Tổng quan chung
Triệu chứng
Nguyên nhân
Đối tượng nguy cơ
Chuẩn đoán
Phòng ngừa bệnh
Cách điều trị
Rối loạn nhân cách phân liệt là gì? Những điều cần biết về rối loạn nhân cách loại phân liệt
Rối loạn nhân cách phân liệt, còn được gọi là rối loạn nhân cách Schizotypal, là một dạng rối loạn tâm thần gây ra những hành vi và cảm xúc kỳ quặc, lập dị. Người mắc rối loạn này thường có xu hướng sống tách rời, thờ ơ với các mối quan hệ xã hội và hạn chế thể hiện cảm xúc. Đây là một tình trạng sức khỏe tinh thần nghiêm trọng, ảnh hưởng lớn đến chất lượng cuộc sống của người bệnh. Bài viết này sẽ cung cấp những thông tin chi tiết về rối loạn nhân cách phân liệt, bao gồm triệu chứng, nguyên nhân, chẩn đoán, và các phương pháp điều trị.
Tổng quan chung
Rối loạn nhân cách là một dạng rối loạn tâm thần ảnh hưởng đến hành vi và cuộc sống của con người. Người rối loạn nhân cách thường có những suy nghĩ và hành động khác thường, có tính cách cố chấp. Những điều này ảnh hưởng đến nhiều mặt của cuộc sống, đặc biệt là trong công việc và hoạt động xã hội. Rối loạn nhân cách được chia thành ba cụm chính: A (lập dị), B (kịch tính), và C (lo âu). Rối loạn nhân cách phân liệt thuộc cụm A, đặc trưng bởi những biểu hiện kỳ quặc và xa cách.
Triệu chứng
Dạng điển hình của rối loạn nhân cách dạng phân liệt gây ra ít nhất 5 trong số những triệu chứng sau:
- Cô độc và thiếu bạn thân
- Cảm xúc phẳng lặng, cảm xúc thu hẹp hoặc cảm xúc thiếu hoà hợp
- Cảm thấy lo âu trong các mối quan hệ xã hội. Tình trạng lo âu này kéo dài dai dẳng và quá mức bình thường.
- Diễn giải sai các sự kiện trong cuộc sống. Chẳng hạn như người bệnh cho rằng một thứ gì đó đang ảnh hưởng trực tiếp đến mình dù thực ra nó vô hại.
- Có suy nghĩ, niềm tin hoặc hành vi khác thường và lập dị
- Suy nghĩ nghi ngờ hoặc hoang tưởng; thường xuyên nghi ngờ về sự trung thực của người khác
- Niềm tin mãnh liệt vào sức mạnh không có thật nào đó. Chẳng hạn như người bệnh tin vào thần giao cách cảm hoặc mê tín dị đoan.
- Bất thường về nhận thức. Chẳng hạn như bệnh nhân cảm nhận được sự hiện diện của người đã mất hoặc xuất hiện ảo tưởng.
- Ăn mặc kỳ quặc hoặc lôi thôi
- Cách nói chuyện lập dị. Chẳng hạn trong cuộc trò chuyện, người bị rối loạn sẽ nói chuyện một cách mơ hồ hoặc lan man.
Nguyên nhân
Nhân cách con người sẽ hình thành thông qua sự tương tác giữa các yếu tố di truyền, cảm xúc, suy nghĩ, hành vi và môi trường sống. Hiện nay, nguyên nhân gây ra sự phát triển của bệnh rối loạn nhân cách phân liệt vẫn chưa được kết luận. Tuy nhiên, các chuyên gia cho rằng, việc kết hợp các yếu tố di truyền và môi trường sống, đặc biệt là khi còn thơ ấu có thể sẽ đóng một vai trò quan trọng trong việc hình thành và phát triển chứng rối loạn này.
Đối tượng nguy cơ
Một số người nằm trong nhóm nguy cơ mắc rối loạn nhân cách phân liệt là:
- Có cha mẹ hoặc người thân mắc rối loạn nhân cách phân liệt, rối loạn nhân cách kiểu phân liệt hoặc bệnh tâm thần phân liệt.
- Tuổi thơ bị lạm dụng hoặc bị bỏ bê, không được quan tâm.
- Cha mẹ thờ ơ, vô cảm, thiếu thốn tình cảm gia đình.
- Rối loạn nhân cách phân liệt được ghi nhận xảy ra ở nam nhiều hơn nữ.
Chẩn đoán
Người bị rối loạn nhân cách dạng phân liệt có thể tìm đến các cơ sở y tế vì những triệu chứng như lo lắng, trầm cảm hay lên cơn phẫn nộ khi điều trị cai nghiện.
