Tổng quan chung
Triệu chứng
Nguyên nhân
Đối tượng nguy cơ
Chuẩn đoán
Phòng ngừa bệnh
Cách điều trị
Mất thăng bằng là gì? Những điều cần biết về mất thăng bằng
Khi gặp vấn đề với sự cân bằng (mất cân bằng), cơ thể sẽ cảm thấy chóng mặt, cảm giác như xung quanh xoay tròn, mất vững hoặc thấy đầu óc quay cuồng, cơ thể dường như muốn đổ sụp. Cảm giác này có thể gặp khi cơ thể ở bất kì tư thế nào, dù là đang nằm, đang ngồi hoặc khi đứng dậy.
Mất thăng bằng là gì?
Khi gặp vấn đề về thăng bằng có thể khiến bạn cảm thấy chóng mặt, như thể căn phòng quay cuồng, không vững hoặc lâng lâng, cảm giác như sắp ngã xuống. Những cảm giác này có thể xảy ra cho dù bạn đang nằm, ngồi hay đứng.
Để có được sự cân bằng bình thường, đòi hỏi hệ thống cơ thể bao gồm cơ, xương, khớp, mắt, cơ quan cân bằng ở tai trong, dây thần kinh, tim và mạch máu phải hoạt động bình thường. Khi các hệ thống này hoạt động không tốt, bạn có thể gặp vấn đề về cân bằng.
Ngoài ra, một số bệnh lý có thể gây ra các vấn đề về thăng bằng. Tuy nhiên, hầu hết các vấn đề về thăng bằng đều xuất phát từ các vấn đề trong cơ quan thăng bằng ở tai trong (hệ thống tiền đình).
Triệu chứng
Khi bị choáng váng mất thăng bằng thường có các triệu chứng phổ biến sau đây:
- Chóng mặt hoặc có cảm giác quay cuồng.
- Rơi hoặc cảm giác như thể bạn sắp ngã.
- Lảo đảo khi bạn cố gắng bước đi.
- Lâng lâng, ngất xỉu hoặc cảm giác nổi.
- Thay đổi tầm nhìn, nhìn mờ.
- Mất phương hướng.
Các triệu chứng khác có thể bao gồm buồn nôn và nôn, tiêu chảy, thay đổi nhịp tim và huyết áp, sợ hãi, lo lắng hoặc hoảng sợ. Các triệu chứng có thể đến và biến mất trong khoảng thời gian ngắn nhưng tái xuất hiện theo cơn, và có thể dẫn đến mệt mỏi và trầm cảm.
Nguyên nhân
Có rất nhiều nguyên nhân có thể dẫn đến cảm giác bị mất thăng bằng của cơ thể. Trong đó có thể phân loại cùng với các nguyên nhân như sau:
-
Mất thăng bằng do bệnh lý về não, thần kinh
Biểu hiện thường thấy là cảm giác chóng mặt, buồn nôn, thậm chí nôn ói và không giữ được thăng bằng cơ thể. Kèm theo đó là hoa mắt, mắt nhìn đảo lộn hoặc quay cuồng. Xuất hiện các dấu hiệu gợi ý tổn thương thần kinh như: sốt, tư thế duỗi cứng mất não…, đau đầu. Nguyên nhân là do mắc bệnh lý về não hoặc tổn thương trong tai, hệ thần kinh.
-
Chóng mặt do vấn đề ở ốc tai
Tai (cơ quan tiền đình) là cơ quan chính tác động đến sự thăng bằng của cơ thể. Nếu có vật thể lạ rơi vào ốc tai rất dễ dẫn đến tình trạng tổn thương tiền đình ốc tai, dẫn đến biểu hiện chóng mặt. Đây là biểu hiện lành tính, tình trạng sẽ hết khi vật thể lạ được lấy ra ngoài.
-
Mất thăng bằng do viêm dây thần kinh tiền đình
Một nguyên nhân dẫn đến cảm giác bị mất thăng bằng là do nguyên nhân viêm dây thần kinh tiền đình. Tình trạng này xuất hiện do virus tấn công làm rối loạn kết nối giữa não bộ với tai trong. Biểu hiện của bệnh nhân là chóng mặt, bước đi loạng choạng, ù tai, đau bụng,…
-
Rối loạn cân bằng do thuốc
Rất nhiều loại thuốc gây tác dụng phụ dẫn đến chóng mặt và mất thăng bằng. Điển hình là: thuốc chống loạn thần, thuốc chống trầm cảm, một số loại kháng sinh hoặc thuốc điều trị huyết áp,… Khi ngưng thuốc có thể hết được biểu hiện này.
-
Mất thăng bằng do bệnh Meniere
Meniere là căn bệnh gây rối loạn thăng bằng, chóng mặt nghiêm trọng kéo dài, thậm chí kéo dài đến vài giờ. Kèm theo là triệu chứng nôn mửa, ù tai, giảm thính lực,…
-
Mất thăng bằng do các bệnh liên quan đến thần kinh, tiền đình
Những người thường xuyên bị đau nửa đầu thường sẽ kèm theo cảm giác chóng mặt, ù tai, nhạy cảm với ánh sáng và âm thanh, đồng thời mất thăng bằng nếu đứng lên, đi lại. Hay các bệnh nhân mắc bệnh liên quan đến hệ thần kinh như: thoái hóa đốt sống cổ, đa xơ cứng, bệnh Parkinson,… cũng dẫn đến cảm giác bị mất thăng bằng và các biểu hiện nghiêm trọng khác.
Đối tượng nguy cơ
Bất kể ai cũng có nguy cơ bị mất thăng bằng tuy nhiên với người lớn tuổi sẽ có nguy cơ cao hơn.
