Tổng quan chung
Triệu chứng
Nguyên nhân
Đối tượng nguy cơ
Chuẩn đoán
Phòng ngừa bệnh
Cách điều trị
Rối loạn tuần hoàn não là gì? Những điều cần biết về rối loạn tuần hoàn não
Trước đây, rối loạn tuần hoàn não được coi như một căn bệnh của người cao tuổi, tuy nhiên hiện nay, lượng người mắc ngày càng trẻ hóa. Vậy đâu là nguyên nhân gây bệnh rối loạn tuần hoàn não, bạn hãy theo dõi bài viết sau để đi tìm câu trả lời cho bản thân.
Tổng quan chung
Trước khi đi tìm câu trả lời cho vấn đề nguyên nhân gây bệnh rối loạn tuần hoàn não, bạn cần phải biết rõ hơn nó là gì và có biểu hiện như thế nào.
Rối loạn tuần hoàn não là bệnh gì?
Rối loạn tuần hoàn não, hay còn được biết đến với tên là thiểu năng tuần hoàn não, là tình trạng các tế bào thần kinh không đủ oxy để đáp ứng cho quá trình trao đổi chất do lưu lượng máu lên não bị suy giảm.
Theo một cách hiểu khác, rối loạn tuần hoàn não là căn bệnh xảy ra do lưu lượng máu lưu thông lên não không đủ gây nên sự rối loạn các chức năng của não.
Thiểu năng tuần hoàn não thường xuất hiện ở sau độ tuổi 40 tuổi và đặc biệt người cao tuổi tỷ lệ mắc rất cao. Bên cạnh đó, nam giới dễ mắc chứng bệnh này hơn nữ giới. Tuy nhiên, gần đây nhiều nghiên cứu cho thấy, độ tuổi mắc rối loạn tuần hoàn não ngày càng trẻ hóa.
Đối với những người trẻ, tuổi dưới 30 duy trì thói quen lạm dụng thuốc lá, hút thuốc 2 gói/ngày hoặc những người béo phì, ăn quá nhiều và không kiểm soát, ít vận động thì nguy cơ rối loạn tuần hoàn não tăng cao.
Triệu chứng
Tùy thuộc vào mức độ bệnh và tình trạng sức khỏe của từng người bệnh mà triệu chứng của rối loạn tuần hoàn não có thể khác nhau. Các biểu hiện thường gặp là:
- Đau đầu kéo dài, thường đau lan ra vùng sau gáy, gây cảm giác nặng nề, khó chịu
- Hoa mắt, chóng mặt, choáng váng, xây xẩm mặt mày
- Mệt mỏi cả về thể chất lẫn tinh thần
- Nhìn mờ, giảm thị lực (đã loại trừ các bệnh về mắt khác)
- Choáng ngất hoặc ngất xỉu
- Ù tai, nghe thấy tiếng vo ve trong tai
- Giảm sự tập trung, ghi nhớ, hay bị nhầm lẫn
- Tê bì các đầu ngón tay, ngón chân
- Rối loạn giấc ngủ: mất ngủ, khó đi vào giấc ngủ, ngủ không sâu giấc, hay bị tỉnh giấc giữa đêm
Nguyên nhân
Một số nguyên nhân cụ thể gây rối loạn tuần hoàn não gồm:
- Thiếu máu hồng cầu hình liềm: có thể gây ra các rối loạn tuần hoàn não liên quan với các tế bào máu có hình dạng không đều. Tế bào máu hình liềm dễ tạo máu đông hơn so với tế bào máu bình thường và làm cản trở lưu lượng máu đến não.
- Mạch máu bị đè nén: có thể gây cản trở các động mạch mang oxy đến não dẫn đến các rối loạn tuần hoàn não. Khối u là một trong những nguyên nhân gây ra đè nén mạch máu.
- Nhịp nhanh thất: là biểu hiện của một loạt các rối loạn nhịp tim, có thể làm cho tim ngừng đập hoàn toàn dẫn đến sự ngưng chảy của dòng oxy. Hơn nữa, các rối loạn nhịp tim có thể làm hình thành các cục máu đông dẫn đến tình trạng thiếu oxy ở các bộ phận cơ thể.
- Tắc nghẽn động mạch do tích tụ mảng xơ vữa: có thể dẫn đến thiếu máu cục bộ. Ngay cả một lượng nhỏ các mảng xơ vữa cũng có thể thu hẹp dòng chảy, làm cho khu vực đó dễ hình thành cục máu đông. Máu đông lớn có thể gây ra thiếu máu do nó cản trở sự lưu thông của máu.
