Tổng quan chung
Triệu chứng
Nguyên nhân
Đối tượng nguy cơ
Chuẩn đoán
Phòng ngừa bệnh
Cách điều trị
Loạn khuẩn đường ruột: Triệu chứng, nguyên nhân và điều trị
Loạn khuẩn đường ruột là một vấn đề sức khỏe ngày càng phổ biến, ảnh hưởng đến mọi lứa tuổi từ trẻ em đến người già. Khi hệ vi sinh vật trong ruột bị mất cân bằng, vi khuẩn có hại phát triển mạnh hơn vi khuẩn có lợi, gây ra hàng loạt triệu chứng khó chịu và ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe. Hiểu rõ về triệu chứng, nguyên nhân và cách điều trị loạn khuẩn đường ruột sẽ giúp chúng ta bảo vệ sức khỏe một cách hiệu quả hơn. Hãy cùng tìm hiểu chi tiết qua bài viết dưới đây.
Tổng quan chung
Một hệ tiêu hóa khỏe mạnh cần có 85% lợi khuẩn và 15% hại khuẩn, hai dạng vi khuẩn này tác động qua lại tạo nên sự cân bằng động giúp cơ thể không bị nhiễm khuẩn và quá trình tiêu hóa thức ăn, hấp thụ chất dinh dưỡng diễn ra tốt, đồng thời cũng làm mất tác dụng của vi khuẩn có hại gây bệnh ở ruột. Khi có một vấn đề nào đó dẫn đến sự mất cân bằng trong hệ sinh thái đường ruột, vi khuẩn có hại nhiều hơn vi khuẩn có lợi, sẽ dẫn tới sự bất thường ở hệ tiêu hóa gây ra loạn khuẩn đường ruột.
Triệu chứng
Các triệu chứng của loạn khuẩn đường ruột rất dễ nhầm lẫn với các bệnh lý tiêu hóa khác như:
Nguyên nhân
Vi khuẩn gây nhiễm trùng đường ruột: Các loại vi khuẩn hay gặp: E.coli, salmonella, Campylobacter, Listeria, Bacillus cereus, Vibrio, Clostridium botulinum …
- E. coli: Vi khuẩn E. coli được tìm thấy trong ruột của người và động vật, hầu hết là các chủng vô hại. Tuy nhiên, một số chủng có khả năng tiết ra độc tố, gây đau bụng, nôn mửa và tiêu chảy ra máu. Nhóm vi khuẩn này thường lây lan thông qua nguồn nước ô nhiễm, thực phẩm tiếp xúc với phân động vật…
- Vi khuẩn Salmonella: Nhiễm khuẩn Salmonella thường do ăn thịt gia cầm, thịt gia súc, trứng chưa được nấu chín. Triệu chứng điển hình gồm tiêu chảy, đau quặn bụng, sốt, xuất hiện từ 12 – 72 giờ sau khi nhiễm bệnh và phải mất từ 4 – 7 ngày để hồi phục.
Virus gây nhiễm trùng đường ruột
- Virus noro: Đây là yếu tố điển hình nhất gây nên vấn đề nhiễm trùng đường ruột do thực phẩm. Virus noro có khả năng lây lan giữa người với người trong một phạm vi không gian hạn chế. Nhiều trường hợp lây qua nguồn nước hoặc thực phẩm ô nhiễm.
- Virus rota: Virus rota là nguyên nhân hàng đầu gây nhiễm trùng đưởng ruột ở trẻ em trên toàn thế giới. Con đường lây lan chủ yếu do chạm vào đồ vật nhiễm virus sau đó đưa tay lên miệng mà không vệ sinh. Hiện nay, một số quốc gia đã có sẵn vắc xin phòng ngừa.
Ký sinh gây nhiễm trùng đường ruột
- Giardia: Đây là loại ký sinh trùng gây nhiễm trùng đường ruột, lây lan thông qua tiếp xúc người với người hoặc nước bị ô nhiễm. Giardia có khả năng chống clo nên vẫn tồn tại được trong bể bơi công cộng.
- Cryptosporidiosis: Cryptosporidium là một loại ký sinh trùng có kích thước cực nhỏ với lớp vỏ bên ngoài vững chắc, giúp nó tồn tại trên cơ thể vật chủ và chịu được quá trình khử trùng bằng clo.
Nguyên nhân khác
- Thói quen sinh hoạt, lối sống không tốt: hệ tiêu hóa luôn bị tấn công, nếu ăn uống không hợp vệ sinh khiến các vi khuẩn có hại tấn công vào đường ruột, chúng tăng sinh và lấn át những vi khuẩn có lợi.
- Áp lực tâm lý: Tâm lý bất ổn sẽ ảnh hưởng đến sự co bóp của dạ dày và ruột. Nhu động ruột sẽ giảm dẫn tới thức ăn sẽ mất nhiều thời gian để tiêu hóa
- Lạm dụng thuốc: Việc sử dụng kháng sinh dài ngày sẽ tiêu diệt cả vi khuẩn có lợi lẫn vi khuẩn có hại trong đường ruột, và dẫn tới mất cân bằng hệ vi sinh.
