Tổng quan chung
Triệu chứng
Nguyên nhân
Đối tượng nguy cơ
Chuẩn đoán
Phòng ngừa bệnh
Cách điều trị
Đau hốc mắt là gì? Những điều cần biết về đau hốc mắt
Đau hốc mắt có thể là dấu hiệu của nhiều bệnh về mắt nguy hiểm như tăng nhãn áp, viêm tổ chức hốc mắt hay u giả viêm…Các bệnh này nếu không được phát hiện và điều trị kịp thời có thể dẫn đến suy giảm thị lực. Hãy cùng tìm hiểu về những điều cần biết về đau hốc mắt qua bài viết này.
Tổng quan chung
Hốc mắt là một kết cấu xương dạng hốc do xương sọ và các xương vùng mặt tạo thành. Hốc mắt có hình tháp, phần đáy mở rộng về phía trước xương và phẩn đỉnh nhọn thì hướng ra sau. Các tổ chức mềm trong hốc mắt không áp trực tiếp vào xương mà sẽ được cân bao bọc.
Để nhận biết hốc mắt bị tổn thương, người bệnh xác định dựa trên các biểu hiện sưng mi, mắt lồi, song thị. Các trường hợp xuất hiện đau nhức hốc mắt trái (phải) đều tiềm ẩn nhiều nguy cơ về các bệnh về mắt.
Đặc biệt, khi đi kèm với các triệu chứng như: đau đầu, nhạy cảm với ánh sáng, xuất hiện quầng sáng, thị lực suy giảm, sưng tấy vùng mắt,… rất có thể đây là cảnh báo của cơ thể về các bệnh lý nguy hiểm, chẳng hạn: tai mũi họng, cao huyết áp, tiểu đường, nội thần kinh…
Triệu chứng
Đau hốc mắt xảy ra bên trong mắt làm cho người bệnh cảm thấy nhức nhối, khó chịu như dao đâm hoặc nhói. Khi bị đau hốc mắt, người bệnh có thể gặp các triệu chứng như: mi sưng, mắt lồi, song thị. Đôi khi gây đau và thị lực giảm sút.
Dấu hiệu đau hốc mắt dễ nhận biết nhất là lồi mắt và hạn chế vận nhãn.
Nguyên nhân
Nguyên nhân có thể dẫn tới đau hốc mắt như:
Do mỏi mắt
- Mỏi mắt thường xuyên lâu ngày, có thể là cảm giác tăng áp suất nhẹ hoặc đau phía sau mắt. Dẫn tới tình trạng đau ở khu vực hốc mắt, tình trạng khá phổ biến khi người bệnh sử dụng máy tính trong văn phòng tối hoặc điều kiện ánh sáng không đủ.
- Tình trạng mỏi mắt không phải là tình trạng bệnh lý cụ thể mà là các triệu chứng bởi sử dụng mắt không ngừng. Như các công việc lái xe, đọc chữ nhỏ hoặc làm việc với liên tục máy tính trong khoảng thời gian dài. Tình trạng xảy ra liên tục sẽ có thể dẫn đến mờ mắt tạm thời, khô mắt và cảm giác áp lực sau mắt dẫn tới việc đau hốc mắt.
Chứng đau nửa đầu gây đau ở khu vực hốc mắt
- Đau hốc mắt có thể cảm thấy đau xung quanh hoặc sau mắt, triệu chứng phổ biến của nhức đầu và bệnh đau nửa đầu. Khi bị đau hốc mắt như thế này có thể kèm với các cảm giác đau nhói trong đầu, cảm thấy buồn nôn, ói mửa. Ngoài ra người bệnh còn có thể cảm thấy nhạy cảm với ánh sáng hoặc nhạy cảm với các âm thanh. Đặc biệt cũng có thể nhìn thấy những tia sáng trước khi bắt đầu xuất hiện tình trạng đau nửa đầu. Cảm giác nhức đầu do căng thẳng dần trở nên tồi tệ đau hốc mắt và rất khó chịu.
Bị viêm dây thần kinh thị giác
- Viêm và sưng dây thần kinh thị giác cũng là nguyên nhân có thể gây đau hốc mắt, hay tạo ra nguyên nhân tăng áp suất sau mắt. Từ đó sẽ tác động gây giảm thị lực, mù màu, mờ mắt. Khiến cho người bị bệnh sẽ bị đau khi cử động mắt và đồng tử phản ứng bất thường với ánh sáng chói lóa khó chịu. Tình trạng viêm dây thần kinh thị giác thường đạt đỉnh điểm, ở trong vòng vài ngày và thời gian hồi phục thị lực thường mất từ 4 – 12 tuần hoặc lâu hơn.
