Tổng quan chung
Triệu chứng
Nguyên nhân
Đối tượng nguy cơ
Chuẩn đoán
Phòng ngừa bệnh
Cách điều trị
Ngứa là gì? Triệu chứng, nguyên nhân và cách điều trị ngứa
Da bị ngứa là cảm giác ngứa ngáy, khó chịu khiến bạn muốn gãi gây khó chịu, ảnh hưởng đến giấc ngủ và làm giảm chất lượng cuộc sống của người bệnh. Hãy cùng Pharmacity tìm hiểu về ngứa qua bài viết dưới đây.
Tổng quan chung
Ngứa da là một cảm giác khó chịu, gây kích ứng trên da khiến bạn muốn gãi. Tình trạng này có thể trở nên tệ hơn khi da bị khô. Do đó, ngứa da thường xảy ra phổ biến ở người lớn tuổi vì da có xu hướng mất dần độ ẩm theo tuổi tác.
Tùy thuộc vào nguyên nhân gây ngứa, vùng da bị ảnh hưởng có thể vẫn bình thường, đỏ lên, khô ráp hay nổi sần. Khi gãi nhiều lần có thể khiến vùng da này dày lên hoặc có khi chảy máu, nhiễm trùng.
Nhiều người cảm thấy tình trạng này giảm nhẹ sau khi thực hiện các biện pháp tự chăm sóc da tại nhà như dưỡng ẩm hàng ngày, sử dụng sản phẩm vệ sinh (như sữa tắm, sữa rửa mặt…) dịu nhẹ và tắm với nước ấm. Nếu muốn điều trị lâu dài thì phải xác định và điều trị đúng nguyên nhân gây ra ngứa.
Triệu chứng
- Cảm thấy ngứa một vùng nhỏ nhất định, như ở cánh tay, chân hoặc ngứa trên toàn bộ cơ thể.
- Vùng da bị ngứa không có bất kỳ dấu hiệu thay đổi đáng chú ý nào hoặc bị đỏ, sưng, nổi nốt sần hoặc mụn nước.
- Da khô, nứt nẻ, da sần sùi hoặc có vảy.
- Tình trạng ngứa da càng lâu thì càng tệ hơn, đôi khi, chà hoặc gãi ở vùng da đó, cảm giác ngứa sẽ tăng, tạo ra một chu kỳ luẩn quẩn, kéo dài.
Nguyên nhân
Nguyên nhân rất đa dạng, nhưng phổ biến liên quan bên ngoài da như:
- Da khô
- Chàm (eczema)
- Vảy nến
- Ghẻ
- Bỏng
- Sẹo
- Côn trùng cắn
- Mề đay
Nguyên nhân bên trong:
- Bệnh gan
- Suy thận
- Thiếu máu do thiếu sắt
- Các vấn đề ở tuyến giáp
- Một số bệnh ung thư
- Thủy đậu
- Bệnh sởi
- Phát ban do nấm
- Mắc ký sinh trùng như giun chỉ và giun xoắn
- HIV
- Bệnh chân tay
- Đa xơ cứng
- Đái tháo đường
- Tắc nghẽn đường ống mật.
Các nguyên nhân khác
- Do bị kích ứng và dị ứng như tiếp xúc môi chất gây bệnh như phấn hoa, len, hóa chất, xà phòng…
- Do dùng thuốc chữa bệnh
- Do chấy rận
- Một số tác nhân trong thực phẩm, mỹ phẩm…
- Riêng phụ nữ giai đoạn thai kỳ cũng có thể bị ngứa da.
Đối tượng nguy cơ
Ai cũng có thể bị ngứa, tuy nhiên, một số trường hợp đặc biệt có thể dễ dàng bị ngứa:
- Người già
- Phụ nữ mang thai
- Bệnh nhân đái tháo đường
- Những người bị dị ứng theo mùa, hen suyễn, bệnh chàm, HIV/AIDS, ung thư.
Chẩn đoán
Bác sĩ sẽ tìm cách xác định nguyên nhân gây ngứa để loại bỏ nó. Thường thì nguyên nhân có thể thấy được một cách rõ ràng, chẳng hạn như vết cắn của côn trùng, hay chất độc.
- Nếu ngứa kéo dài vài ngày hay là xuất hiện và biến mất một cách thường xuyên mà không có nguyên nhân rõ ràng thì cần phải được khám và làm các xét nghiệm.
