Tổng quan chung
Triệu chứng
Nguyên nhân
Đối tượng nguy cơ
Chuẩn đoán
Phòng ngừa bệnh
Cách điều trị
Rối loạn trầm cảm dai dẳng là gì? Những điều cần biết về rối loạn trầm cảm dai dẳng
Rối loạn trầm cảm dai dẳng là chứng trầm cảm ở mức độ nhẹ nhưng kéo dài mạn tính. Tuy ít nghiêm trọng nhưng bệnh vẫn sẽ gây ảnh hưởng đến cuộc sống, sức khỏe, các mối quan hệ của người bệnh nếu không được can thiệp kịp thời. Chúng ta cùng tham khảo qua bài viết dưới đây.
Tổng quan chung
- Rối loạn trầm cảm dai dẳng còn được biết đến với tên gọi khác là chứng trầm cảm thường xuyên. Những triệu chứng của bệnh trầm cảm sẽ xuất hiện một cách liên tục và kéo dài dai dẳng trong nhiều năm (tối thiểu là 2 năm). Tuy rằng bệnh không biểu hiện ở mức nghiêm trọng nhưng nó vẫn có thể gây cản trở rất nhiều đến đời sống sinh hoạt hàng, chất lượng học tập, công việc, các mối quan hệ của người bệnh. Khi rơi vào trạng thái này, người bệnh sẽ rất khó cảm nhận trọn vẹn được cảm giác vui vẻ, hạnh phúc, thậm chí họ có thể quên đi sự kiện tạo niềm vui gần nhất.
- Đối với người bệnh trầm cảm dai dẳng sẽ thường xuyên được nhận xét là người có tính cách lạnh nhạt, ảm đạm, thờ ơ, hay buồn chán, phàn nàn. Nếu căn bệnh này không được sớm phát hiện và điều trị kịp thời có thể khiến cho người bệnh bị ảnh hưởng rất nhiều đến chất lượng cuộc sống, bởi vì mức độ buồn chán có thể tăng dần từ nhẹ đến nặng.
Triệu chứng
Các triệu chứng phổ biến của rối loạn trầm cảm dai dẳng là:
- Mất hứng thú trong các hoạt động hàng ngày.
- Buồn, trống rỗng hoặc tụt cảm giác.
- Tuyệt vọng.
- Mệt mỏi và thiếu năng lượng.
- Lòng tự trọng thấp, tự chê trách hoặc cảm thấy không có khả năng.
- Khó tập trung và đưa ra các quyết định.
- Khó chịu hoặc nóng giận quá mức.
- Kém năng động, hiệu quả và năng suất thấp.
- Tránh các hoạt động xã hội.
- Cảm giác tội lỗi và những lo lắng về quá khứ.
- Mất cảm giác ngon miệng hoặc ăn quá nhiều.
- Rối loạn giấc ngủ.
- Ở trẻ em, triệu chứng của rối loạn trầm cảm dai dẳng có thể bao gồm tâm trạng chán nản và cáu gắt.
Nguyên nhân
Giống như các dạng trầm cảm khác, nguyên nhân chính xác gây ra rối loạn trầm cảm dai dẳng vẫn chưa được xác định rõ. Tuy nhiên, một số yếu tố nguy cơ gây ra bệnh là:
- Tác động của môi trường xung quanh: Bệnh trầm cảm dai dẳng có thể khởi phát khi bệnh nhân gặp các biến cố nào đó như mất người thân, phá sản, thất nghiệp, mâu thuẫn gia đình, áp lực công việc kéo dài,…
- Di truyền: Theo nghiên cứu, những người có người thân trong gia đình bị trầm cảm thì có nguy cơ bị trầm cảm cao gấp đôi.