Sau khi khám để loại trừ những bệnh lý thực thể khác, bác sĩ có thể chuyển bạn sang trung tâm hay nhà tâm lý trị liệu để đánh giá kĩ hơn.
Chẩn đoán rối loạn nhân cách dạng phân liệt chủ yếu dựa trên:
- Hỏi bệnh về các triệu chứng
- Tiền sử bệnh lý y khoa của bản thân
- Các triệu chứng được liệt kê trong danh sách các bệnh về tâm lí (DSM-5) được xuất bản bởi Hiệp hội tâm lý học Hoa Kỳ
Phòng ngừa bệnh
Nguyên nhân của bệnh rối loạn nhân cách phân liệt chưa rõ ràng nên chưa có phương pháp phòng bệnh tuyệt đối.
- Rèn luyện cho trẻ em tính tập thể, biết cách thích ứng với môi trường và các điều kiện khó khăn của cuộc sống.
- Theo dõi những người có yếu tố di truyền (bố, mẹ, ông bà, anh chị em họ hàng gần) bị bệnh rối loạn nhân cách phân liệt để phát hiện sớm và điều trị sớm.
- Cần tư vấn cho bệnh nhân và gia đình hiểu về bệnh, các yếu tố làm bệnh tái phát, để bệnh nhân và gia đình hợp tác, tuân thủ điều trị.
- Tiếp tục theo dõi bệnh nhân sau khi ra viện, kiên trì điều trị củng cố, phát hiện các yếu tố nguy cơ và tích cực chữa các bệnh nhiễm khuẩn, bệnh cơ thể … để đề phòng bệnh tái phát.
Điều trị như thế nào?
Bệnh rối loạn nhân cách phân biệt là một loại tính cách của con người. Và người mang rối loạn phần lớn cảm thấy hài lòng với cuộc sống của mình. Hiện nay, không có phương pháp nào khẳng định chữa khỏi rối loạn này. Tuy nhiên, chúng ta có thể giúp những người nhân cách phân liệt hòa nhập hơn với xã hội. Một số phương pháp được đưa ra:
- Tâm lý trị liệu: thường là lựa chọn ưu tiên. Trị liệu tâm lý giúp xây dựng mối quan hệ giữa người rối loạn nhân cách và chuyên gia tâm lý. Người này sẽ được nhà tâm lý lên kế hoạch điều trị cho riêng mình. Khi đó, họ có thể thoải mái chia sẻ những cảm xúc, suy nghĩ, hành vi của bản thân. Nhà tâm lý sẽ khéo léo phân tích và định hướng lại hành vi cho phù hợp với xã hội. Trị liệu này có thể được thực hiện ở mức độ cá nhân, nhóm nhỏ hoặc gia đình. Điều này giúp người rối loạn có cảm giác chia sẻ tốt hơn.
- Liệu pháp hành vi: được thiết kế giúp thay đổi hành vi con người. Những người rối loạn nhân cách phân liệt được hướng thay đổi nhận thức, suy nghĩ về xung quanh. Đồng thời, họ được học cách phản ứng lại với những tình huống xã hội. Từ đó, liệu pháp hành vi giúp người này tạo dựng các mối quan hệ xã hội.
- Liệu pháp nhóm: phương pháp này giúp tạo môi trường thực hành các kĩ năng xã hội. Người rối loạn nhân cách được tiếp xúc và làm quen với các tình huống đông người. Điều này giúp họ thoải mái hơn trong các trường hợp gặp phải ngoài thực tế.
- Thuốc: thường không sử dụng để điều trị rối loạn nhân cách. Tuy nhiên, thuốc vẫn được dùng để chữa các tình trạng bệnh đi kèm như trầm cảm, lo âu.
Kết luận
Rối loạn nhân cách phân liệt là một tình trạng sức khỏe tâm thần nghiêm trọng, ảnh hưởng lớn đến cuộc sống của người bệnh. Việc hiểu rõ về triệu chứng, nguyên nhân, và các phương pháp điều trị có thể giúp người bệnh và gia đình có những biện pháp hỗ trợ và chăm sóc hiệu quả. Nếu bạn hoặc người thân có những biểu hiện của rối loạn nhân cách phân liệt, hãy tìm đến sự giúp đỡ của các chuyên gia y tế. Điều này không chỉ giúp cải thiện chất lượng cuộc sống mà còn giúp người bệnh có thể xây dựng các mối quan hệ xã hội và tận hưởng cuộc sống một cách tốt nhất.