Tổng quan chung
Triệu chứng
Nguyên nhân
Đối tượng nguy cơ
Chuẩn đoán
Phòng ngừa bệnh
Cách điều trị
Tiểu đêm là gì? Nguyên nhân, triệu chứng và phòng ngừa
Tiểu đêm là triệu chứng phổ biến ở cả nam lẫn nữ, đặc biệt là người lớn tuổi. Bệnh nhân phải thức dậy đi tiểu nhiều lần giữa đêm, làm gián đoạn giấc ngủ, gây mệt mỏi và ảnh hưởng đến chất lượng sống.
Tổng quan chung
Bàng quang của người trưởng thành khỏe mạnh có thể chứa khoảng 300 – 400ml nước tiểu. Khi đầy, bàng quang sẽ kích thích dẫn truyền lên não bộ để tạo ra phản xạ đi tiểu. Trong giấc ngủ đêm, thần kinh sẽ ức chế không cho bàng quang co bóp để tạo phản xạ đi tiểu, giúp duy trì giấc ngủ ngon.
Tiểu đêm là tình trạng người bệnh thường xuyên thức giấc nhiều hơn 1 lần để đi tiểu. Tỷ lệ mắc bệnh tăng dần theo độ tuổi, đặc biệt là ở người trên 50 tuổi. Vì thế, khi thức dậy đi tiểu nhiều hơn 2 lần trong đêm, bạn nên nhanh chóng đi khám. Vì đây có thể là triệu chứng ban đầu của bệnh lý ở thận hoặc một số vấn đề về chức năng sinh lý.
Triệu chứng
Thông thường, bạn có thể ngủ từ 6 – 8 tiếng trong đêm mà không cần dậy đi vệ sinh. Những người bị tiểu đêm thức dậy nhiều hơn một lần mỗi đêm để đi tiểu. Điều này có thể gây ra sự gián đoạn trong một chu kỳ giấc ngủ bình thường.
Các triệu chứng của tiểu đêm có thể bao gồm: Thức dậy nhiều hơn một lần trong đêm để đi tiểu. Đi tiểu nhiều hơn (nếu có đa niệu). Mệt mỏi, buồn ngủ – ngay cả sau khi thức dậy. Điều này xảy ra vì việc đi tiểu thường xuyên có thể làm gián đoạn chu kỳ giấc ngủ của bạn.
Nguyên nhân
Tiểu đêm nhiều lần có thể do uống nhiều nước, uống đồ uống lợi tiểu trước khi đi ngủ. Tuy nhiên, đáng báo động, tình trạng này là dấu hiệu cảnh báo nhiều bệnh lý. Nguyên nhân dẫn đến tiểu đêm nhiều lần gồm:
- Nhiễm khuẩn tiết niệu
Đường tiết niệu bị viêm nhiễm do vi khuẩn tấn công hoặc do có dị vật, sỏi. Bệnh lý này gây ra các triệu chứng như tiểu đêm nhiều lần, tiểu buốt, tiểu rắt, tiểu ra máu…
- Bệnh về bàng quang
Bàng quang bị viêm, đau, tăng hoạt sẽ khiến người bệnh thường xuyên có cảm giác muốn đi tiểu nhưng lượng nước tiểu mỗi lần đi lại giảm. Thậm chí, nhiều người vừa đi tiểu xong lại muốn đi tiểu.
- Phì đại tuyến tiền liệt
Đây là nguyên nhân phổ biến gây tiểu đêm nhiều lần ở nam giới trên 50 tuổi. Tuyến tiền liệt phì đại sẽ làm tắc dòng nước tiểu, khiến người bệnh thường xuyên có cảm giác buồn tiểu.
- Nguyên nhân về thần kinh
Thông thường, khi bàng quang đầy, hệ thần kinh sẽ bị kích thích và não bộ phát tín hiệu buồn tiểu. Tuy nhiên, vì một số lý do nào đó, các dây thần kinh hoạt động mất kiểm soát, thường xuyên bị kích thích và não bộ liên tục phát tín hiệu buồn tiểu dù bàng quang chưa đầy.
- Rối loạn giấc ngủ
Đây là là nguyên nhân dẫn đến chứng tiểu đêm nhiều lần. Khi bị rối loạn giấc ngủ, người bệnh không ngủ sâu, thường xuyên bị tỉnh giấc và có cảm giác buồn đi tiểu. Để điều trị chứng đi tiểu đêm nhiều lần thì trước hết cần điều trị khỏi chứng rối loạn giấc ngủ.
Đối tượng nguy cơ
Tiểu đêm là một tình trạng cực kì phổ biến, ảnh hưởng đến cả nam và nữ ở mọi lứa tuổi. Mặc dù tỷ lệ mắc chứng tiểu đêm xảy ra cao hơn ở người lớn nhưng tỷ lệ này cũng đáng kể với lứa trẻ.
Ví dụ:
– Từ 4% đến 18% phụ nữ ở độ tuổi từ 20 đến 30 đi tiểu đêm từ 2 lần trở lên, tăng lên 28% đến 62% phụ nữ từ 70 đến 80.
