Tổng quan chung
Triệu chứng
Nguyên nhân
Đối tượng nguy cơ
Chuẩn đoán
Phòng ngừa bệnh
Cách điều trị
Mụn cóc phẳng là gì? Những điều cần biết về mụn cóc phẳng
Mụn cóc phẳng được hình thành trong quá trình tiếp xúc với các virus HPV (Human Papillomavirus) và có tính lây nhiễm. Các virus gây bệnh này có thể lây lan giữa người với người hoặc thông qua những vị trí mọc mụn phẳng ở tay sang những vị trí khác ở trên cơ thể của người bệnh. Hãy cùng Pharmacity tìm hiểu về mụn cóc phẳng qua bài viết dưới đây.
Tổng quan chung
Mụn cóc phẳng là một bệnh truyền nhiễm ngoài da lành tính, phổ biến ở thanh thiếu niên và trẻ em hơn so với người lớn (đa phần các trường hợp mắc bệnh nằm ở độ tuổi từ 12 – 16. Tình trạng này hiện đang ảnh hưởng đến khoảng 10% dân số thế giới, cả đàn ông lẫn phụ nữ đều có nguy cơ bị mụn cóc phẳng ở tay hoặc các vị trí khác như nhau. Tuy nhiên mụn cóc phẳng lại có hình dạng khác biệt so với các loại mụn cóc thường gặp, thậm chí khó nhận biết và phát hiện được bằng mắt thường.
Triệu chứng
Mụn cóc phẳng xuất hiện với trạng thái phẳng trên trên da và mịn chứ không sần sùi. Mụn cóc không có đầu, thậm chí không nhô lên khỏi da, màu nâu sẫm hoặc màu hồng, có hình dạng bầu dục hoặc hình tròn.
So với các dạng mụn cóc khác, mụn cóc phẳng thường có kích cỡ nhỏ, đường kính dao động trong khoảng 1 – 3mm. Mụn ít mọc riêng lẻ mà thường tập trung thành một đám to lớn. Tùy từng trường hợp, đám mụn có thể được tạo thành từ 20 nốt tới hơn 200 nốt mụn.
Nguyên nhân
Mụn cóc phẳng do virus u nhú ở người HPV gây ra, cụ thể HPV tuýp 3, 10, 28 và 49. Các chủng này lành tính không có nguy cơ gây ung thư và không phải cùng chủng với mụn cóc sinh dục. HPV phát triển tốt trong trường nóng và ẩm ướt. khi xâm nhập vào cơ thể vật chủ, virus bắt đầu làm lớp da trên cùng dày lên và tạo thành mụn cóc phẳng.
Virus HPV xâm nhập vào cơ thể qua các trường hợp như:
- Vết xước trên cơ thể
- Dùng chung vật dụng cá nhân với người có mụn cóc phẳng
- Lây lan từ bộ phận này sang bộ phận khác trên cơ thể
- Tiếp xúc trực tiếp với người bệnh
- Người có hệ thống miễn dịch suy yếu.
Đối tượng nguy cơ
Một người có nhiều khả năng bị mọc mụn cóc phẳng nếu như như có sự hiện diện của một số yếu tố sau:
- Tiếp xúc da kề da với người đang bị mụn cóc phẳng
- Chạm vào một đồ vật đã có tiếp xúc với mụn cóc phẳng
- Đang bị vết thương hở, có thể là vết tiểu phẫu tiểu phẫu cắt hay vết trầy bề mặt da
- Vệ sinh cơ thể kém
- Hệ thống miễn dịch yếu
- Đang chữa bệnh bằng hóa điều trị, xạ trị liệu hoặc một số dòng thuốc khác
- Cạo lông mặt hoặc lông chân thường xuyên
Chẩn đoán
Các bác sĩ thường chẩn đoán mụn cóc phẳng qua các cách sau đây:
- Đánh giá lâm sàng: Bác sĩ nhìn vào các vết sần do mụn cóc phẳng gây ra, hỏi về triệu chứng, các tổn thương da gần nhất gặp phải, lịch sử tiếp xúc,… Ngoài ra, bác sĩ sẽ cạo một lớp trên cùng của mụn cóc phẳng để kiểm tra các dấu hiệu thường gặp.
- Sinh thiết: Một phần nhỏ mụn cóc được các bác sĩ lấy đi đem đi xét nghiệm. Phương pháp giúp loại bỏ được nghi ngờ các bệnh nguy hiểm khác gây nên mụn cóc phẳng.
