Tổng quan chung
Triệu chứng
Nguyên nhân
Đối tượng nguy cơ
Chuẩn đoán
Phòng ngừa bệnh
Cách điều trị
Nhiễm giun móc: Triệu chứng, nguyên nhân và điều trị
Tổng quan chung
Bệnh giun móc là gì?
Bệnh giun móc là một bệnh nhiễm giun tròn trong ruột người. Giun móc ký sinh trong cơ thể bằng cách ngoạm 2 đầu móc vào niêm mạc ruột để hút máu. Giun móc hút khoảng 0.2-0.34 ml máu mỗi ngày. Người bị giun móc ký sinh có thể phát ban, ngứa gây ra các vấn đề về đường hô hấp và đường tiêu hóa, cuối cùng là thiếu máu do mất máu liên tục.
Bệnh giun móc phổ biến như thế nào?
Nhiễm giun là tình trạng rất phổ biến tại Việt Nam. Theo thống kê của tổ chức y tế thế giới (WHO). Việt Nam hiện là nước có tỷ lệ nhiễm giun cao trong khoảng 50% – 97%, phân bố tùy thuộc vào từng vùng, miền. Ở nam giới tỷ lệ nhiễm giun cao hơn nữ giới.
Triệu chứng nhiễm bệnh giun móc
Những người bị nhiễm giun móc có thể biểu hiện một số triệu chứng sau:
- Phát ban ở một vùng da với triệu chứng da đỏ, nổi sần lên và ngứa
- Giảm cân
- Ăn mất ngon
- Xuất hiện các biến chứng về hô hấp (chẳng hạn như thở khò khè và ho)
- Sốt
- Đau bụng
- Tiêu chảy
- Mệt mỏi và suy nhược
- Thiếu máu, thiếu sắt hoặc suy dinh dưỡng
- Thiếu máu trầm trọng ở trẻ em gây ra các vấn đề về phát triển thể chất và trí tuệ ở trẻ em
- Suy tim và phù lan rộng do thiếu máu trầm trọng
Nguyên nhân
Các nguyên nhân gây ra bệnh nhiễm giun móc:
Loại giun móc lây nhiễm cho người là Ancylostoma duodenale và Necator americanus. Người nhiễm bệnh thường thải trứng giun qua phân khi đi ngoài. Trứng giun có thể nở ở đất ẩm ướt và ấp khoảng 2 ngày trước khi chúng trở thành ấu trùng. Kế đó, ấu trùng này xâm nhập da, thường là do đi chân không, thông qua đường máu đến phổi và ruột. một số người có thể nhiễm bệnh do ăn phải thức ăn hoặc uống nước có nhiễm khuẩn.
Đối tượng nguy cơ bệnh giun móc
- Những người tiếp xúc với môi trường không hợp vệ sinh có khuẩn ấu trùng giun tóc, nhất là ở nông thôn làm nghề trồng trọt, dùng phân sống bón ruộng
- Ăn thực phẩm có chứa loại ấu trùng giun móc: rau sống, sau rửa không sạch
- Hầu hết các ca nhiễm giun đường ruột nhiễm lượng giun lớn thường gặp trên đối tượng bệnh nhân là trẻ em là chủ yếu
- Tỷ lệ và cường độ nhiễm giun móc ở phụ nữ thường cao so với nam giới
- Những công nhân làm ở hầm mỏ, khoáng. Một số nghề nghiệp thuận lợi cho nhiễm bệnh giun móc (trồng cao su, cà phê, tiêu, đóng hạt latex, làm việc chân đất, không sử dụng hố xí hợp vệ sinh khi ở các điều kiện như thế)
Chẩn đoán giun móc
Chẩn đoán nhiễm giun móc dựa vào các biểu hiện lâm sàng: triệu chứng lâm sàng nói chung không đặc hiệu có thể nhầm với một số bệnh khác vì vậy rất khó chẩn đoán
Khai thác kỹ về dịch tễ, yếu tố nguy cơ
Chẩn đoán mức độ thiếu máu dựa vào số lượng hemoglobin trong công thức máu
Chụp X-Quang ngực: có thể có hình ảnh viêm phổi
Biện pháp phòng ngừa nhiễm giun móc
Một số biện pháp phòng ngừa có thể giúp phòng tránh nhiễm giun móc bao gồm:
- Mang giày, đặc biệt ở những khu vực có nguy cơ bẩn cao
- Sử dụng vật trung gian để ngăn da tiếp xúc trực tiếp với đất khi ngồi trên mặt đất.
- Tránh tiêu thụ đất hoặc thực phẩm chưa rửa có thể bị nhiễm giun móc.
- Không đại tiện ngoài trời hoặc đi vào đất
- Không sử dụng phân bón làm từ phân người
- Che chắn hộp cát cho trẻ chơi sao cho sạch
- Thực hiện các biện pháp phòng ngừa an toàn như đeo găng tay và giày khi làm vườn
- Trị giun móc cho thú cưng như chó mèo
- Cẩn thận khi đi du lịch đến các địa điểm du lịch nơi phổ biến
Điều trị bệnh giun móc
Nhiễm giun móc ở người là bệnh lý khá phổ biến có xu hướng thuyên giảm trong những gần đây tuy nhiên vẫn còn 1 số lượng bệnh nhân bị bỏ sót chẩn đoán dẫn đến bệnh kéo dài gây nhiều biến chứng. Bệnh có thể được điều trị khỏi hoàn toàn nếu được phát hiện, mục tiêu của việc điều trị là chữa trị viêm nhiễm, ngăn ngừa và điều trị các biến chứng, cải thiện chất dinh dưỡng.
- Sử dụng những thuốc có tác dụng với nhiều loại giun như albendazole 400mg liều duy nhất cho mọi đối tượng trên 2 tuổi hoặc mebendazole 500mg liều duy nhất. tuy nhiên những thuốc này không được dùng trong kỳ thai nghén trong 3 tháng đầu, phụ nữ đang cho con bú, vì chúng có thể gây hại đến bé. Thận trong với người suy gan, suy thận
- Nhiễm nặng albendazole 400mg/ ngày x 3 ngày hoặc Mebendazol(fugacar, vermox…) liều 500mg/ngày 3 ngày hoặc Pyrantel pamoate(combantrin, embevin, helmet,..) liều 10mg/kg/ngày x3 ngày
- Nếu có thiếu máu, dùng thuốc bổ sung chất sắt
- Tái khám đúng lịch hẹn để được theo dõi diễn tiến các triệu chứng để có hướng điều trị hiệu quả
- Nghe theo hướng dẫn của bác sĩ, không được tự ý uống thuốc không được chỉ định hoặc tự ý bỏ thuốc trong toa được kê cho bạn
- Duy trì chế độ sinh dưỡng giàu protein, vitamin trong khoảng 3 tháng