Tổng quan chung
Triệu chứng
Nguyên nhân
Đối tượng nguy cơ
Chuẩn đoán
Phòng ngừa bệnh
Cách điều trị
Liệt dây thần kinh số III là gì? Những điều cần biết về liệt dây thần kinh số III
Dây thần kinh số III hay còn được gọi là dây thần kinh vận nhãn, chủ yếu đảm nhận vai trò điều khiển các cơ mặt để di chuyển nhãn cầu vào trong, điều khiển cử động cho cơ mí mắt,… Hãy cùng Pharmacity tìm hiểu về Những điều cần biết về liệt dây thần kinh số III qua bài viết dưới đây.
Tổng quan chung
Dây thần kinh số III hay còn gọi là dây thần kinh vận nhãn và thuộc dạng dây thần kinh vận động. Đây là một trong 12 dây thần kinh sọ não của con người.
- Cấu tạo dây thần kinh số III: xuất phát từ trung não, chạy ra phía trước và nằm ở thành ngoài của xoang tĩnh mạch hàng, đi đến khe ổ mắt trên và chạy vào ổ mắt. Tại ổ mắt chia thành hai nhánh là nhánh trên và nhánh dưới.
- Chức năng dây thần kinh số III: đảm nhận chức năng vận động một số cơ mặt để đưa nhãn cầu vào trong và lên, xuống tạo cử động mắt, mở mí mắt, nâng mi. Ngoài ra, dây thần kinh số III còn cũng có chức năng của hệ thần kinh thực vật – hệ phó giao cảm là phản xạ co đồng tử (con ngươi) khi đồng tử tiếp xúc với ánh sáng.
Dây thần kinh số III bị tổn thương thường tác động khiến đồng tử bị giãn, gây lác mắt, sụp mí mắt, suy giảm thị lực và thậm chí là liệt vận nhãn. Do đó, dây thần kinh số III nếu bị tổn thương có thể làm giảm khả năng vận nhãn, chức năng đồng từ hoặc đồng thời cả hai. Biểu hiện điển hình nhất của tình trạng liệt dây thần kinh số III là sụp mí mắt, thường sẽ phải dùng tay nâng mi lên mới có thể quan sát rõ được.
Triệu chứng
Một số triệu chứng của bệnh liệt dây thần kinh số III thường dễ nhầm lẫn với một số bệnh khác. Vì vậy, bạn không nên chủ quan, khi có biểu hiện dưới đây cần đến bệnh viện để được bác sĩ thăm khám và chẩn đoán chính xác.
- Mắt lác
- Nhìn đôi, một ra hai
- Nhức đầu, đau mắt
- Đồng tử mở rộng hơn
- Sụp mí nặng, phải có sự hỗ trợ mới mở lên được
Nhiều người bệnh thường khá chủ quan với căn bệnh này vì triệu chứng nhẹ nên nghĩ không nguy hiểm. Thế nhưng, nếu không được kiểm tra mức độ tổn thương thì có thể ảnh hưởng tới chức năng của hệ thần kinh hoặc các dây thần kinh khác.
Nguyên nhân
Dây số III bị liệt là biến chứng của nhiều bệnh mạn tính. Điều trị càng sớm thì càng giảm khả năng tái phát và gây nên biến chứng.
Chấn thương, tuổi tác và bệnh tật là nguyên nhân hàng đầu gây liệt dây thần kinh số III.
Những nguyên nhân chủ yếu khiến dây thần kinh số III bị liệt có thể kể đến là:
- Hiện tượng nhồi máu, chảy máu ở cuống não hay u não, viêm não là nguyên nhân hàng đầu gây nên chứng bệnh.
- Viêm đơn dây thần kinh số III do bệnh tiểu đường, xơ vữa động mạch, cao huyết áp,…tạo thành.
- Chấn thương ảnh hưởng tới sọ, tuổi tác hoặc tác động của phẫu thuật thẩm mỹ cũng có thể làm dây thần kinh bị liệt.
Đối tượng nguy cơ
Bất kỳ ai cũng có có nguy cơ bị liệt dây thần kinh số III. Một số đối tượng có nguy cơ mắc bệnh cao hơn là:
- Chấn thương,
- Phẫu thuật có liên quan tới khu vực nền sọ
- Người mắc bệnh viêm não, u não
- Người có tiền sử mắc bệnh mãn tính như huyết áp cao, tiểu đường hoặc xơ vữa động mạch
Chẩn đoán
Người bệnh khi có những triệu chứng liệt dây thần kinh số III cần đến gặp ngay bác sĩ để được thăm khám, chẩn đoán chính xác nguyên nhân và điều trị phù hợp. Thông thường, bác sĩ sẽ sử dụng những phương pháp chẩn đoán bao gồm:
- Xét nghiệm bảng chuyển hóa toàn diện
- Xét nghiệm máu
- Chụp CT (Cắt lớp vi tính)
- Chụp MRI (Cộng hưởng từ).
Phòng ngừa bệnh
Tuy không có biện pháp phòng chống cụ thể nhưng mọi người nên đi khám bệnh kỳ, duy trì lối sống lành mạnh.
Bên cạnh đó là kết hợp vận động thể dục thể thao, ăn uống và nghỉ ngơi đúng giờ. Bồi bổ cơ thể và thực hiện các bài tập, ăn nhiều thực phẩm chứa vitamin B để tăng dẫn truyền thần kinh.
Điều trị như thế nào?
Sau khi chẩn đoán về tình hình bệnh liệt dây thần kinh số III, bác sĩ sẽ xem xét và đưa ra phác đồ điều trị phù hợp với tình trạng của từng bệnh nhân. Mục đích chính của việc điều trị đó là giảm soát, giảm triệu chứng cho bệnh nhân. Tùy vào mức độ tổn thương dây thần kinh số III, bác sĩ sẽ chỉ định bệnh nhân sử dụng thuốc hoặc tiến hành phẫu thuật.
Nếu như bệnh nhân bị rối loạn dây thần kinh do có khối u trong não, gặp chấn thương liên quan tới nền sọ thì bác sĩ thường ưu tiên điều trị bằng thuốc chứa thành phần corticosteroid. Loại thuốc này hỗ trợ giảm sưng cực kỳ hiệu quả, đồng thời hạn chế áp lực tác động tới dây thần kinh đang bị liệt. Ngoài ra, người bệnh có thể tham khảo và sử dụng thuốc giảm đau dưới sự theo dõi của bác sĩ.
Trong trường hợp bệnh nhân nhìn thấy hình ảnh đôi, bác sĩ sẽ tư vấn để họ dùng miếng che mắt, kính chuyên dụng. Đối với bệnh nhân gặp vấn đề liên quan tới mi mắt, hai mắt không đồng bộ thì phẫu thuật là phương án điều trị tối ưu nhất.
Như vậy, việc xác định nguyên nhân gây bệnh, triệu chứng bệnh nhân gặp phải đóng vai trò quan trọng trong việc theo dõi, điều trị.
Song, không phải bệnh nhân nào cũng cải thiện được tình trạng bệnh sau một thời gian điều trị. Một số người bệnh do không đáp ứng được phương pháp điều trị nên phải đối mặt với biến chứng nặng nề, đó là sụp mí mắt, mắt không thể chuyển động… Ngược lại, khá nhiều bệnh nhân tự bình phục mà không cần điều trị.
Trên đây là những chia sẻ về liệt dây thần kinh số III. Hy vọng bài viết sẽ đem lại nhiều thông tin hữu ích cho bạn đọc.