Viêm xoang cảm thấy đau mắt
- Một số người bị viêm xoang sẽ cảm thấy khó chịu hốc mắt bị đau. Tình trạng bị viêm có nhiều chất nhầy khả năng cao sẽ tăng áp lực gây ra ở khu vực xung quanh, từ đó dẫn tới tình trạng đau mắt trong và khu vực mũi quanh má cực kỳ khó chịu. Với tình trạng bệnh viêm xoang tới giai đoạn cấp tính sẽ đau hốc mắt. Kết hợp với các triệu chứng như mất khứu giác, cảm thấy nghẹt mũi bị đờm ở cổ họng, và cảm thấy đau đầu sốt ho mệt mỏi khó thở.
Do bị dị ứng mắt
- Tình trạng bị dị ứng với mắt bởi các nguyên nhân tác động ngoại cảnh như bụi, phấn hoa lông động vật. Có thể làm cho mắt bị kích thích bị đau nhất là người bị dị ứng nặng hoặc không được điều trị kịp thời. Nếu tình trạng dị ứng nhẹ hoặc được điều trị kịp thời, thì có thể sẽ không bị đau trong hốc mắt.
Bị bệnh Grave
- Đối với người bị bệnh Grave thì tuyến giáp sẽ hoạt động quá mức, cũng gây ra nhiều ảnh hưởng khác như. Tăng lực áp suất vào mắt và đau trong hốc mắt nặng. Tại các khu vực các mô, mỡ ở cơ thể các vùng quanh mắt sẽ nhiều hơn, từ đó dẫn tới mắt bị lồi da, kích ứng sẽ làm cho mắt khó chịu. Rất dễ nhạy cảm với ánh sáng, bị chảy nước mắt nhiều hơn bình thường, mắt cảm thấy khô, bị song thị hoạt loét mắt, sưng mắt. Trường hợp nặng có thể khiến mắt không thể cử động và dẫn tới mù lòa vĩnh viễn.
Đau hốc mắt do tổn thương giác mạc
- Giác mạc bị tổn thương trầy xước hoặc loét ở trên bề mặt mắt sẽ có rất nhiều các dây thần kinh. Chính vì vậy mà cơn đau sẽ nhạy cảm lan dần cảm giác đau rõ rệt. Đối với các vết trầy xước trên bề mặt của giác mạc bị chấn thương. Các dị vật bị rơi vào mắt hoặc do mọi người làm dụng việc sử dụng kính áp tròng cũng có thể gây ra tình trạng bệnh lý này. Vết thương nếu bị nhiễm trùng và không được điều trị sớm thì thời gian khỏi sẽ lâu hơn bình thường.
Bị viêm bờ mi
- Viêm bờ mi mặt dù chỉ nằm ở khu vực ngoài mi thì vùng da bị kích ứng. Tuy nhiên khi tình trạng bệnh tăng nặng thì tuyến dầu có thể bị tắc, dẫn tới tình trạng nhiễm trùng xung quanh các cạnh và khiến hốc mắt bị đau.
Hốc mắt bị đau bởi hóa chất hoặc dị vật trong mắt
- Tình trạng này rất hay thường gặp tại các trung tâm điều trị nhãn khoa. Với các sự cố bị bụi, dị vật hay axit hóa chất rơi vào mắt. Tình trạng thể nặng sẽ có khả năng cao là đau hốc mắt, và lúc này bệnh lý đang ở giai đoạn nặng. Cần được điều trị sớm bởi tăng áp suất mắt bị sưng mắt hơn bình thường.
Đối tượng nguy cơ
Bất kỳ ai cũng có thể bị đau hốc mắt, do bệnh có rất nhiều nguyên nhân như đã kể trên. Tuy nhiên, một số người có vấn đề về mắt và các bệnh tai mũi họng, cao huyết áp, tiểu đường, nội thần kinh thường có nguy cơ đau hốc mắt cao hơn.
Chẩn đoán
Sau khi xem xét về các triệu chứng và tiền sử bệnh án của người đến khám, các bác sĩ sẽ tiến hành kiểm tra mắt. Mắt có thể được làm giãn bằng thuốc nhỏ mắt chuyên dụng để giúp bác sĩ nhãn khoa xem xét đồng tử của người bệnh được rõ hơn.
Sau đó, bác sĩ sẽ đề nghị bệnh nhân làm các xét nghiệm về những căn bệnh nêu trên để đảm bảo tính chính xác trước khi chẩn đoán.
- Chụp CT để thấy:
- Dị vật hốc mắt sau chấn thương
- Hình ảnh viêm xoang với những xương và màng xương đẩy về phía hốc mắt.
- Hình ảnh ổ áp-xe cạnh màng xương, hình ảnh tổn thương cạnh xoang mờ, có bờ xung quanh mềm mại và có thể có khí bên trong.
- Ngoài ra, chụp CT có thể giúp chẩn đoán phân biệt được những trường hợp đau hốc mắt do bệnh Basedow, viêm giả u, viêm tuyến lệ, u hốc mắt, ung thư nguyên bào võng mạc xuất ngoại, ung thư cơ vân.
- Siêu âm: Siêu âm có thể thấy hình ảnh khối u nội nhãn có ổ canxi. Ngoài ra, cũng giúp chẩn đoán phân biệt giữa các loại bệnh gây viêm hốc mắt.
