Tổng quan chung
Triệu chứng
Nguyên nhân
Đối tượng nguy cơ
Chuẩn đoán
Phòng ngừa bệnh
Cách điều trị
Rối loạn phóng noãn là gì? Những điều cần biết về rối loạn phóng noãn
Rối loạn phóng noãn là nguyên nhân chính dẫn đến tình trạng vô sinh hiếm muộn, làm suy giảm ham muốn tình dục ảnh hưởng tới đời sống vợ chồng. Hãy cùng Pharmacity tìm hiểu về những điều cần biết về rối loạn phóng noãn qua bài viết dưới đây.
Tổng quan chung
Thông thường, mỗi tháng sẽ có một nang trứng trong buồng trứng của người phụ nữ phát triển đến kích cỡ nhất định và rụng (hay còn gọi là hiện tượng phóng noãn). Rối loạn phóng noãn là hiện tượng trứng rụng không đều đặn, gây cản trở quá trình thụ thai tự nhiên.
Phân loại không phóng noãn theo Tổ chức Y tế thế giới(WHO):
- Nhóm 1 (10%): nguồn gốc của căn bệnh này ở hạ đồi tuyến yên dẫn đến nồng độ gonadotropin thấp lẫn nồng độ estrogen thấp.
- Nhóm 2 (80-90%): có nồng độ estrogen và FSH trong giới hạn bình thường; hội chứng buồng trứng đa nang chiếm phần lớn nhóm này.
- Nhóm 3 (5%): suy giảm chức năng buồng trứng nên estrogen thấp nhưng nồng độ gonadotropin tăng cao.
Một nguyên nhân gây rối loạn phóng noãn có nguyên nhân nội tiết nữa là tăng prolactin mà nồng độ gonadotropin và E2 đều thấp hoặc bình thường. Nguyên nhân này được xem xét xếp vào WHO nhóm 1 bởi vì nồng độ prolactin cao làm ức chế vùng hạ đồi tiết ra GnRH. Nhưng hội chứng tăng prolactin lại có gonadotropin và E2 bình thường nên cũng có thể xếp vào WHO nhóm 2.
Triệu chứng
Rối loạn phóng noãn thường không biểu hiện đặc hiệu nên ít khi phát hiện được. Tuy nhiên, trường hợp rối loạn phóng noãn có một số biểu hiện rối loạn kinh nguyệt như chu kỳ kinh rất thưa, thậm chí vô kinh, béo phì, rậm lông…Khi thăm khám lâm sàng và làm các xét nghiệm chuyên sâu bác sĩ có thể phát hiện được tình trạng này.
Nguyên nhân
Có nhiều nguyên nhân dẫn đến hiện tượng rối loạn, hiện tượng này diễn ra theo đúng chu kỳ phụ thuộc chủ yếu vào hoạt động của buồng trứng. Nói cách khác, khi hoạt động của buồng trứng bị ảnh hưởng thì việc rụng trứng cũng sẽ ảnh hưởng theo.
Một số nguyên nhân chủ yếu gây ra hiện tượng rụng trứng bất thường bao gồm:
- Bất thường hệ thống nội tiết ở vùng dưới đồi tuyến yên có thể ảnh hưởng trực tiếp đến sự phóng noãn.
- Lượng estrogen ở cuối chu kỳ kinh nguyệt sụt giảm đột ngột, gây kích thích tuyến yên.
- Rối loạn chức năng buồng trứng cũng là một trong những nguyên nhân gây ảnh hưởng đến việc rụng trứng. Trong đó, tình trạng rối loạn chức năng buồng trứng thường được gặp ở những nữ giới bị mắc bệnh về buồng trứng như: Buồng trứng đa nang, suy buồng trứng… hoặc nhóm phụ nữ lớn tuổi khi các nang đã phát triển hết và chỉ còn sót lại một vài nang noãn.