- Sự thay đổi của các chất hóa học bên trong não: Sự thay đổi của các chất dẫn truyền thần kinh trong não bộ cũng là một trong những nguyên nhân gây trầm cảm cũng như rối loạn trầm cảm dai dẳng. Đặc biệt Dopamine, Norepinephrine và Serotonin chính là ba chất có liên quan trực tiếp đến căn bệnh này.
Đối tượng nguy cơ
Một số đối tượng có nguy cơ bị rối loạn trầm cảm dai dẳng như:
- Có người thân gần nhất bị trầm cảm hoặc các rối loạn trầm cảm khác.
- Các sự kiện đau buồn và căng thẳng như mất người thân hoặc vấn đề tài chính.
- Các tính cách bao gồm tiêu cực, lòng tự trọng thấp và quá phụ thuộc, tự chỉ trích bản thân hoặc bi quan.
- Lịch sử bị các rối loạn sức khỏe tâm thần khác như rối loạn nhân cách.
Chẩn đoán
Để chẩn đoán rối loạn trầm cảm dai dẳng, bệnh nhân phải có tâm trạng chán nản hầu hết thời gian trong ngày trong nhiều ngày hơn là không trong ≥ 2 năm cộng với ≥ 2 trong số các dấu hiệu sau:
Phòng ngừa bệnh
Chưa có biện pháp phòng ngừa bệnh hiệu quả, chúng ta nên tránh để tinh thần căng thẳng, stress quá. Nếu có triệu chứng gì bất thường nên đi khám bác sĩ để được kiểm tra, chẩn đoán sớm.
Điều trị như thế nào?
Bệnh lý trầm cảm dai dẳng tuy không nghiêm trọng như rối loạn trầm cảm nặng nhưng khó điều trị hơn do thường không được phát hiện sớm. Các biện pháp thường được sử dụng là:
Tâm lý trị liệu
- Liệu pháp tâm lý thực chất là một trong những biện pháp chính được khuyến khích cho người bị rối loạn trầm cảm dai dẳng. Các trường hợp bệnh nhẹ hoặc những đối tượng đặc biệt (trẻ em, người cao tuổi, phụ nữ đang mang thai hoặc trong giai đoạn nuôi con bằng sữa mẹ) sẽ được ưu tiên áp dụng liệu pháp tâm lý để đảm bảo an toàn.
- Theo đó, các chuyên gia tâm lý sẽ trò chuyện với người bệnh để tìm được những vướng mắc trong tâm trí người bệnh, từ đó đưa ra hướng giải quyết phù hợp cho từng người.
- Hơn thế, các chuyên gia còn hướng dẫn cho người bệnh cách kiểm soát tốt cảm xúc của mình, cách xử lý và đổi mặt với khó khăn, trở ngại, hạn chế tối đa nguy cơ tái phát về sau.
Trường hợp bệnh nhân bị rối loạn trầm cảm dai dẳng biểu hiện ở mức độ nghiêm trọng hơn, bác sĩ sẽ cân nhắc để kết hợp cùng một số loại thuốc chống trầm cảm.
Một số loại thuốc thường được áp dụng để cải thiện chứng bệnh này như:
- Các thuốc ức chế tái hấp thu serotonin chọn lọc (SSRIs):
- Các thuốc ức chế tái hấp thụ serotonin và norepinephrine (SNRis).
- Thuốc chống trầm cảm ba vòng (TCAs).
Tuy nhiên, các loại thuốc này không có khả năng điều trị dứt điểm tận gốc rễ của bệnh mà chỉ giúp kiểm soát triệu chứng. Ngoài ra, thuốc chống trầm cảm cũng có khả năng gây ra nhiều tác dụng phụ. Do đó, người bệnh không nên tự ý sử dụng khi chưa có chỉ định của bác sĩ.
Xin lưu ý: Thông tin trong bài viết chỉ mang tính chất tham khảo. Độc giả vui lòng liên hệ với Bác sĩ, Dược sĩ hoặc chuyên viên y tế để được tư vấn cụ thể và chính xác nhất.