– Tỷ lệ nam giới từ 20 đến 30 tuổi đi tiểu đêm từ 2 lần trở lên mỗi đêm là 2% đến 17%, tăng lên 29% đến 59% ở nam giới từ 70 đến 80 tuổi.
– Từ 13% đến 17% người nhỏ hơn 40 đi tiểu đêm từ 2 lần trở, tăng lên 20% đến 21% nam giới và phụ nữ trung niên và 35% đến 36% người trưởng thành hơn 60 tuổi.
Ngoài mắc bệnh tiểu đêm theo độ tuổi, nó cũng phổ biến theo người mang bệnh lý về thận, stress lo âu, và phụ nữ đang mang thai.
Chẩn đoán
Để thuận lợi cho việc điều trị. Trước hết bác sĩ cần xác định được chính xác nguyên nhân tiểu đêm. Thông qua việc khai thác bệnh sử, bác sĩ còn có thể chỉ định một số loại xét nghiệm như:
- Xét nghiệm urê máu. Việc định lượng nồng độ urê máu giúp bác sĩ có thể đánh giá được khái quát chức năng thận. Urê máu tăng cao quá mức gợi ý cho việc suy giảm chức năng thận. Từ đó có thể gây ra tình trạng tiểu đêm.
- Tổng phân tích nước tiểu. Các bác sĩ có thể yêu cầu bệnh nhân thực hiện tổng phân tích nước tiểu 10 thông số. Việc này giúp đánh giá các thành phần sinh hóa trong nước tiểu. Từ đó đưa ra các phương pháp điều trị chính xác.
- Siêu âm thận. Xét nghiệm này giúp đánh giá các bất thường cấu trúc và chức năng của thận. Qua đó giúp nhận biết chính xác nguyên nhân của tình trạng tiểu đêm mà bệnh nhân đang mắc phải.
- Chụp X-quang hệ niệu có cản quang. Thuốc cản quang sẽ được đưa vào cơ thể người bệnh. Thông qua đó, bác sĩ có thể đánh giá được sự thông thương của ống dẫn tiểu cũng như tình trạng của chúng. Tuy nhiên, phương pháp này không được chỉ định đối với bệnh nhân đang bị suy thận. Cũng như dị ứng với các loại thuốc cản quang.
Phòng ngừa bệnh
Để phòng ngừa chứng tiểu đêm nhiều lần, bạn có thể áp dụng một số phương pháp sau:
Chế độ ăn uống
- Hạn chế uống nước (ít nhất 2 tiếng) trước khi ngủ.
- Tránh sử dụng các thức uống lợi tiểu vào buổi tối như rượu bia, cà phê, trà…
- Trong bữa ăn tối, tránh ăn mặn, hạn chế ăn các loại trái cây nhiều nước như bưởi, dưa hấu, cam…
Thói quen ngủ
- Tập thói quen đi tiểu trước khi ngủ, kê cao chân khi ngủ.
- Thư giãn, giữ tinh thần thoải mái trước khi ngủ.
- Nếu có người nhà mắc bệnh nên chuẩn bị lối đi thuận tiện từ chỗ nằm đến nhà vệ sinh để tránh té ngã.
Ngoài ra, người bệnh nên tăng cường tập thể dục để kiểm soát tốt cân nặng, tránh tình trạng thừa cân, béo phì. Nếu đang sử dụng các loại thuốc điều hòa huyết áp, bạn nên trao đổi với bác sĩ về tác dụng phụ lợi tiểu của thuốc. Các thuốc có tính lợi tiểu sẽ làm tăng số lần đi tiểu nếu được dùng vào buổi tối.
Điều trị như thế nào?
Để khắc phục hiệu quả, cần điều trị theo nguyên nhân. Dưới đây là một số cách điều trị tiểu đêm nhiều lần thường được áp dụng:
Biện pháp không dùng thuốc:
- Không nên uống nhiều nước trước khi nên uống trước khi đi ngủ 2 giờ, đặc biệt không nên uống trà, đồ uống có gas, rượu bia,…
- Không nên ăn nhiều thực phẩm cay nóng hoặc các loại đồ ngọt trước khi đi ngủ.
- Nên ngủ đúng giờ và đủ giấc, không nên quá lo lắng, căng thẳng.
- Phụ nữ sau sinh gặp phải tình trạng đi tiểu nhiều vào ban đêm có thể tập một số bài tập Kegel để cải thiện cơ vùng chậu, giúp lấy lại cảm giác đi tiểu.
Dùng thuốc và phẫu thuật
Nếu đã áp dụng các biện pháp không dùng thuốc đã nhắc đến phía trên nhưng tình trạng tiểu nhiều lần vào ban đêm vẫn không giảm, bạn nên đi khám sớm. Tùy từng trường hợp cụ thể, các bác sĩ sẽ đưa ra hướng dẫn chi tiết. Một số trường hợp có thể được kê đơn thuốc, nhưng cũng có những trường hợp cần được phẫu thuật.
Xin lưu ý: Thông tin trong bài viết chỉ mang tính chất tham khảo. Độc giả vui lòng liên hệ với Bác sĩ, Dược sĩ hoặc chuyên viên y tế để được tư vấn cụ thể và chính xác nhất.