Tổng quan chung
Triệu chứng
Nguyên nhân
Đối tượng nguy cơ
Chuẩn đoán
Phòng ngừa bệnh
Cách điều trị
Huyết khối tĩnh mạch sâu chi dưới là gì? Những điều cần biết về huyết khối tĩnh mạch sâu chi dưới
Bạn có biết rằng huyết khối tĩnh mạch sâu là một trong những vấn đề nghiêm trọng về sức khỏe có thể gặp phải? Bài viết này sẽ cung cấp cho bạn những thông tin quan trọng về bệnh này, từ triệu chứng, nguyên nhân đến phòng ngừa và điều trị. Hãy cùng tìm hiểu chi tiết để bảo vệ sức khỏe của mình.
Tổng quan chung về huyết khối tĩnh mạch sâu chi dưới
Huyết khối tĩnh mạch sâu chi dưới là dạng thường gặp nhất của bệnh huyết khối tĩnh mạch sâu. Cục máu đông hình thành ở một hoặc nhiều tĩnh mạch, gây nên hiện tượng đau, phù nề ở vùng chi dưới, thường là ở phần bắp chân. Bệnh nhân thường có cảm giác nóng ở vùng chân bị sưng đau, thậm chí da ở những phần này có thể bị đỏ, cảm giác đau hơn khi cử động.
Huyết khối tĩnh mạch sâu chi dưới có thể xảy ra đối với những người đã từng có bệnh lý hoặc các hiện tượng liên quan đến đông máu. Đặc biệt, nhóm đối tượng người già, trên 70 tuổi, bệnh nhân bị chấn thương chi dưới phải nằm viện lâu ngày nên ít vận động, hay phụ nữ đang trong thời kỳ sinh đẻ cũng có nguy cơ mắc bệnh huyết khối tĩnh mạch sâu chi dưới cao hơn.
Bệnh huyết khối tĩnh mạch sâu chi dưới thường chỉ ảnh hưởng đến một chân. Nếu không được điều trị kịp thời, bệnh có thể biến chứng tắc động mạch phổi với các dấu hiệu như: váng đầu, mệt mỏi, tim nhanh, khó thở, thở dốc, đau ngực, ho hoặc thậm chí là ho ra máu. Do vậy, khi có những biểu hiện của bệnh, cần đi khám để được chẩn đoán kịp thời, nhằm điều trị bệnh sớm cho hiệu quả và tránh biến chứng về sau.
Triệu chứng huyết khối tĩnh mạch sâu chi dưới
Dưới đây là một số triệu chứng chi tiết của huyết khối tĩnh mạch sâu:
- Đau và phù nề ở chân: Đau thường xuất hiện ở một chân, thường là ở phần bắp chân. Khi cử động khớp gối, bệnh nhân có thể cảm giác đau hơn.
- Đổi màu da: Da có thể chuyển thành màu xanh đen hoặc một màu bất thường. Da xung quanh vùng đau ấm hơn da các vùng khác.
- Sưng chân: Sưng nề chân hoặc tay đột ngột, không có dấu hiệu báo trước.
- Các tĩnh mạch nổi rõ: Các tĩnh mạch nông trên da nổi rõ, lớn hơn bình thường.
- Đau khi đi lại hoặc khi đứng: Đau hoặc nhức khi đứng hoặc đi bộ.
Huyết khối tĩnh mạch sâu chi dưới có thể xảy ra đối với những người đã từng có bệnh lý hoặc các hiện tượng liên quan đến đông máu. Đặc biệt, nhóm đối tượng người già, trên 70 tuổi, bệnh nhân bị chấn thương chi dưới phải nằm viện lâu ngày nên ít vận động, hay phụ nữ đang trong thời kỳ sinh đẻ cũng có nguy cơ mắc bệnh huyết khối tĩnh mạch sâu chi dưới cao hơn.