- Rối loạn nội tiết tố do căng thẳng cũng là một trong những nguyên nhân hàng đầu gây ảnh hưởng đến việc rụng trứng.
- Tăng hoặc giảm cân mất kiểm soát gây ảnh hưởng lớn đến chu kỳ phóng noãn, đồng thời việc rụng trứng theo chu kỳ không đều cũng khiến chị em khó mang thai trong thời gian này.
Đối tượng nguy cơ
Bệnh thường gặp ở người mắc hội chứng buồng trứng đa nang, suy buồng trứng, những phụ nữ trải qua phẫu thuật bóc u buồng trứng, lạc nội mạc tử cung tại buồng trứng hoặc đã trải qua hóa trị, xạ trị ung thư.
Chẩn đoán
Việc xét nghiệm phụ thuộc vào nguyên nhân gây ra hiện tượng rối loạn phóng noãn.
Một số kiểm tra lâm sàng có thể áp dụng:
- Dấu hiệu bất thường chu kỳ kinh: không đều, vô kinh, nhiệt độ thân nhiệt tăng giữa chu kỳ kinh,…
- Nhiệt độ cơ thể thường tăng hơn 0.5 độ C
- Tình trạng chất nhầy ở tử cung: xuất hiện ít, lỏng, không có đặc tính dính nhiều như thông thường.
- Tuy nhiên, hiện nay các kiểm tra lâm sàng không được ưu tiên sử dụng vì kết quả không chính xác mà cần thực hiện các xét nghiệm chuyên sâu hơn.
Siêu âm:
- Siêu âm là một trong bước quan trọng để theo dõi nang noãn phát triển. Đây là phương pháp đơn giản,tiết kiệm chi phí, không gây đau đớn cho bệnh nhân.
- Hiện nay siêu âm đầu dò âm đạo đang được ứng dụng rộng rãi vì mang lại hiệu quả cao và không gây tổn thương đến tử cung. Qua việc siêu âm đầu dò âm đạo, chức năng và tình trạng của buồng trứng được đánh giá chi tiết.
- Lưu ý: Việc siêu âm theo dõi nang noãn cần được thực hiện nhiều lần trong một chu kì.
Xét nghiệm nội tiết tố
- Xét nghiệm nội tiết tố là quá trình cần thiết để chẩn đoán rối loạn phóng noãn ở phụ nữ. Quá trình này bao gồm 5 xét nghiệm nhỏ, được tiến hành từng giai đoạn khác nhau của chu kỳ kinh nguyệt để đưa kết quả chính xác nhất.
Xét nghiệm Estrogen
- Là hormon sinh dục nữ được sản xuất trong buồng trứng, có vai trò quan trọng trong kích thích các nang trứng phát triển. Các nang trứng trong buồng trứng tiết ra estrogen tăng phóng noãn và các chu kỳ sinh sản.
- Estrogen có 3 dạng nhưng Estradiol (E2) là dạng phổ biến nhất. Nồng độ estradiol tăng dần trong máu khi phóng noãn khoảng từ 70 đến 220 pmol/L hoặc 20 đến 60 pg/mL.
- Xét nghiệm này được thực hiện vào ngày thứ 2 hoặc thứ 3 của chu kỳ kinh nguyệt.
Xét nghiệm Progesterone
- Chỉ số Progesterone sẽ đánh giá khả năng phóng noãn của buồng trứng. Chỉ số Progesterone thấp hơn so với chỉ số trên theo từng giai đoạn, đặc biệt là giai đoạn rụng trứng, bệnh nhân có khả năng gặp vấn đề về rối loạn phóng noãn. Do tính ổn định của hormone mà xét nghiệm này được thực hiện và các ngày trong chu kỳ kinh nguyệt.
Xét nghiệm FSH
- Hormone FSH được sản sinh từ thùy trước tuyến yên, có chức năng kích thích nang trứng phát triển đến dạng chín, tuy nhiên không có tác dụng làm cho trứng rụng.