Phòng ngừa bệnh
- Giữ gìn vệ sinh cơ thể thật sạch sẽ – nhất là khi chăm sóc và điều trị các vết thương hở.
- Quan hệ tình dục an toàn, sử dụng các biện pháp bảo vệ.
- Việc tiêm phòng các loại vắc xin cần thiết sẽ giúp cơ thể được bảo vệ một cách tối ưu nhất khỏi sự tấn công của các virus HPV đầy nguy hiểm.
Lưu ý:
- Thông thường, mụn cóc phẳng sẽ rất khó để kiểm soát nhất là với những khu vực thường xuyên bị ẩm ướt. Chính vì vậy, bạn cần phải giữ cho tay cùng với các vị trí có mụn cóc phẳng mọc càng khô càng tốt. Bên cạnh đó, bạn cũng phải cân nhắc kỹ khi quyết định đắp kín các nốt mụn cóc phẳng bằng những loại băng chuyên dụng.
- Nếu bạn mọc mụn cóc phẳng thì nhất định không được cắt hoặc chà xát, cạo vào những vị trí mọc mụn. Bởi lẽ, những hành động này có thể khiến cho virus lây lan ra các vùng da xung quanh. Đồng thời, bạn cũng phải rửa tay thật kỹ sau khi chạm vào các nốt mụn cóc phẳng ở trên cơ thể.
Điều trị như thế nào?
- Sử dụng acid salicylic: Trong những sản phẩm thuốc trị mụn cóc phẳng không kê đơn thường có acid salicylic ở nhiều dạng khác nhau như gel, kem hoặc các miếng dán. Sau một thời gian sử dụng, acid sẽ hòa tan dần các mô mụn cóc và loại bỏ chúng sau khoảng vài tuần.
- Sử dụng Cantharidin: Đây là một hoạt chất được chiết xuất từ bọ cánh cứng. Khi bạn bôi cantharidin lên vết mụn cóc phẳng thì vùng da xung quanh đó sẽ phồng rộp lên. Kế đến, phải phải dán kín vùng da này một khoảng thời gian nhất định trước khi lột băng keo và kéo theo cả nốt mụn ra ngoài.
- Những loại thuốc khác: Bên cạnh đó, Bleomycin là dạng thuốc tiêm vào vết mụn cóc phẳng nhằm tiêu diệt virus HPV. Bên cạnh đó còn có cả dạng kem bôi được kê đơn như imiquimod (aldara và cả zyclara) có khả năng kích thích hệ miễn dịch để chống lại virus HPV này. Ngoài ra, imiquimod còn được chỉ định sử dụng ở trong các trường hợp bị mụn cóc sinh dục và cũng có thể điều trị được nhiều loại mụn cóc khác hiện nay.
- Áp lạnh: Bạn có thể dùng các sản phẩm thuốc xịt đông lạnh không kê đơn tại nhà hoặc đến phòng khám của bác sĩ để phun nitơ lỏng nhằm đóng băng mụn cóc. Sau đó, một vết phồng rộp sẽ hình thành xung quanh mụn cóc phẳng và mô chết rơi ra trong vòng 1 – 2 tuần. Đối với điều trị tại nhà, nhiệt độ có thể không xuống thấp đủ để đóng băng sâu mụn cóc và phát huy hiệu quả. Cách này cũng sẽ gây đau đớn vì bạn cần sử dụng thuốc xịt trong thời gian lâu hơn so với khi điều trị tại cơ sở y tế.
- Chiếu laser: Đối với phương pháp này, các bác sĩ sẽ chiều một chùm tia laser cực mạnh để đốt cháy cũng như phá hủy các mô của mụn cóc phẳng. Thời gian điều trị và hồi phục cũng nhanh chóng hơn so với các phương pháp khác.
- Tiểu phẫu: Trong một số trường hợp, nếu mụn cóc phẳng không thể điều trị được bằng những liệu pháp khác thì bác sĩ thường sẽ chỉ định phẫu thuật nhằm loại bỏ chúng. Phần gốc rễ của các nốt mụn này sẽ được phá hủy bằng dụng cụ kim điện hoặc thông qua phẫu thuật lạnh (biện pháp đóng băng sâu).
Bài viết trên đã cho bạn những thông tin bổ ích về mụn cóc phẳng. Hi vọng, sẽ có ích cho việc chăm sóc sức khỏe gia đình bạn.