Đối tượng nguy cơ
Sau đây là 3 nhóm đối tượng có nguy cơ cao mắc bệnh nhiễm trùng đường ruột nhất:
- Trẻ nhỏ và trẻ sơ sinh: Nhóm này có hệ thống miễn dịch phát triển chưa hoàn chỉnh nên dễ bị vi khuẩn, virus, ký sinh trùng tấn công. Theo đó, báo cáo cho thấy tiêu chảy do nhiễm trùng chiếm 1 trong 9 ca tử vong ở trẻ em trên toàn thế giới, với 2.195 trường hợp mỗi ngày, nhiều hơn cả AIDS, sốt rét và sởi cộng lại.
- Người cao tuổi: Đối tượng này có hệ miễn dịch và hệ tiêu hóa suy yếu nên dễ bị tổn thương khi gặp phải vi khuẩn, virus, ký sinh trùng.
- Những người sống trong môi trường không đảm bảo vệ sinh: Đây là môi trường thuận lợi cho các loại vi khuẩn, virus, ký sinh trùng phát triển và lây lan nhanh chóng.
Chẩn đoán
- Đánh giá sự phát triển quá mức của vi khuẩn trong ruột non thông qua nghiệm pháp hơi thở bằng hydro glucose hoặc hydro lactulose.
- Nội soi lấy mẫu và nuôi cấy định lượng dịch ruột, nếu số lượng vi khuẩn > 103 khuẩn lạc/mL thì bệnh nhân bị loạn khuẩn đường ruột.
- Thực hiện chụp CT ruột non hoặc chụp cộng hưởng từ MRI để đánh giá cấu trúc đường ruột.
Phòng ngừa bệnh
Cần áp dụng các biện pháp sau để phòng ngừa và thuyên giảm triệu chứng của bệnh:
- Xây dựng và duy trì thói quen sống lành mạnh, luôn suy nghĩ tích cực, lạc quan.
- Giữ gìn vệ sinh thân thể, đặc biệt là luôn rửa tay trước khi ăn và sau khi đi vệ sinh.
- Với những thực phẩm gây đau bụng, buồn nôn và tiêu chảy sau khi ăn thì nên hạn chế tiêu thụ.
- Uống đủ nước và tăng cường bổ sung chất xơ, vitamin, khoáng chất từ rau xanh, trái cây.
- Bổ sung lợi khuẩn cho đường ruột bằng sữa chua, men vi sinh, men tiêu hóa,…
- Tuyệt đối không sử dụng chất kích thích, uống rượu bia, hút thuốc lá để tránh tình trạng bệnh thêm nghiêm trọng.
- Không tự ý sử dụng thuốc, đặc biệt là kháng sinh khi không có chỉ định của bác sĩ.
Điều trị như thế nào
- Bù nước: Đây là biện pháp điều trị tại nhà rất quan trọng. Người bệnh có thể tự bù nước và điện giải bằng các dung dịch như oresol pha đúng tỷ lệ, nước dừa, nước cháo, … để bù lại lượng nước và điện giải đã mất do tiêu chảy và nôn mửa. Trẻ sơ sinh sẽ uống sữa mẹ hoặc sữa công thức (nên được uống bù nước hoặc nước trong 12 giờ đầu, sau đó cho trẻ uống sữa công thức như bình thường với số lượng ít hơn, số lần nhiều hơn)
- Nghỉ ngơi đầy đủ để đẩy nhanh tốc độ phục hồi cho cơ thể.
- Chia nhỏ các bữa ăn với thực phẩm dễ tiêu hóa, chẳng hạn như chuối, bánh quy giòn, bánh mì hoặc cơm.
- Điều trị nhiễm trùng đường ruột do vi khuẩn: Người bệnh có thể được chỉ định sử dụng một số loại thuốc kháng sinh có thể như: Cotrimoxazol, kháng sinh nhóm imidazole, ….
Kết luận
Loạn khuẩn đường ruột là một tình trạng nghiêm trọng, nhưng hoàn toàn có thể phòng ngừa và điều trị nếu chúng ta nhận biết sớm các triệu chứng và thực hiện các biện pháp bảo vệ sức khỏe hợp lý. Việc duy trì một chế độ ăn uống cân bằng, giữ gìn vệ sinh cá nhân, và hạn chế sử dụng kháng sinh không cần thiết là những bước quan trọng để giữ cho hệ vi sinh vật đường ruột luôn ở trạng thái cân bằng. Nếu bạn hoặc người thân gặp phải các triệu chứng nghi ngờ loạn khuẩn đường ruột, hãy tìm đến bác sĩ chuyên khoa để được tư vấn và điều trị kịp thời. Chăm sóc sức khỏe đường ruột không chỉ giúp cải thiện chất lượng cuộc sống mà còn phòng tránh được nhiều bệnh lý liên quan khác, đem lại sức khỏe tốt và bền vững cho mọi người.