- FSH làm nang trứng vỡ, gây ra phóng noãn nang trứng cao thì khả năng dự trữ buồng trứng thấp. Cụ thể nếu nồng độ FSH cao (trên 10 IU/L) thì khả năng rối loạn phóng noãn cao.
Xét nghiệm LH
- Nồng độ LH có thể dự đoán được thời điểm phóng noãn của buồng trứng.
- Xét nghiệm này thường được tiến hành trong hai ngày, thứ 2 hoặc thứ 3 của chu kỳ kinh nguyệt.
Xét nghiệm Prolactin
- Prolactin là hormon có vai trò kích thích nang (FSH) và hormone bài tiết gonadotropin (GnRH) vì vậy hiện tượng tăng prolactin cũng gây ra rối loạn phóng noãn.
Phòng ngừa bệnh
Mặc dù hiện nay chưa xác định chính xác nguyên nhân của hội chứng buồng trứng đa nang, tuy nhiên, chị em phụ nữ hoàn toàn có thể ngăn ngừa bệnh lý cũng như các biến chứng nguy hiểm của bệnh bằng việc xây dựng lối sống, sinh hoạt lành mạnh, nâng cao chất lượng cuộc sống ngày. Cụ thể là:
- Duy trì cân nặng hợp lý: Giảm cân và duy trì mức cân nặng hợp lý không chỉ giúp phụ nữ có sức khỏe tốt, mà còn giảm ảnh hưởng tiêu cực của bệnh đối với cơ thể. Khuyến cáo phụ nữ nên tham khảo ý kiến của bác sĩ hoặc chuyên gia dinh dưỡng để được xây dựng chế độ ăn uống khoa học, đồng thời có kế hoạch kiểm soát cân nặng như mong muốn.
- Hạn chế carbohydrate: Một chế độ ăn ít chất béo và nhiều carbohydrate sẽ làm tăng hàm lượng insulin. Do đó, cần hạn chế lượng carbohydrate trong khẩu phần ăn.
- Tập thể dục thường xuyên: Việc tăng cường hoạt động thể dục thể thao một cách thường xuyên, đều đặn sẽ hỗ trợ điều trị, ngăn ngừa tình trạng kháng insulin, giúp kiểm soát cân nặng, phòng tránh bệnh đái tháo đường.
- Khám phụ khoa định kỳ: Khám phụ khoa định kỳ giúp phát hiện các dấu hiệu của bệnh từ sớm, kể cả khi bệnh chưa có biểu hiện rõ ràng. Không những thế, khám phụ khoa định kỳ còn giúp tầm soát, điều trị kịp thời, ngăn ngừa biến chứng nguy hiểm của nhiều bệnh phụ khoa khác. Do đó, các chuyên gia sản phụ khoa khuyến cáo chị em phụ nữ nên khám phụ khoa định kỳ 6 tháng/lần hoặc theo hướng dẫn của bác sĩ.
Điều trị như thế nào?
Đa số các trường hợp rối loạn phóng noãn việc điều trị là phục hồi chức năng phóng noãn của buồng trứng, trong đó phải sử dụng các loại thuốc kích thích sự phát triển của nang noãn buồng trứng. Thông thường, tỷ lệ có thai đạt được sau mỗi chu kỳ kích thích buồng trứng khoảng 30%.
Kích thích buồng trứng (kích trứng) là một trong những biện pháp hỗ trợ sinh sản cho những trường hợp hiếm muộn do rối loạn phóng noãn (rụng trứng) ở nữ. Kích trứng là phương pháp sử dụng các loại thuốc nội tiết uống hoặc tiêm nhằm tạo các nang noãn trưởng thành, tăng khả năng phóng noãn (rụng trứng) để thụ thai hoặc sử dụng cho các kỹ thuật hỗ trợ sinh sản. Tuy nhiên, cũng nhiều trường hợp gặp những tác dụng không mong muốn, nhất là hội chứng quá kích buồng trứng.