Tổng quan chung
Triệu chứng
Nguyên nhân
Đối tượng nguy cơ
Chuẩn đoán
Phòng ngừa bệnh
Cách điều trị
Dậy thì sớm là gì? Những điều cần biết về dậy thì sớm
Dậy thì sớm ở trẻ đang là vấn đề được nhiều phụ huynh quan tâm. Trong một số ít trường hợp, dậy thì sớm có thể là biểu hiện của những bệnh lý nguy hiểm như u nang buồng trứng, u não, các bệnh tuyến giáp,… Vì vậy, các bậc cha mẹ nên tìm hiểu kỹ về tình trạng này để bảo vệ tốt nhất cho sức khỏe của trẻ.
Tổng quan chung
Dậy thì sớm là khi cơ thể trẻ bắt đầu thay đổi thành người trưởng thành (dậy thì) quá sớm. Thông thường, dậy thì bắt đầu ở các bé gái khoảng từ 8-13 tuổi và các bé trai từ 9-14 tuổi. Tuy nhiên, khi một trẻ bắt đầu trải qua những biểu hiện này trước thời gian dự kiến, đó có thể được coi là dậy thì sớm.
Dậy thì sớm xuất hiện ở bé gái nhiều hơn bé trai và thường gặp nhiều ở thành thị hơn so với nông thôn. Một số yếu tố có thể ảnh hưởng đến sự dậy thì sớm ở trẻ bao gồm di truyền, môi trường sống, dinh dưỡng, sức khỏe toàn diện và tiếp cận y tế.
Các biểu hiện của dậy thì bao gồm sự phát triển về cơ bắp, tăng trưởng về chiều cao, thay đổi hình dáng cơ thể, sự phát triển về ngực ở bé gái và sự phát triển về cơ quan sinh dục ở bé trai. Cũng có các thay đổi như mọc tóc, tăng sản xuất dầu trên da và sự phát triển của tuyến mồ hôi.
Nguyên nhân của dậy thì sớm rất đa dạng bao gồm yếu tố gen, môi trường sống, dinh dưỡng và các yếu tố khác có thể ảnh hưởng đến hệ thống hormone. Tùy thuộc vào nguyên nhân cụ thể, việc quản lý và điều trị dậy thì sớm có thể liên quan đến việc sử dụng hormone hoặc các phương pháp điều trị khác dưới sự giám sát của bác sĩ chuyên khoa nhi khoa hoặc bác sĩ nội tiết học.
Triệu chứng
Dưới đây là một số triệu chứng thường gặp khi trẻ bị dậy thì sớm:
- Vú phát triển ở bé gái;
- Thời điểm xuất hiện kinh nguyệt lần đầu tiên;
- Tinh hoàn và dương vật phát triển;
- Lông mặt, râu bắt đầu mọc nhiều;
- Giọng nói trầm, vỡ giọng;
- Mọc lông mu, lông nách;
- Cơ thể phát triển nhanh;
- Xuất hiện mụn;
- Bắt đầu có mùi cơ thể.
Nguyên nhân
Dậy thì sớm ở trẻ được chia làm 2 nhóm nguyên nhân: Dậy thì sớm trung ương và dậy thì sớm ngoại biên.
- Dậy thì sớm trung ương, đặc biệt ở trẻ gái thường không có nguyên nhân. Nguyên nhân ít gặp hơn do u não, chấn thương, di chứng não do viêm não, màng não hay bất thường não bẩm sinh.
- Dậy thì sớm ngoại biên có thể do khối u ở buồng trứng, tinh hoàn tiết ra estrogen hoặc testosteron; các bệnh lý tại tuyến thượng thận, tiếp xúc với estrogen hay testosteron bên ngoài như các loại kem hoặc thuốc mỡ.
- Ngoài ra, ở trẻ trai còn có một số nguyên nhân khác như: U tế bào mầm tiết beta-HCG, dậy thì sớm ở trẻ trai do yếu tố gia đình (một bệnh lý đột biến gen).
Đối tượntượng nguy cơ
Yếu tố nguy cơ của dậy thì sớm là gì?
- Giới tính: Trẻ gái nhiều hơn trẻ trai.