- Công thức máu: Xem xét bạch cầu đa nhân trung tính tăng cao, CRP tăng trong nhiễm khuẩn.
- Lấy bệnh phẩm: Lấy bệnh phẩm ở hốc mắt hoặc mủ ở ổ áp-xe làm xét nghiệm soi tươi, soi trực tiếp, nuôi cấy vi khuẩn để chẩn đoán nguyên nhân. Lấy bệnh phẩm ở xoang hay vùng mũi họng.
- Cấy máu: Cấy máu nếu nghi ngờ hoặc có nhiễm trùng huyết.
Phòng ngừa bệnh
Phòng ngừa nguy cơ đau hốc mắt có thể áp dụng một số biện pháp như:
- Đeo kính bảo hộ: Đeo kính bảo hộ khi làm việc với dụng cụ cầm tay, dụng cụ điện, hóa chất công nghiệp hoặc khi có khả năng bị hóa chất, mảnh vụn hoặc hạt nhỏ bay vào mắt và khi chơi các hoạt động thể thao, chẳng hạn như bóng rổ, bóng vợt và quần vợt. Ngoài ra, nên đội các vật đội đầu thích hợp, chẳng hạn như mũ bảo hộ khi làm việc khi cần, mũ bảo hiểm khi chơi bóng chày và khẩu trang khi chơi khúc côn cầu.
- Vệ sinh kính áp tròng: Nếu một người đeo kính áp tròng, hãy sử dụng dịch vụ chăm sóc mắt định kỳ thích hợp để ngăn ngừa thương tích mắt liên quan đến kính áp tròng. Những người đeo kính áp tròng nên cẩn thận làm theo hướng dẫn của bác sĩ nhãn khoa về việc tháo, dán và rửa kính áp tròng.
- Khám mắt định kỳ: Tần suất kiểm tra mắt nên dựa trên sự hiện diện của các bất thường về thị giác và/hoặc khả năng phát triển các bất thường về thị giác. Những người có các triệu chứng về mắt cần được kiểm tra kịp thời. Những người không có triệu chứng nhưng có nguy cơ cao phát triển các bất thường ở mắt liên quan đến các bệnh hệ thống như đái tháo đường và tăng huyết áp hoặc những người có tiền sử gia đình mắc bệnh về mắt cần được khám mắt toàn diện định kỳ.
Điều trị như thế nào?
Khi có những biểu hiện của đau hốc mắt thì việc tìm ra nguyên nhân để xác định cách chữa trị, chấm dứt tình trạng khó chịu ngày càng nhanh càng tốt là điều rất quan trọng. Nếu bị đau hốc mắt nhẹ thì có thể áp dụng những cách giảm đau hốc mắt tại nhà sau:
- Dành thời gian cho mắt nghỉ ngơi, đặc biệt là những người ngồi trước máy tính trong thời gian dài.
- Nhỏ thuốc, uống thuốc chống nhức mắt.
- Tránh nhìn trực tiếp ánh mặt trời, khi đi ra ngoài trời nên đeo kính râm.
- Đắp gạc lạnh lên mắt để làm dịu đau nhức và giảm mỏi.
- Massage mắt nhẹ nhàng để máu được lưu thông thông, giảm triệu chứng mỏi nhức.
Nếu đã thực hiện những cách trên nhưng các triệu chứng đau nhức hốc mắt không có dấu hiệu thuyên giảm, cần đến gặp bác sĩ chuyên khoa mắt càng sớm càng tốt.
Sau khi chẩn đoán, bệnh nhân cần phải điều trị tích cực bệnh đích gây đau hốc mắt, song song với điều trị cải thiện và giảm đau triệu chứng (đau, hạn chế vận động nhãn cầu… )
Các bệnh kéo dài như viêm xoang mạn tính, đau nửa đầu, bệnh Graves… quá trình điều trị và cải thiện đau hốc mắt sẽ phức tạp hơn.
Với đau hốc mắt có hiện tượng viêm, các thuốc điều trị có thể là:
- Thuốc kháng sinh: Kháng sinh đường tĩnh mạch liều cao, phổ rộng trong giai đoạn sớm và kháng sinh đặc hiệu sau khi đã nuôi cấy phân lập được vi khuẩn. Trong thời gian chờ đợi nuôi cấy vi khuẩn có thể dùng kháng sinh nhóm Cephalosporin thế hệ 3 uống hoặc truyền tĩnh mạch.
- Thuốc chống viêm: Steroid đường uống và đường tĩnh mạch (Methyl prednisolon).
- Chế phẩm nâng cao thể trạng: vitamin nhóm B, C hoặc dùng thêm các dưỡng chất chăm sóc mắt và bảo vệ thị lực.
Xin lưu ý: Thông tin trong bài viết chỉ mang tính chất tham khảo. Độc giả vui lòng liên hệ với Bác sĩ, Dược sĩ hoặc chuyên viên y tế để được tư vấn cụ thể và chính xác nhất.