Tổng quan chung
Triệu chứng
Nguyên nhân
Đối tượng nguy cơ
Chuẩn đoán
Phòng ngừa bệnh
Cách điều trị
Thủng đại tràng là gì? Những điều cần biết về thủng đại tràng
Thủng đại tràng xảy ra khi có một lỗ thủng trên lớp bên trong của niêm mạc đại tràng, nơi phân đi qua cuối cùng trước khi đến hậu môn. Điều này có thể xảy ra do chấn thương hoặc bệnh tật gây hại cho đường tiêu hóa của bạn. Nếu không được điều trị kịp thời, thủng ruột có thể đe dọa tính mạng. Vậy triệu chứng là gì? Nguyên nhân do đâu? Chúng ta cùng tìm hiểu bài viết dưới đây.
Tổng quan chung
Thủng đại tràng là một lỗ hổng trong thành ruột non hoặc đại tràng. Ruột non là cơ quan dài hình ống trong bụng, nhận thức ăn đã được tiêu hóa một phần từ dạ dày và chuyển thức ăn đã tiêu hóa sang ruột già. Đại tràng là phần dài nhất của ruột già.
Thức ăn, dịch tiêu hóa, vi khuẩn hoặc chất thải (phân) có thể rò rỉ từ lỗ thủng trong ruột. Điều này có thể gây ra sự tích tụ mủ (gọi là áp xe). Khi nội dung của ruột rò rỉ vào khoang phúc mạc, nó có thể dẫn đến nhiễm trùng (gọi là viêm phúc mạc). Nhiễm trùng có thể xâm nhập vào máu và có thể gây nhiễm trùng lan rộng khắp cơ thể (gọi là sốc nhiễm trùng).
Triệu chứng
Triệu chứng thủng ruột già ban đầu có thể chỉ là nôn, buồn nôn, đau tức vùng bụng. Các triệu chứng này có thể bị nhầm lẫn với các bệnh liên quan đến tiêu hóa khác. Sau đó, triệu chứng bệnh thủng đại tràng sẽ tăng lên và nhận biết rõ ràng hơn như:
- Đau quặn bụng, ổ bụng căng cứng, đau có thể lan tỏa khắp vùng bụng.
- Số lượng hồng cầu giảm và bạch cầu tăng cao
- Bí đại tiện
- Khi đi ngoài, phân có thể kèm theo máu.
- Có thể sốt cao, sốc phản vệ.
Lúc này, người bệnh cần được cấp cứu kịp thời nếu không sẽ ảnh hưởng đến tính mạng.
Nguyên nhân
Thủng đại tràng có thể được gây ra bởi:
- Một khối u phát triển qua thành ruột.
- Một khối u trong thành ruột mà nhanh chóng co lại trong quá trình hóa trị và tạo ra một lỗ.
- Một số loại thuốc hóa trị, bao gồm bevacizumab (Avastin), imatinib (Gleevec), temsirolimus (Torisel) và sorafenib (Nexavar).
- Phương pháp điều trị bằng tia X đối với khu vực chậu hoặc bụng, có thể làm yếu cơ của thành ruột và gây ra việc hình thành một lỗ.
- Tắc nghẽn ruột non hoặc đại tràng (được gọi là tắc nghẽn ruột).
- Các bệnh không ung thư.
Một tai nạn, chấn thương hoặc nuốt phải vật thể lạ:
- Trong những trường hợp hiếm hoi, phẫu thuật hoặc một cuộc kiểm tra đường tiêu hóa có thể làm xuất hiện một lỗ trong ruột.
Đối tượng nguy cơ
Tất cả mọi người đều có thể bị thủng đại tràng tuy nhiên một số yếu tố nguy cơ có thể gây thủng đại tràng bao gồm:
- Viêm ruột thừa.
- Ung thư (tất cả các loại).
- Bệnh Crohn.
- Viêm túi thừa.
- Bệnh túi mật.
- Bệnh loét dạ dày.
- Viêm loét đại tràng.
- Tắc ruột.
- Thuốc hóa trị.
- Áp lực tăng trong thực quản do nôn mửa mạnh.
- Nuốt phải các chất ăn mòn.
Thủng ruột cũng có thể do phẫu thuật ở vùng bụng hoặc các thủ thuật như nội soi đại tràng hoặc nội soi đường tiêu hóa trên gây ra.
Chẩn đoán
Bác sĩ sẽ cố gắng tìm nguyên nhân gây thủng ruột. Điều này có thể bao gồm việc hỏi về các triệu chứng của bạn, các loại thuốc bạn đang sử dụng và các phương pháp điều trị bạn đã trải qua hoặc bác sĩ sẽ kiểm tra bụng của bạn để tìm các dấu hiệu sưng hoặc căng cứng. Bác sĩ cũng sẽ lắng nghe bụng của bạn. Nếu bạn bị thủng ruột, sẽ không có âm thanh tiêu hóa (còn gọi là âm ruột).
Có thể chẩn đoán qua một số phương pháp sau:
- Chụp CT để tìm lỗ thủng.
- Nội soi đường tiêu hóa trên hoặc nội soi đại tràng để tìm lỗ thủng.
- Chụp X-quang để tìm khí trong khoang bụng hoặc siêu âm để tìm khí trong khoang phúc mạc, cả hai đều là dấu hiệu của lỗ hoặc rách trong ruột.
- Xét nghiệm công thức máu toàn phần (CBC) để xem bạn có bị nhiễm trùng không.
- Xét nghiệm máu để tìm vi khuẩn.
Phòng ngừa bệnh
Nguyên nhân chủ yếu gây thủng đại tràng là do mắc các bệnh lý liên quan đến đại tràng như viêm loét, ung thư, u,… Do đó, để phòng tránh thủng ruột già, chúng ta nên:
Duy trì thói quen ăn uống lành mạnh:
- Uống đủ nước.
- Chọn thực phẩm sạch, ăn nhiều hoa quả, rau xanh,…
- Không ăn thực phẩm ôi thiu, thực phẩm bảo quản nhiều ngày.
- Hạn chế ăn đồ ăn nhanh, đồ ăn chiên rán, đồ ăn chứa nhiều dầu mỡ.
- Không sử dụng thực phẩm gây kích thích như đồ ăn cay nóng, rượu bia, cà phê…
- Ăn đúng giờ, đủ bữa, không để bụng quá đói hoặc ăn quá no.
- Không vận động, không tắm gội, không làm việc sau khi ăn.
Sinh hoạt lành mạnh:
- Tập thể dục đều đặn để tăng cường sức khỏe tổng quát
- Hạn chế căng thẳng, stress, không thức quá khuya
- Không hút thuốc lá
- Không làm việc quá sức
- Khám sức khỏe định kỳ để sớm phát hiện các bệnh lý liên quan đến đại tràng để điều trị sớm và dứt điểm.
Điều trị như thế nào?
Điều trị thủng đại tràng thường bao gồm các phương pháp sau:
- Phẫu thuật: Thủng đại tràng thường cần can thiệp phẫu thuật để vá lỗ thủng và làm sạch khoang bụng.
- Dùng kháng sinh: Điều trị nhiễm trùng do vi khuẩn gây ra.
- Hồi sức cấp cứu: Bệnh nhân cần được cung cấp dịch và chất điện giải để ổn định tình trạng cơ thể.
Xin lưu ý: Thông tin trong bài viết chỉ mang tính chất tham khảo. Độc giả vui lòng liên hệ với Bác sĩ, Dược sĩ hoặc chuyên viên y tế để được tư vấn cụ thể và chính xác nhất.