- Đau tim: có thể gây ra các rối loạn tuần hoàn não do mối liên hệ giữa đau tim và huyết áp thấp. Huyết áp quá thấp thường là tình trạng thiếu oxy ở các mô. Nhồi máu cơ tim không được điều trị có thể làm chậm lưu thông máu và làm máu đông, cản trở sự lưu thông của máu đến não hoặc các cơ quan chính khác. Huyết áp quá thấp cũng có thể do dùng thuốc quá liều và phản ứng với thuốc.
- Dị tật tim bẩm sinh: có thể gây ra thiếu máu do sự hình thành và liên kết động mạch chưa hoàn chỉnh. Những người bị bệnh tim bẩm sinh cũng có thể dễ bị huyết khối.
Đối tượng nguy cơ
Các rối loạn tuần hoàn não có thể xuất hiện ở bất kỳ giới tính hay độ tuổi nào, đặc biệt ở phụ nữ trên 50 tuổi.
Có nhiều yếu tố làm tăng nguy cơ mắc phải bệnh này, chẳng hạn như:
- Huyết áp cao
- Cholesterol cao
- Bệnh tim
- Xơ vữa động mạch
- Tiền sử gia đình mắc bệnh tim
- Bệnh đái tháo đường
- Béo phì
- Hút thuốc lá
- Uống rượu.
Chẩn đoán
Nếu nghi ngờ bạn bị bệnh, bác sĩ sẽ thực hiện khám thực thể, sau đó sẽ hỏi về tiền sử y khoa và khuyên bạn thực hiện một số xét nghiệm như xét nghiệm máu hoặc một số xét nghiệm hình ảnh như X-quang,…
Phòng ngừa bệnh
Người bệnh rối loạn tuần hoàn não có thể cải thiện tại nhà bằng cách duy trì các phương pháp dưới đây:
- Giữ cân nặng lý tưởng, luyện tập thể dục thể thao đều đặn và không nên vận động quá sức.
- Ăn đầy đủ các chất dinh dưỡng. Bên cạnh đó hay nạp vào nhiều trái cây, rau củ, ngũ cốc và các loại hạt.
- Hạn chế hàm lượng tinh bột và chất béo trong chế độ ăn.
- Đặc biệt hạn chế đồ ăn chiên rán, mỡ động vật hoặc ăn các loại thịt đỏ.
- Loại bỏ thuốc lá, thuốc lào, đồ uống có cồn và caffeine.
- Mùa hè không nên tắm nước lạnh ngay sau khi vừa đi ngoài trời nắng về. Mùa đông mặc ấm và tránh nằm ngủ ở nơi có gió lùa.
- Khi thức dậy vào mùa đông, đặc biệt là lúc nửa đêm hoặc gần sáng bạn cần nằm một lúc rồi mới ngồi dậy, tránh lạnh đột ngột.
Điều trị như thế nào?
Hiện nay có rất nhiều phương pháp điều trị rối loạn tuần hoàn não cho hiệu quả khác nhau tùy vào từng trường hợp bệnh. Bác sĩ cần chẩn đoán xác định nguyên nhân và mức độ rối loạn tuần hoàn não để có chỉ định điều trị thích hợp.
Phương pháp điều trị bệnh chủ yếu dựa trên nguyên nhân, cụ thể như sau:
- Nếu rối loạn tuần hoàn não do hẹp động mạch, bác sĩ thường chỉ định thuốc giãn mạch, giảm nguy cơ hình thành xơ vữa động mạch và cục máu đông,…
- Nếu rối loạn tuần hoàn não do hẹp động mạch nghiêm trọng, có cục máu đông gây tắc nghẽn hoặc dị dạng mạch máu, tổn thương mạch máu,… bác sĩ có thể yêu cầu phẫu thuật sớm để giải quyết.
- Thuốc tăng lưu thông máu: Giúp cải thiện tình trạng thiếu máu lên não, giảm tuần hoàn máu não.
Nếu xuất hiện các dấu hiệu rối loạn tuần hoàn não như buồn nôn, đau đầu, chóng mặt, kém tập trung,… thì nên sớm đến bệnh viện kiểm tra và chẩn đoán. Bệnh rối loạn tuần hoàn não phát hiện muộn có thể gây ra nhiều biến chứng nguy hiểm cho não bộ cũng như tính mạng người bệnh, không nên chủ quan tự mua thuốc điều trị.