- Chủng tộc: Tuổi khởi phát sớm ở người gốc Phi là sớm nhất.
- Gia đình: Gene, một số gene được chứng minh là nguyên nhân gây dậy thì sớm: MKRN3.
- Dinh dưỡng: Trẻ bị béo phì có nguy cơ dậy thì sớm hơn trẻ khác
Chẩn đoán
Bên cạnh các dấu hiệu về sự thay đổi của cơ thể, trẻ bị dậy thì sớm thường sẽ được bác sĩ chỉ định thực hiện một số thủ thuật y khoa để chẩn đoán chính xác tình trạng này như:
- Siêu âm bụng;
- Siêu âm tử cung;
- Siêu âm buồng trứng;
- Xét nghiệm máu về nội tiết;
- Xét nghiệm tuyến giáp;
- Chụp cộng hưởng từ MRI;
- Chụp X-quang tuổi xương bàn tay.
Phòng ngừa bệnh
Để phòng ngừa dậy thì sớm ở trẻ, bố mẹ có thể thực hiện các biện pháp dưới đây:
- Thực hiện chế độ dinh dưỡng cân bằng, khoa học, phù hợp độ tuổi: Trẻ cần được bổ sung đầy đủ các dưỡng chất cần thiết (chất đạm, chất đường bột, chất béo, vitamin và khoáng chất) để cơ thể phát triển một cách toàn diện. Bố mẹ nên tăng cường rau xanh, trái cây tươi trong các bữa ăn hàng ngày nhằm giúp trẻ khỏe mạnh hơn. Đặc biệt, trẻ nên hạn chế sử dụng các thực phẩm chế biến sẵn, đồ chiên rán nhiều dầu mỡ, đồ ngọt, thực phẩm chứa hormone tăng trưởng.
- Xây dựng thói quen tập thể dục thể thao thường xuyên: Trẻ cần tăng cường vận động để tiêu hao năng lượng, từ đó, giúp cơ thể dẻo dai, khỏe khoẳn, tăng sức đề kháng. Một số bộ môn thể thao được khuyến khích cho trẻ như bơi lội, nhảy dây, đá cầu, bóng đá, bóng chuyền, bóng rổ…
- Tránh cho trẻ tiếp xúc với các sản phẩm, mỹ phẩm, thuốc hay thực phẩm chức năng có chứa estrogen hoặc testosterone hay các chất có tác dụng kích thích cơ thể sản sinh các loại hormone dẫn đến dậy thì sớm.
- Kiểm soát cân nặng của trẻ, tránh để trẻ thừa cân, béo phì: Một số nghiên cứu cho thấy béo phì là một trong những yếu tố làm tăng nguy cơ dậy thì sớm ở trẻ.
- Thăm khám sức khỏe định kỳ cho trẻ.
Điều trị như thế nào?
Nếu con bạn bị dậy thì sớm, bác sĩ có thể giới thiệu bạn đến bác sĩ nội tiết nhi khoa (một bác sĩ chuyên về tăng trưởng và rối loạn nội tiết tố ở trẻ em) để điều trị.
Mục tiêu điều trị là:
- Ngăn chặn hoặc thậm chí đảo ngược sự phát triển tình dục
- Ngăn chặn sự phát triển nhanh chóng và trưởng thành xương có thể dẫn đến tầm vóc trưởng thành ngắn hoặc bắt đầu giai đoạn sớm
Tùy thuộc vào nguyên nhân, có hai cách tiếp cận có thể điều trị:
- Điều trị nguyên nhân cơ bản hoặc bệnh
- Hạ thấp nồng độ hormone giới tính cao bằng thuốc để ngăn chặn sự phát triển giới tính
Đôi khi, điều trị một vấn đề sức khỏe liên quan có thể ngăn chặn dậy thì sớm. Nhưng trong hầu hết các trường hợp, không có bệnh nào khác, vì vậy điều trị thường bao gồm liệu pháp hormone để ngăn chặn sự phát triển giới tính.
Xin lưu ý: Thông tin trong bài viết chỉ mang tính chất tham khảo. Độc giả vui lòng liên hệ với Bác sĩ, Dược sĩ hoặc chuyên viên y tế để được tư vấn cụ thể và chính xác nhất.