương sườn để tạo thành khớp sống sườn
- Đoạn thắt lưng gồm 5 đốt sống thắt lưng: được kí hiệu từ L1 cho đến L5 (L là chữ viết tắt của từ: Lumbar). Đoạn này có thân đốt sống to, rộng ngang, cuống đốt sống dày, mỏm gai hình chữ nhật.
- Đoạn cùng gồm 5 đốt sống cùng: được kí hiệu từ S1 cho đến S5, các đốt xương hợp nhất với nhau tạo thành xương cùng (S là chữ viết tắt của từ: Sacrum), nơi với xương chậu bởi hai khớp cùng chậu.
- Đoạn cụt gồm từ 3 – 5 đốt, các đốt xương hợp nhất với nhau tạo thành xương cụt hình tam giác (còn được gọi là coccyx).
Đau nhức cột sống có thể là dấu hiệu của nhiều bệnh lý nguy hiểm, gây ảnh hưởng xấu đến sức khỏe và hạn chế khả năng vận động của bệnh động của bệnh nhân.
Khi có biểu hiện đau cột sống, bệnh nhân tuyệt đối không được chủ quan mà cần quan sát, theo dõi để đi khám ngay với bác sĩ chuyên khoa Cột sống khi cần thiết.
Triệu chứng
Triệu chứng chính của các bệnh lý này là đau lưng. Cơn đau thường khu trú tại một vị trí trên cột sống hay đôi khi còn lan dọc lưng, xuống tận mông và chân.
Cơn đau thường biến mất nếu được nghỉ ngơi hay điều chỉnh tư thế đúng cách mà không cần phải điều trị gì. Tuy nhiên, nếu người bệnh vừa có cơn đau trên lưng vừa kèm theo các đặc điểm sau thì nên đi khám bác sĩ:
- Sụt cân;
- Sốt;
- Có khối viêm hoặc sưng ở lưng;
- Đau lưng dai dẳng, không cải thiện cả khi nghỉ ngơi;
- Đau xuống chân;
- Đau đến dưới đầu gối;
- Sau khi bị chấn thương;
- Tiêu tiểu không tự chủ;
- Bí đại, tiểu tiện;
- Tê bì hay mất cảm giác;
- Yếu chân khi đi lại
Nguyên nhân
Một số nguyên nhân liên quan đến tình trạng đau cột sống:
Thoái hóa khớp: Trong phần lớn các trường hợp, đau cột sống là “thông thường”, tức là lành tính. Chúng thường là hậu quả của thoái hóa khớp đốt sống (khớp liên đốt sống) hoặc tổn thương đĩa đệm bị hao mòn theo tuổi tác. Các đốt sống thắt lưng chịu áp lực rất lớn hàng ngày, lặp đi lặp lại các tư thế xấu hoặc mang vác nặng có thể gây tổn thương các khớp.
Bệnh viêm nhiễm: Bệnh thấp khớp, ví dụ như viêm cột sống dính khớp hay các bệnh khớp cột sống khác có thể dẫn đến tình trạng đau lưng. Viêm cột sống dính khớp là một bệnh tự miễn đặc trưng bởi tình trạng viêm gân và dây chằng.
Một dị dạng hoặc dị tật của cột sống: Biến dạng cột sống này có thể là do:
- Vẹo cột sống hoặc gù cột sống.
- Nứt đốt sống (đau lưng mạn tính).
- Bệnh khối u.
Do các khối u: Hiếm gặp hơn, đau cột sống có thể là nguyên nhân của các khối u (tổn thương cột sống hoặc khối u trong cột sống). Các khối u có thể phát triển ở cột sống hoặc tủy sống, hoặc cũng có thể là di căn nằm ở nơi khác trong cơ thể.
