Tổng quan chung
Triệu chứng
Nguyên nhân
Đối tượng nguy cơ
Chuẩn đoán
Phòng ngừa bệnh
Cách điều trị
Hội chứng Chilaiditi là gì? Những điều cần biết về hội chứng chilaiditi
Dấu hiệu Chilaiditi phát hiện tình cờ trên Xquang bụng hoặc X Quang ngực, với tỷ lệ mắc 0,025% đến 0,28% trên toàn thế giới và tỷ lệ nam/nữ là 4:1. Bệnh thường xảy ra nhất ở người cao tuổi, bệnh nhân có bệnh lý tâm thần. Bệnh có thể sẽ xảy ra một số biến chứng có thể xảy ra: xoắn ruột, tắc ruột, hoại tử ruột. Vậy triệu chứng là gì? Nguyên nhân gây bệnh là gì? Chúng ta cùng tìm hiểu bài viết dưới đây nhé.
Tổng quan chung
Hội chứng Chilaiditi (Chilaiditi Syndrome) là một trường hợp đau bụng hiếm gặp, xảy ra khi một đoạn ruột thường là đại tràng ngang nằm kẹt giữa cơ hoành và gan. Nếu tình trạng này không gây ra triệu chứng lâm sàng thì được gọi là dấu hiệu Chilaiditi. Hội chứng được mô tả đầu tiên vào năm 1910 bởi một bác sĩ x quang người Hy Lạp tên Dimitrios Chilaiditi (1883) khi ông mô tả x quang của 3 trường hợp không có triệu chứng lâm sàng.
Một số biến chứng có thể xảy ra: xoắn ruột, tắc ruột, hoại tử ruột.
Triệu chứng
Các triệu chứng lâm sàng có thể gặp:
- Đau bụng.
- Buồn nôn, nôn.
- Bụng căng chướng.
- Táo bón.
- Khó thở.
- Suy hô hấp.
- Loạn nhịp tim.
Nguyên nhân
Người bình thường, các dây chằng treo gan, mạc treo đại tràng, gan, và dây chằng liềm nằm gần nhau tạo nên không gian hạn chế xung quanh gan và ngăn đại tràng xen giữa. Khi khoảng cách này rộng ra bệnh nhân dễ bị hội chứng Chilaiditi. Trong nhiều trường hợp, nguyên nhân còn chưa rõ ràng.
Tuy nhiên có thể hay xảy ra ở các bệnh nhân có các bệnh lý mắc phải hay bẩm sinh về:
Cơ hoành:
- Thoái hóa cơ hoành.
- Tổn thương thần kinh – cơ hoành.
Gan:
- Sa gan.
- Xơ gan
- Teo thùy phải của gan.
- Dây chằng treo gan bị lỏng lẽo hoặc giãn.
Đại tràng:
- Đại tràng dài, di động.
- Mạc treo dài.
- Dây chằng treo đại tràng ngắn, hoặc ít giãn.
- Sự xoay bất thường của đại tràng.
Các nguyên nhân khác như cổ trướng, béo phì, có thai, bệnh phổi tắc nghẽn mãn tính.
Trên người khỏe mạnh, hội chứng Chilaiditi hiếm khi có triệu chứng và thường chỉ phát hiện tình cờ khi chụp x quang.
Đối tượng nguy cơ
Ngoài ra, một số bệnh lý bẩm sinh và mắc phải cũng là yếu tố nguy cơ của bệnh như:
- Táo bón mạn tính làm đại tràng giãn, dài ra.
- Xơ gan gây teo gan hay cổ trướng làm tăng không gian giữa gan và cơ hoành.
- Sa gan, teo thuỳ phải gan.
- Giảm cân nhanh ở người béo phì.
- Liệt cơ hoành.
- Đa thai, ….
Chẩn đoán
Chẩn đoán phân biệt
- Tràn khí phúc mạc.
- Thoát vị hoành.
- Chướng hơi ruột.
- Áp xe dưới hoành.
- Nang nước.
- Tổn thương sau gan.
- Khối sau phúc mạc.
Phòng ngừa bệnh
Hội chứng Chilaiditi không có biện pháp phòng ngừa đặc hiệu. Tuy nhiên, các bạn có thể tham khảo một số phương pháp sau để giảm tình trạng bệnh:
- Khám sức khỏe định kỳ hằng năm theo khuyến cáo, nếu có bệnh lý nền thì nên tuân thủ theo chỉ định bác sĩ như về sử dụng thuốc hoặc tái khám.
- Duy trì thói quen tập thể dục khoa học.
- Không nên sử dụng các chất kích thích như bia, rượu. hút thuốc lá, …
- Tránh cơ thể bị stress, căng thẳng, lo âu.
- Duy trì lối sống lành mạnh bổ sung các chất dinh dưỡng cần thiết, tăng cường ăn rau xanh, ăn chín uống sôi.
Điều trị như thế nào?
Điều trị hội chứng Chilaiditi phụ thuộc vào mức độ nghiêm trọng của triệu chứng và ảnh hưởng đến chất lượng cuộc sống của bệnh nhân. Các biện pháp điều trị bao gồm:
- Quản lý triệu chứng: Sử dụng thuốc giảm đau, thuốc chống buồn nôn và thuốc giảm đầy hơi.
- Thay đổi lối sống: Điều chỉnh chế độ ăn uống và tập thể dục.
- Phẫu thuật: Trong một số trường hợp nghiêm trọng, phẫu thuật có thể cần thiết để di chuyển lại các cơ quan nội tạng về vị trí bình thường.
Kết luận
Hội chứng Chilaiditi là một tình trạng y khoa hiếm gặp nhưng có thể gây ra nhiều triệu chứng khó chịu. Việc nhận biết sớm và điều trị kịp thời có thể giúp cải thiện chất lượng cuộc sống của người bệnh. Nếu bạn hoặc người thân có các triệu chứng tương tự, hãy tham khảo ý kiến bác sĩ để được chẩn đoán và điều trị đúng cách. Chăm sóc sức khỏe định kỳ và duy trì lối sống lành mạnh là những biện pháp phòng ngừa hiệu quả nhất để tránh mắc phải hội chứng này.
Xin lưu ý: Thông tin trong bài viết chỉ mang tính chất tham khảo. Độc giả vui lòng liên hệ với Bác sĩ, Dược sĩ hoặc chuyên viên y tế để được tư vấn cụ thể và chính xác nhất.