Tổng quan chung
Triệu chứng
Nguyên nhân
Đối tượng nguy cơ
Chuẩn đoán
Phòng ngừa bệnh
Cách điều trị
Đau xương cụt là gì? Những điều cần biết về đau xương cụt
Đau xương cụt là hiện tượng đau nhức xảy ra bên trong cấu trúc hoặc xung quanh phần xương cụt. Cơn đau thường khởi phát khi bạn ngồi cố định một chỗ trong thời gian dài. Tính chất cơn đau có thể là âm ỉ hoặc đau nhói, gây ra nhiều phiền toái trong đời sống sinh hoạt hàng ngày. Bài viết sau sẽ cung cấp thông tin những điều cần biết về đau xương cụt.
Tổng quan chung đau xương cụt
Xương cụt được cấu tạo thành từ ba đến năm đốt sống hợp nhất thành một xương duy nhất. Nó nằm bên dưới xương cùng, ở đáy cột sống. Tại đây là vị trí bám của một số gân, cơ và dây chằng. Cả xương cụt và xương cùng cùng khung xương chậu đều cùng nhau chịu sức nặng toàn cơ thể khi ngồi xuống. Hai phần ba số người trưởng thành có xương cụt hơi cong thay vì hướng thẳng xuống; tuy nhiên, một phần cong quá mức sẽ là vấn đề bất thường và do đó có thể gây đau đớn.
Lúc này, đau xương cụt được định nghĩa là cơn đau ở trong và xung quanh vùng xương cụt, ở vị trí dưới cùng của cột sống và phía trên khe hở của mông. Cơn đau thường được mô tả là đau âm ỉ hay đau nhói và có cảm giác như co thắt cơ. Hoàn cảnh khởi phát cơn đau xương cụt có thể xảy ra khi hoạt động thể chất hoặc khi ngồi trong thời gian dài, lan xuống chân hoặc lên lưng.
Triệu chứng đau xương cụt
Chuyên gia cho biết, đau xương cụt là triệu chứng không quá nguy hiểm và có thể cải thiện chỉ trong vài tuần hoặc vài tháng. Nhưng nếu tình trạng đau nhức diễn ra kéo dài sẽ gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến chất lượng cuộc sống hàng ngày. Dưới đây là một số dấu hiệu nhận biết tình trạng đau xương cụt bạn có thể tham khảo:
- Xuất hiện cơn đau nhức hoặc đau nhói ở vùng xương gần mông hoặc hông. Cơn đau có tính chất âm ỉ hoặc đau nhói như điện giật, đau nhói thường xảy ra khi có va chạm hoặc khi vận động
- Cơn đau nhức tại xương cụt sẽ trở nên nặng hơn khi người bệnh thực hiện một số vận động như ngồi xuống, đứng lên, đi đại tiện, quan hệ tình dục,… Nếu bạn nghỉ ngơi, cơn đau sẽ thuyên giảm đáng kể.
- Với những trường hợp bệnh nặng, cơn đau có thể lan rộng ra hết vùng mông rồi đến lưng, hông và chân.
- Dựa vào nguyên nhân gây đau nhức mà người bệnh sẽ có thêm một số triệu chứng đi kèm khác như yếu cơ, yếu chi, tê bì, buồn nôn và nôn, đau quặn bụng, khó chịu khi đến kỳ kinh nguyệt,…
Cần nhanh chóng đến gặp bác sĩ nếu rơi vào các trường hợp sau đây:
- Tình trạng đau nhức không có dấu hiệu thuyên giảm mà trở nên ngày càng nặng.
- Xuất hiện triệu chứng đau nhức mỗi khi đứng lên, ngồi xuống hoặc cúi người.