Bệnh huyết khối tĩnh mạch sâu chi dưới thường chỉ ảnh hưởng đến một chân. Nếu không được điều trị kịp thời, bệnh có thể biến chứng tắc động mạch phổi với các dấu hiệu như: váng đầu, mệt mỏi, tim nhanh, khó thở, thở dốc, đau ngực, ho hoặc thậm chí là ho ra máu. Do vậy, khi có những biểu hiện của bệnh, cần đi khám để được chẩn đoán kịp thời, nhằm điều trị bệnh sớm cho hiệu quả và tránh biến chứng về sau.
Nguyên nhân huyết khối tĩnh mạch sâu chi dưới
Bất cứ điều gì ngăn cản máu chảy hoặc làm tăng quá trình đông máu đều có thể gây ra cục máu đông trong chân. Các nguyên nhân chính gây huyết khối tĩnh mạch sâu chi dưới là tổn thương tĩnh mạch do phẫu thuật hoặc viêm, tổn thương do nhiễm trùng hoặc chấn thương.
Đối tượng nguy cơ huyết khối tĩnh mạch sâu chi dưới
Bạn có nhiều nguy cơ bị huyết khối tĩnh mạch sâu chi dưới nếu mang các yếu tố nguy cơ dưới đây:
- Tuổi cao: Người trên 60 tuổi có nguy cơ mắc bệnh cao hơn.
- Ít vận động trong thời gian dài: Điều này có thể xảy ra khi bạn ngồi trong thời gian dài khi lái xe hoặc đi máy bay, nằm lâu trên giường sau khi phẫu thuật, hoặc bị liệt.
- Chấn thương hoặc phẫu thuật: Chấn thương tĩnh mạch ở chân hoặc phẫu thuật có thể làm tăng nguy cơ đông máu.
- Mang thai: Mang thai làm tăng áp lực trong các tĩnh mạch ở xương chậu và chân.
- Thuốc tránh thai hoặc liệu pháp thay thế hormone: Cả hai phương pháp này đều có thể làm tăng khả năng đông máu.
- Thừa cân hoặc béo phì: Thừa cân làm tăng áp lực lên các tĩnh mạch ở xương chậu và chân.
- Hút thuốc: Hút thuốc ảnh hưởng đến lưu thông máu và đông máu, có thể làm tăng nguy cơ mắc huyết khối tĩnh mạch sâu chi dưới.
- Ung thư: Một số bệnh ung thư làm tăng một số chất trong máu, khiến máu đông lại.
- Suy tim: Suy tim làm tăng nguy cơ mắc bệnh và gặp biến chứng thuyên tắc phổi.
- Bệnh viêm ruột: Bệnh Crohn hoặc viêm loét đại tràng làm tăng nguy cơ mắc bệnh.
- Tiền sử bệnh: Nếu bạn hoặc ai đó trong gia đình bạn mắc một hoặc cả hai tình trạng là huyết khối tĩnh mạch sâu hoặc thuyên tắc phổi, thì bạn sẽ có nguy cơ cao hơn.
- Di truyền học: Một số người có những di truyền trong ADN khiến máu dễ đông hơn
Chẩn đoán huyết khối tĩnh mạch sâu chi dưới
Để chẩn đoán huyết khối tĩnh mạch sâu chi dưới, bác sĩ sẽ khám sức khỏe và đặt câu hỏi về các triệu chứng. Bác sĩ sẽ kiểm tra chân xem có bị sưng, đau hay thay đổi màu da không.
Các xét nghiệm khác có thể được thực hiện bao gồm:
- Xét nghiệm máu D-dimer. D dimer là một loại protein được tạo ra bởi cục máu đông. Hầu hết tất cả những người bị huyết khối tĩnh mạch sâu chi dưới nặng đều có nồng độ D dimer trong máu tăng lên. Xét nghiệm này thường có thể giúp loại trừ tắc mạch phổi (PE).