Một số yếu tố làm tăng nguy cơ mắc mất thăng bằng có thể kể đến là:
- Người có bệnh lý về não, thần kinh (thần kinh tiền đình)
- Người có bệnh lý huyết áp.
- Người đang dùng các thuốc chống loạn thần, thuốc chống trầm cảm,…
- Từng có chấn thương đầu.
Chẩn đoán
Bác sĩ sẽ bắt đầu đánh giá bệnh sử và tiến hành thăm khám để kiểm tra về thể chất và thần kinh.
Để xác định xem các triệu chứng của bạn có phải do vấn đề về chức năng cân bằng tại tai trong hay không, thì bác sĩ có thể đề nghị các xét nghiệm để kiểm tra. Các xét nghiệm có thể bao gồm:
-
Kiểm tra thính giác
Khó khăn khi lắng nghe thường có liên quan đến các vấn đề về thăng bằng.
-
Kiểm tra biểu đồ tư thế
Bạn sẽ được mang một loại dây nịt an toàn và cố gắng đứng vững trên một loại bục di chuyển. Kiểm tra biểu đồ tư thế cho biết bạn dựa vào phần nào nhất trong hệ thống thăng bằng của bạn.
-
Nghiệm pháp Dix-Hallpike
Bác sĩ của bạn sẽ cẩn thận quay đầu bạn đến các vị trí khác nhau. Đồng thời họ sẽ theo dõi chuyển động của mắt để xác định xem bạn có cảm giác sai về chóng mặt hay không.
-
Xét nghiệm hình ảnh
MRI và CT có thể xác định xem có một bệnh lý nào gây ra sự mất thăng bằng.
-
Kiểm tra huyết áp và nhịp tim
Bạn sẽ được đo huyết áp khi ngồi và sau đó đứng lên. Sau khi đứng lên được từ hai đến ba phút, bạn sẽ được đo huyết áp lại một lần nữa. Từ đó sẽ xác định xem bạn có bị tụt huyết áp đáng kể hay không. Nhịp tim của bạn khi đứng có thể được ghi nhận lại. Thông qua đó, xác định xem có bệnh lý tim mạch nào gây nên triệu chứng của bạn hay không.
Phòng ngừa bệnh
Hiện chứng mất thăng bằng rất khó phòng ngừa. Tuy nhiên, người bệnh có thể thực hiện các biện pháp khắc phục tại nhà để giúp giải quyết chóng mặt và hạn chế ảnh hưởng của nó như:
-
Thay đổi lối sống
Một số cách có thể giúp giảm tác động của chóng mặt bao gồm:
-
- Nằm yên trong một căn phòng tối yên tĩnh khi choáng váng mất thăng bằng.
- Ngồi xuống ngay khi cảm giác chóng mặt xuất hiện.
- Tập luyện các chuyển động gây ra triệu chứng như đứng dậy, nhìn lên trên hoặc quay đầu.
- Ngồi xổm thay vì cúi xuống nhặt một thứ gì đó.
- Ngủ ngẩng cao đầu trên 2 hoặc nhiều gối.
- Bật đèn khi thức dậy vào ban đêm để tránh bị ngã.
- Bất kỳ ai bị chóng mặt mất thăng bằng không nên lái xe hoặc sử dụng thang.
-
Chế độ ăn uống phù hợp
- Tránh cafein, socola, rượu và không hút thuốc lá.
- Sử dụng các thực phẩm giàu vitamin B6 giúp cải thiện chóng mặt và buồn nôn.
- Không nên ăn mặn, hạn chế thực phẩm chứa nhiều muối.
Điều trị như thế nào?
Một số loại chóng mặt có thể tự khỏi do cơ thể thích ứng được mà không cần điều trị. Tình trạng chóng mặt kéo dài kèm các triệu chứng khác như nôn, tê tay chân, sốt… hay bạn nghi ngờ chóng mặt do có nguyên nhân tiềm ẩn, hãy đến cơ sở y tế thăm khám và điều trị. Để điều trị chứng chóng mặt cho bệnh nhân, bác sĩ căn cứ vào việc xác định nguyên nhân để có phương án điều trị hợp lý.
Đa số các trường hợp chóng mặt mất thăng bằng có thể chữa khỏi bằng cách sử dụng thuốc và các bài tập giữ thăng bằng… Bên cạnh đó, bác sĩ có thể áp dụng các phương pháp điều trị sau như: phục hồi chức năng tiền đình kết hợp hệ thống ICS Impulse, thủ thuật tái định vị sỏi tai. Nếu chóng mặt do nguyên nhân nghiêm trọng hơn như u, chấn thương thì phẫu thuật được đặt ra để điều trị dứt điểm.
Choáng váng mất thăng bằng có thể xảy ra đột ngột mà không báo trước. Mặc dù các cơn chóng mặt có thể đáng sợ, nhưng chúng sẽ biến mất nhanh chóng trong thời gian ngắn. Nếu bạn đang bị chóng mặt nghiêm trọng hoặc kéo dài, triệu chứng của bạn có thể liên quan đến một tình trạng bệnh lý khác. Bác sĩ giúp bạn xác định nguyên nhân gốc rễ của chứng chóng mặt, lựa chọn điều trị được cá nhân hóa để giúp bạn trở lại cuộc sống bình thường.
Để bảo vệ sức khỏe và ngăn ngừa biến chứng, khi cảm thấy choáng váng mất thăng bằng lâu ngày không khỏi, người bệnh cần phải đến bệnh viện để được bác sĩ chuyên khoa Thần kinh thăm khám.