- Có thêm một số triệu chứng toàn thân như nóng sốt, chán ăn, mệt mỏi, chảy máu,…
Thực tế, đa số các trường hợp bị đau xương cụt đều khởi phát do nguyên nhân chấn thương vật lý nên bạn không cần phải quá lo lắng. Ở những trường hợp này, bạn chỉ cần dành nhiều thời gian nghỉ ngơi và hạn chế vận động, từ đó triệu chứng của bệnh sẽ thuyên giảm đáng kể. Còn trường hợp đau xương cụt do bệnh lý thì cần điều trị đúng cách để tránh phát sinh ra các biến chứng như hạn chế vận động, teo cơ, liệt chi,…
Nguyên nhân đau xương cụt
Tình trạng đau xương cụt có thể khởi phát do tác động từ rất nhiều nguyên nhân. Bạn cần phải xác định chính xác nguyên nhân gây đau thì mới có thể lên phác đồ điều trị cho phù hợp. Dưới đây là các nguyên nhân gây đau xương cụt thường gặp mà chúng tôi tổng hợp được bạn có thể tham khảo:
- Lão hóa: Khi đã bước qua độ tuổi trung niên, quá trình lão hóa xương khớp sẽ diễn ra ngày càng mạnh mẽ. Lúc này, mô sụn sẽ dần bị bào mòn và làm gia tăng mức độ cọ xát tại các đầu xương mỗi khi vận động. Điều này đã kích thích phản ứng viêm tại cột sống và gây ra triệu chứng đau nhức. Tình trạng này có thể xảy ra ở cột sống cổ, cộ sống lưng và cả cột sống đáy chậu.
- Chấn thương: Cột sống chịu tác động mạnh khi chơi thể thao hoặc ngã tiếp xúc mông cũng sẽ khiến xương cụt bị tổn thương. Nếu chấn thương diễn ra với mức độ nhẹ thì chỉ có triệu chứng bầm tím da. Nhưng nếu bị chấn thương nghiêm trọng thì sẽ gây ra tình trạng trật khớp hoặc gãy xương. Lúc này người bệnh sẽ có triệu chứng đau nhức dữ dội tại vùng xương này.
- Mang thai: Khi mang thai, hoạt động của xương khớp trở nên kém linh hoạt hơn do sự gia tăng của nồng độ hormone relaxin và estrogen. Đồng thời, với sự phát triển quá mức của thai nhi vào cuối thai kỳ còn khiến cơ và dây chằng xung quanh xương cụt bị căng giãn quá mức, điều này đã gây kích thích không tốt đến xương cụt và khiến mẹ bầu phải đối mặt với triệu chứng đau nhức khá khó chịu.
- Sinh con: Khi phụ nữ sinh con qua đường âm đạo, thai nhi sẽ chèn ép quá mức lên xương cụt và khiến chức năng của sàn chậu bị rối loạn. Điều này cũng đã kích thích khởi phát cơn đau nhức ở xương cụt sau khi sinh.
- Tư thế xấu: Việc duy trì các tư thế vận động xấu khi thực hiện các hoạt động sống hàng ngày cũng là nguyên nhân gây ra tình trạng đau xương cụt thường gặp. Tình trạng này xảy ra khá phổ biến ở nhân viên văn phòng, tài xế lái xe,…
- Thừa hoặc thiếu cân: Tình trạng đau xương cụt cũng có thể khởi phát nếu bạn bị thừa hoặc thiếu cân. Thừa cân sẽ làm gia tăng áp lực lên xương cụt, thiếu cân sẽ làm gia tăng cọ xát giữa xương cụt với mô xung quanh. Cả hai yếu tố trên đều là điều kiện thuận lợi để khởi phát cơn đau nhức ở vùng xương cụt
- Táo bón, trĩ: Khi bị táo bón, bạn phải dùng nhiều sức để rặn mỗi khi đi tiêu giúp đẩy phân ra bên ngoài. Thói quen rặn mạnh này đã gây áp lực không tốt lên xương cụt và kích thích khởi phát cơn đau. Ngoài ra, táo bón hay trĩ đều khiến ổ bụng phải chịu áp lực rất lớn và hình thành nên cơn đau nhức ở xương cụt.
- Bệnh lý: Đau xương cụt cũng có thể khởi phát do tác động từ một số bệnh lý khác như gai cột sống, thoát vị đĩa đệm cột sống thắt lưng, thoái hóa đốt sống cùng, loãng xương,… Nếu tình trạng này xảy ra ở nữ giới thì cũng có thể là dấu hiệu của bệnh phụ khoa, viêm đường tiết niệu hoặc hệ quả của việc đặt vòng tránh thai.