- Nếu nghi ngờ dị ứng, cần phải làm test da.
- Nếu nghi ngờ bệnh hệ thống, cần phải làm xét nghiệm máu để kiểm tra chức năng gan, chức năng thận, mức đường huyết. Số lượng bạch cầu ái toan (một loại bạch cầu) cũng có thể được kiểm tra do nếu số lượng của chúng tăng có thể gợi ý đến một tình trạng dị ứng.
Đôi khi bác sĩ cũng sẽ yêu cầu bệnh nhân ngưng một hoặc một vài loại thuốc để xem có bớt ngứa đi hay không. Sinh thiết, lấy một mẫu da để quan sát dưới kính hiển vi, cũng có thể giúp tìm ra nguyên nhân.
Phòng ngừa bệnh
Phòng tránh ngứa da bạn có thể áp dụng các cách sau:
- Không tắm bằng nước nóng, chỉ nên tắm nước ấm trong mùa đông.
- Nên bôi kem dưỡng thể giữ ẩm cho da. Không để da khô, nứt, chảy máu khiến vi khuẩn xâm nhập vào trong.
- Không lạm dụng các sữa tắm chứa nhiều chất tẩy để tắm rửa hằng ngày.
- Không nên thức quá khuya, ngủ 7 – 8 tiếng mỗi ngày.
- Tập luyện phù hợp để tăng cường sức đề kháng.
- Không gãi hoặc cào mạnh vào vùng da bị nhiễm bệnh.
- Không sử dụng các loại đồ ăn gây dị ứng.
- Uống đủ nước.
- Ăn nhiều trái cây và rau xanh mỗi ngày.
- Tránh căng thẳng, mệt mỏi.
- Thường xuyên vệ sinh phòng ngủ, làm sạch chăn màn.
Điều trị như thế nào?
Điều trị các bệnh lý căn nguyên. Điều trị hỗ trợ bao gồm những điều sau đây:
Chăm sóc da: Ngứa do bất kỳ nguyên nhân nào đều được hưởng lợi từ việc sử dụng nước mát hoặc nước ấm (thay vì nước nóng) khi tắm, xà phòng nhẹ hoặc dưỡng ẩm, thời gian và tần suất tắm hạn chế, bôi trơn thường xuyên, làm ẩm không khí khô và tránh mặc quần áo gây kích ứng. Tránh các chất tiếp xúc gây kích ứng (ví dụ, quần áo len) cũng có thể hiệu quả.
Điều trị tại chỗ: Thuốc bôi tại chỗ có thể giúp giảm ngứa cục bộ. Các lựa chọn bao gồm:
- Dạng cream hoặc dạng lotion chứa camphor và/hoặc menthol, pramoxin, capsaicin, hoặc corticosteroid. Corticosteroid có hiệu quả trong việc làm giảm ngứa gây ra bởi viêm nhưng nên tránh sử dụng khi không có bằng chứng viêm.
- Nên tránh dùng benzocaine, diphenhydramine, và doxepin vì chúng có thể gây kích ứng với da.
Điều trị toàn thân: Thuốc có tác dụng toàn thân được chỉ định cho tình trạng ngứa toàn thân hoặc ngứa tại chỗ kháng lại các thuốc bôi tại chỗ.
- Thuốc kháng histamin, đặc biệt là hydroxyzine có hiệu quả, đặc biệt đối với ngứa đêm và thường được sử dụng nhất. Thuốc kháng histamin an thần phải được sử dụng thận trọng ở người cao tuổi vào ban ngày vì các thuốc này có thể dẫn đến té ngã; các thuốc kháng histamin không gây buồn ngủ mới hơn như Loratadine, Fexofenadine và Cetirizine có thể hữu ích cho ngứa ban ngày.
- Các loại thuốc khác bao gồm:
- Doxepin: Thường dùng vào ban đêm do có tác dụng an thần cao.
- Cholestyramine: Đối với bệnh suy thận, ứ mật và bệnh đa hồng cầu.
- Thuốc đối kháng opioid như naltrexone: Đối với ngứa đường mật.
- Gabapentin: Đối với ngứa do tăng ure huyết.
- Các tác nhân vật lý có thể có hiệu quả trong điều trị ngứa bao gồm phương pháp trị liệu bằng tia cực tím.