- Siêu âm tĩnh mạch kép. Đây là xét nghiệm tiêu chuẩn để chẩn đoán bệnh. Xét nghiệm không xâm lấn này sử dụng sóng âm thanh để tạo ra hình ảnh về cách máu chảy qua tĩnh mạch để nhanh chóng phát hiện cục máu đông và tình trạng phát triển của chúng nếu có.
- Chụp tĩnh mạch ở chân. Xét nghiệm này sử dụng tia X và thuốc nhuộm để tạo ra hình ảnh chi tiết của các tĩnh mạch ở chân và bàn chân. Tuy nhiên, xét nghiệm này có xâm lấn nên hiếm khi được thực hiện. Bác sĩ sẽ ưu tiên làm các xét nghiệm khác như siêu âm.
Phòng ngừa bệnh huyết khối tĩnh mạch sâu chi dưới
Thay đổi lối sống có thể giúp ngăn ngừa huyết khối tĩnh mạch sâu chi dưới. Chúng bao gồm:
- Tăng cường di chuyển. Nếu đã phẫu thuật hoặc đang nằm trên giường, hãy cố gắng di chuyển càng sớm càng tốt ngay khi có thể. Đừng bắt chéo chân khi ngồi vì tư thế này có thể chặn lưu lượng máu. Cố gắng duỗi chân, thỉnh thoảng đứng lên hoặc đi bộ khi có thể.
- Tập các bài tập cho chân. Hãy tập các bài tập cho chân dưới. Bạn có thể kiễng chân, sau đó hạ gót chân xuống và nâng nửa bàn chân trên lên, liên tục lặp lại để kích thích máu lưu thông.
- Bỏ hút thuốc và hạn chế uống rượu. Hút thuốc và uống nhiều rượu làm tăng nguy cơ mắc bệnh.
- Kiểm soát cân nặng. Tập thể dục thường xuyên làm giảm nguy cơ đông máu. Hãy dành ít nhất 30 phút hoạt động thể chất vừa phải mỗi ngày, trong ít nhất 5 ngày mỗi tuần, để giúp kiểm soát cân nặng và bảo vệ sức khỏe tổng thể.
Điều trị huyết khối tĩnh mạch sâu chi dưới như thế nào?
Mục tiêu điều trị huyết khối tĩnh mạch sâu chi dưới là:
- Ngăn cục máu đông phát triển lớn hơn
- Ngăn chặn cục máu đông vỡ ra và di chuyển đến phổi
- Giảm nguy cơ hình thành cục máu đông mới
- Ngăn ngừa các biến chứng lâu dài do cục máu đông (như suy tĩnh mạch mạn tính).
Các phương pháp điều trị huyết khối tĩnh mạch sâu chi dưới bao gồm:
- Thuốc chống đông máu. Các loại thuốc này giúp ngăn ngừa cục máu đông ngày càng lớn hơn, giảm nguy cơ phát triển nhiều cục máu đông. Thuốc có thể được dùng đường uống hoặc tiêm tĩnh mạch (IV) hoặc tiêm dưới da. Thời gian dùng thuốc là 3 tháng hoặc lâu hơn. Điều quan trọng là dùng thuốc theo đúng chỉ định của bác sĩ và cần làm xét nghiệm máu thường xuyên.
- Thuốc làm tan cục máu đông (thuốc tan huyết khối). Những loại thuốc này được sử dụng cho các trường hợp nghiêm trọng hơn hoặc nếu các loại thuốc khác không có tác dụng. Thuốc được đặt trực tiếp vào cục máu đông thông qua ống thông nên có thể gây chảy máu nghiêm trọng.
- Vớ nén. Loại vớ đặc biệt này ép để tạo áp lực lên chân, ngăn máu tụ lại ở chân theo chiều trọng lực, hỗ trợ làm giảm sưng chân.
- Đặt lưới lọc tĩnh mạch chủ dưới IVC.