- Ung thư: Đau xương cụt là dấu hiệu hiếm gặp của bệnh ung thư hoặc ung thư đã bước vào giai đoạn di căn. Đây là bệnh lý nguy hiểm và đe dọa trực tiếp đến mạng sống của người bệnh.
Đối tượng nguy cơ
Xương cụt bị đau có thể bị ảnh hưởng bởi giới tính, tuổi tác và cân nặng, cụ thể:
- Phụ nữ có nguy cơ mắc bệnh đau xương cụt cao gấp 5 lần nam giới, nhất là phụ nữ mang thai.
- Người lớn và thanh thiếu niên bị đau vùng xương cụt thường xuyên hơn trẻ em.
Chẩn đoán
Các phương pháp được dùng để xác định tình trạng và nguyên nhân đau xương cụt gồm:
- Thăm hỏi mức độ đau, tiền sử bệnh lý, các chấn thương gần đây (nếu có).
- Sờ nắn bằng tay để xác định vị trí sưng và đau quanh xương cụt.
- Khám và nắn chỉnh trực tràng để đánh giá tình trạng của xương cụt.
- Thực hiện chụp X-quang và cắt lớp để kiểm tra người bệnh có bị gãy xương hay không.
- Chụp cộng hưởng từ để kiểm tra tình trạng viêm (nếu có).
Để phòng ngừa đau xương cụt, bạn cần lưu ý:
- Nên vận động thường xuyên. Đặc biệt nếu là dân văn phòng, bạn cần có thời gian nghỉ ngơi để tránh tạo áp lực cho xương cụt.
- Giữ cân nặng ở mức ổn định, tránh tăng cân quá mức.
- Đến gặp bác sĩ ngay để kiểm tra nếu bản thân vừa bị chấn thương.
- Bổ sung những thực phẩm tốt cho xương để hạn chế tình trạng thoái hóa xương khớp.
Đau xương cụt có thể là tình trạng thoáng qua, có thể tự khỏi nhưng cũng có nguy cơ xuất hiện dai dẳng, khiến người bệnh thường xuyên bị cơn đau hành hạ. Vì thế để tránh tình trạng ngày càng trầm trọng hơn, người bệnh nên đến các cơ sở y tế càng sớm càng tốt khi cảm thấy đau vùng mông gần xương cụt.
Điều trị đau xương cụt như thế nào?
Một số phương pháp điều trị tình trạng đau xương cụt phổ biến có thể kể đến như:
- Dùng thuốc giảm đau không steroid (NSAID), tuy nhiên phương pháp này không được khuyến khích về lâu dài vì không trị dứt điểm nguyên nhân gây đau và ảnh hưởng tiêu cực đến dạ dày, thận, gan,…
- Chườm lạnh giúp giảm sưng và đau, sau đó chườm nóng để giảm căng cơ. Cần lưu ý rằng phương pháp này chỉ phù hợp với những trường hợp xương cụt bị đau tạm thời.
- Dùng gối để giảm áp lực lên xương cụt nếu bạn thường xuyên ngồi lâu, đang tăng cân hoặc mang thai.
- Phẫu thuật cắt bỏ xương cụt cũng có thể được áp dụng đối với những người bị đau xương cụt mãn tính. Tuy nhiên không phải trường hợp nào cũng cần áp dụng phương pháp này.
- Trị liệu thần kinh cột sống (Chiropractic) là phương pháp giúp khắc phục chứng đau xương cụt hiệu quả mà không cần phẫu thuật hay dùng thuốc. Thông qua các phương pháp nắn chỉnh bằng tay chính xác, các bác sĩ tại phòng khám ACC sẽ điều chỉnh các đốt sống ở xương cụt về đúng vị trí, giảm sự chèn ép và từ đó khắc phục cơn đau hiệu quả. Bên cạnh đó, liệu trình điều trị kết hợp với phương pháp vật lý trị liệu hiện đại như chiếu tia laser cường độ cao thế hệ IV, máy kéo dãn cột sống TDS, sóng siêu âm… giúp giảm đau và đẩy nhanh quá trình phục hồi.