Đối tượng nguy cơ
Nếu có một trong các yếu tố sau, người bệnh dễ có nguy cơ gặp phải các bệnh lý trên cột sống:
- Hoạt động nghề nghiệp nặng nhọc;
- Mang thai;
- Lối sống ít tập luyện, vận động;
- Thể lực kém;
- Cao tuổi;
- Thừa cân, béo phì;
- Hút thuốc lá;
- Tập thể dục hoặc tư thế lao động không đúng cách;
- Yếu tố di truyền;
- Có các bệnh lý mắc phải như viêm khớp, ung thư.
Chẩn đoán
Việc tư vấn với bác sĩ sẽ giúp xác định rõ hơn cơn đau, cụ thể là:
- Vị trí đau cột sống (thắt lưng, lưng,…).
- Các dấu hiệu kèm theo (cứng đơ, dị dạng, dấu hiệu thần kinh…).
Để giúp bác sĩ chẩn đoán nguyên nhân gây đau cột sống, người bệnh cần thực hiện xét nghiệm chẩn đoán đau cột sống.
- Chụp X-Quang cột sống là kỹ thuật thường dùng trong chẩn đoán bệnh cột sống, giúp phát hiện những vấn đề như dị dạng cột sống bẩm sinh, thoái hóa cột sống, thoát vị đĩa đệm, lao cột sống, viêm cột sống dính khớp,…
- Chụp cắt lớp vi tính CT giúp nhìn vào xương cột sống để thấy được các vấn đề gãy xương, khối u, nhiễm trùng, hẹp ống sống và kiểm tra hiệu quả của phẫu thuật cũng như trị liệu có tác dụng với cột sống hay không.
- Chụp cộng hưởng từ MRI cho biết mức độ thoái hóa đĩa đệm, trình trạng thoát vị đĩa đệm, vị trí và các tầng thoát vị, tình trạng trượt đốt sống hoặc các vấn đề về tủy sống như phù nề, bị chèn ép,…
Phòng ngừa bệnh
Để hạn chế nguy cơ đau cột sống, điều cần thiết là:
- Chế độ dinh dưỡng, tập luyện, sinh hoạt hợp lý
- Tránh mang vác nặng, cần mang vác đúng tư thế
- Công việc văn phòng, không ngồi một tư thế quá lâu
- Hạn chế rượu bia, chất gây nghiện, thuốc lá…Đau cột sống là bệnh thường gặp, có thể gây ra nhiều phiền toái trong quá trình sinh hoạt, làm việc của bệnh nhân, cần được điều trị đúng cách và dứt điểm để cải thiện và nâng cao chất lượng sống.
Điều trị như thế nào?
Việc điều trị đau ở cột sống chủ yếu dựa vào việc dùng thuốc giảm đau hoặc chống viêm. Phẫu thuật có thể mang lại kết quả tốt khi đau lưng do thoát vị đĩa đệm.
- Điều trị cơn đau cấp tính
Điều trị cơn đau cấp tính phụ thuộc vào nguyên nhân. Trong trường hợp đau cấp tính thông thường, không nghiêm trọng, người bệnh nên vận động thường xuyên, không nằm yên quá lâu. Trên thực tế, người ta đã chứng minh rằng việc nghỉ ngơi kéo dài, đặc biệt là trên giường, sẽ làm cơn đau trầm trọng hơn thay vì giảm bớt.
Trong trường hợp vẹo cổ, đau thắt lưng, điều trị triệu chứng nhằm giảm đau (thuốc giảm đau thuộc nhiều loại khác nhau tùy vào chỉ định của bác sĩ) giúp người bệnh tiếp tục các hoạt động bình thường.
Việc điều trị giảm đau trong thời gian ngắn và bạn không nên ngần ngại gặp lại bác sĩ nếu cơn đau kéo dài sau 4 đến 7 ngày điều trị.
- Điều trị đau mạn tính
Đối với cơn đau mạn tính, nắn chỉnh cột sống và nắn xương có thể là phương pháp hiệu quả. Các bài tập sức mạnh, được giám sát bởi chuyên gia vật lý trị liệu hoặc các hoạt động như yoga, bơi lội,… giúp cải thiện bệnh.