Tổng quan chung
Triệu chứng
Nguyên nhân
Đối tượng nguy cơ
Chuẩn đoán
Phòng ngừa bệnh
Cách điều trị
Nhiễm Cytomegalovirus là gì? Những điều cần biết về nhiễm cytomegalovirus
Nhiễm trùng cytomegalovirus có thể tấn công bất kỳ ai, đặc biệt là phụ nữ mang thai, trẻ em, những người có hệ miễn dịch kém, suy giảm hệ miễn dịch. Hãy cùng Pharmacity tìm hiểu về Cytomegalovirus qua bài viết dưới đây.
Tổng quan chung
Nhiễm Cytomegalovirus (CMV) là phổ biến ở trẻ em và người lớn. Nhiều nghiên cứu đã chỉ ra rằng nhiều người có huyết thanh dương tính với CMV. Nhiễm CMV ở trẻ em và người lớn thường không có triệu chứng rõ rệt. Nếu thai phụ nhiễm CMV trong thai kỳ, có nguy cơ lây truyền cho thai nhi, gây ra nhiễm CMV bẩm sinh.
Triệu chứng
Trẻ sơ sinh nếu bị nhiễm CMV bẩm sinh (từ trong bụng mẹ), trẻ bị nhiễm CMV trong sinh hoặc sau sinh do bú sữa mẹ hoặc hệ miễn dịch kém thường có nhiều nguy cơ tiến triển các triệu chứng hơn những người khỏe mạnh.
- Triệu chứng nhiễm CMV ở trẻ em
Phụ nữ nhiễm CMV trước khi mang thai có thể truyền virus sang con. Nếu là nhiễm CMV nguyên phát thì nguy cơ truyền sang con cao hơn là nhiễm CMV tái phát. Quá trình lây nhiễm thường diễn ra trong khoảng 3 tháng đầu thai kỳ.
Đa số trẻ nhiễm CMV trong thời gian mang thai thường có biểu hiện bình thường khi sinh. Các dấu hiệu sẽ tiến triển dần theo thời gian, phải mất vài tháng, thậm chí là vài năm. Triệu chứng thường gặp nhất ở trẻ nhiễm CMV ngay sau sinh là mất thính lực hoặc tiến triển suy yếu thị lực.
Trẻ bị nhiễm CMV bẩm sinh thường rất yếu và có xu hướng ngày càng yếu đi. Các triệu chứng nhiễm CMV của trẻ bao gồm:
- Trẻ bị vàng mắt, vàng da;
- Trên da có vết thâm tím, ban đỏ;
- Trẻ sinh ra nhẹ cân;
- Trẻ bị phì đại lá lách;
- Trẻ bị phì đại gan, chức năng gan kém;
- Trẻ bị khó thở;
- Co giật.
- Triệu chứng nhiễm trùng cytomegalovirus ở người suy giảm miễn dịch
Những người suy giảm miễn dịch bị nhiễm CMV thường có biểu hiện giống như một loại bệnh truyền nhiễm. Virus này cũng có thể tấn công các cơ quan khác trong cơ thể. Triệu chứng cụ thể bao gồm: sốt, tiêu chảy, viêm phổi, viêm gan, viêm não, loét ống tiêu hóa, thay đổi hành vi, suy giảm thị lực, thậm chí là mù lòa, co giật, ngất.
- Triệu chứng nhiễm CMV ở người khỏe mạnh
Đa số những người khỏe mạnh nhiễm CMV thường ít có biểu hiện cụ thể. Các triệu chứng thường tương tự như nhiễm trùng, gồm: sốt, đau nhức cơ thể, mệt mỏi.
Nguyên nhân
Virus Cytomegalo (CMV) thuộc họ Herpesviridae, gây ra tình trạng nhiễm trùng ít khi xuất hiện triệu chứng nên khó nhận diện. Một khi đã xâm nhập vào cơ thể, virus có khả năng tồn tại suốt đời và khi hệ miễn dịch bị suy giảm nó sẽ tái hoạt động.
Điều đáng nói là loại virus này có khả năng lây truyền nhanh khi tiếp xúc với dịch cơ thể của người bệnh. Tuy nhiên, nó chỉ lây truyền ở giai đoạn đang hoạt động nên nếu tiếp xúc với người bệnh khi virus đang ngủ thì sẽ không bị lây bệnh. Thai phụ nhiễm Cytomegalo có nguy cơ lây truyền cho thai nhi rất cao.
Đối tượng nguy cơ
Nhiễm trùng cytomegalovirus có thể tấn công bất kỳ ai, đặc biệt là phụ nữ mang thai, trẻ em, những người có hệ miễn dịch kém, suy giảm hệ miễn dịch.
Chẩn đoán
Có nhiều phương pháp xét nghiệm CMV như: quan sát trực tiếp bằng kính hiển vi, phân lập virus, xét nghiệm CMV – DNA bằng phương pháp PCR hay xét nghiệm tìm kháng thể IgM/IgG bằng phương pháp huyết thanh học.
Xét nghiệm CMV IgG/IgM có thể được thực hiện cùng các xét nghiệm khác: cúm, xét nghiệm EBV (virus Epstein-Barr),…khi có dấu hiệu giống cúm: mệt mỏi, viêm họng, nổi hạch, đau đầu, đau nhức cơ, khớp,…
Phòng ngừa bệnh
Virus lây từ người sang người qua việc tiếp xúc với dịch cơ thể của người bệnh như máu, nước bọt, nước tiểu, sữa, tinh dịch; mẹ truyền cho con qua nhau thai. Các bác sĩ khuyến cáo, môi trường và vệ sinh cá nhân kém là điều kiện thuận lợi để lây truyền virus CMV.
Virus này bị bất hoạt ở nhiệt độ 56 độ C trong vòng 30 phút, chúng bị tiêu diệt bằng tia cực tím và chất sát khuẩn thông thường. Hiện chưa có vắc xin phòng bệnh do virus CMV, mẹ bầu cần chủ động phòng ngừa nguy cơ nhiễm bằng cách giữ vệ sinh, rửa tay sạch khi tiếp xúc nước tiểu, chất tiết đường miệng, đường hô hấp trẻ.
Điều trị như thế nào?
Hiện chưa có thuốc điều trị đặc hiệu cho người nhiễm CMV. Ganciclovir có thể làm giảm triệu chứng ở người suy giảm miễn dịch nhiễm CMV.
Xin lưu ý: Thông tin trong bài viết chỉ mang tính chất tham khảo. Độc giả vui lòng liên hệ với Bác sĩ, Dược sĩ hoặc chuyên viên y tế để được tư vấn cụ thể và chính xác nhất.