Tổng quan chung
Triệu chứng
Nguyên nhân
Đối tượng nguy cơ
Chuẩn đoán
Phòng ngừa bệnh
Cách điều trị
Tụt lợi là gì? Những điều cần biết về tụt lợi
Tụt lợi là một tình trạng khá phổ biến và thường xuyên gặp phải khi sức khỏe răng miệng không tốt. Khi hiện tượng này xảy ra sẽ làm cho răng bệnh nhân ê buốt mỗi khi đánh răng, khó vệ sinh và nhiều vấn đề khác. Tụt lợi xảy ra là do chăm sóc và vệ sinh răng miệng không tốt nhưng bệnh điều trị tương đối đơn giản nếu được phát hiện sớm.
Tổng quan chung: Tụt lợi là gì?
Tụt lợi là hiện tượng phần lợi bảo vệ chân răng di chuyển xuống cuống răng sâu phía dưới, khiến cho phần thân răng tại đây hở ra ngoài. Tụt lợi có thể xảy ra ở một vài răng, một hàm hoặc cả hàm trên và dưới, đi kèm với nó là các triệu chứng chảy máu chân răng, sưng lợi, hôi miệng.
Tụt lợi có thể phân thành 2 loại:
- Tụt lợi nhìn thấy được: là phần nhìn thấy bằng mắt thường
- Tụt lợi không nhìn thấy được: là phần được che phủ bởi lợi và chỉ đo được bằng cây thăm dò quanh răng với vị trí bám dính của biểu mô.
Triệu chứng
- Lợi thường xuyên bị chảy máu, đặc biệt là khi đánh răng hoặc dùng chỉ nha khoa.
- Phần nướu xuất hiện các khe hở, không ôm sát vào chân răng hoặc bị sưng tấy là triệu chứng điển hình của tình trạng tụt lợi.
- Răng nhạy cảm hơn khi tiếp xúc với những đồ ăn cay, chua, nóng hay quá lạnh. Cảm giác ê buốt, rùng mình và không sẽ muốn ăn thêm nữa.
- Hơi thở có mùi mặc dù không ăn thực phẩm gây mùi hoặc thậm chí vừa đánh răng xong.
- Các chiếc răng đã bắt đầu không nằm ngoan một vị trí nữa mà sẽ xuất hiện sự xô lệch và khoảng cách giữa các răng xa nhau dần.
- Màu răng bị chuyển màu và có hiện tượng lung lay răng (thường xuất hiện nhiều khi nhai thức ăn hoặc đang đánh răng)
- Phần lợi bị teo dần, tụt xuống để lộ ra phần răng nhiều hơn.
Nguyên nhân
Dưới đây là một số nguyên nhân phổ biến gây ra tình trạng tụt lợi bao gồm:
- Sức khỏe răng miệng kém: Tình trạng các vi khuẩn trong mảng bám tích tụ giữa nướu và răng, phần nướu bọc quanh răng có thể bị viêm. Trong trường hợp người bệnh không điều trị, có thể dẫn đến hư hỏng nướu và cấu trúc xương nâng đỡ. Điều này có thể dẫn đến tình trạng tụt lợi và bệnh nha chu, một tình trạng viêm nướu nghiêm trọng.
- Chải răng hoặc dùng chỉ nha khoa quá mạnh: Động tác chải răng mạnh với bàn chải cứng hoặc dùng chỉ nha khoa quá mạnh có thể làm mòn lớp men răng bên ngoài, gây ra tổn thương và tụt lợi.
- Tiền sử gia đình: Nếu trong gia đình, có bố hoặc mẹ mắc phải tình trạng tụt lợi, thì bạn có nguy cơ bị tụt lợi khá cao.
- Vị trí răng mọc bất thường: Răng mọc không đều hoặc lệch khớp cắn có thể gây ma sát quá mức lên khu vực đó, khiến nướu bị tụt.
- Nghiến răng: Hay còn gọi là chứng nghiến răng, thói quen này gây ra nhiều vấn đề nha khoa, bao gồm tình trạng tụt lợi. Tương tự như tình trạng răng mọc không đều, nghiến răng tạo lực tác động quá mức có thể gây mòn nướu răng của bạn.
- Thay đổi hormone: Phụ nữ có thể trải qua một vài giai đoạn thay đổi hormone mạnh mẽ như dậy thì, mang thai và mãn kinh. Trong những giai đoạn này khiến phụ nữ dễ mắc các bệnh nướu răng và tụt lợi.
- Chấn thương mô nướu: Mô nướu có thể bị tụt khi bị chấn thương. Tình trạng tụt nướu có thể xảy ra tại vị trí bị tổn hại hoặc khu vực xung quanh đó.
- Hút thuốc lá: Việc sử dụng chất nicotin có trong thuốc lá làm tăng nguy cơ tụt nướu do tăng khả năng gặp các vấn đề răng miệng bởi một vài nguyên nhân, bao gồm cả sự suy yếu của hệ thống miễn dịch và ức chế dòng chảy của tuyến nước bọt, cho phép hình thành nhiều mảng bám hơn.
Yếu tố nguy cơ
Nguy cơ mòn lợi dẫn đến tụt lợi có thể tăng nếu răng của bạn đang gặp một trong các vấn đề sau đây:
- Mô nướu bao quanh chân răng mỏng.
- Teo mô nướu bao quanh chân răng ở người già.
- Phanh niêm mạc bám cao khiến lợi co kéo tự do khi ăn, dễ dẫn đến bong lợi, mắc thức ăn, vi khuẩn tấn công và gây viêm nhiễm lợi.
Chẩn đoán
Các bác sĩ sẽ dùng đầu dò nha chu để đo độ sâu (khoảng trống giữa răng và nướu). Độ sâu này từ 3 mm trở xuống và không bị chảy máu là chứng tỏ lợi khỏe mạnh. Để xác định tình trạng răng và xương hàm các Bác sĩ sẽ yêu cầu chụp X-quang.
Ngoài ra Bác sĩ sẽ kiểm tra độ sâu, chảy máu, viêm nhiễm của răng để xác định viêm nướu, viêm nha chu. Khi bị bệnh nha chu, các túi thường sâu hơn bình thường.
Phòng ngừa bệnh
Phòng ngừa tình trạng tụt lợi bằng các biện pháp đơn giản tại nhà sau đây:
- Đánh răng đúng cách 2 lần/ngày
- Sử dụng chỉ nha khoa để làm sạch kẽ răng và loại bỏ mảng bám sát nướu răng
- Súc miệng bằng nước muối hoặc nước súc miệng kháng khuẩn 2 lần/ngày
- Khám răng định kỳ để được cạo sạch vôi răng theo chỉ định của nha sĩ
- Ưu tiên sử dụng bàn chải đánh răng có lông mềm để tránh gây hở nướu trong quá trình chải răng
- Không hút thuốc.
Điều trị như thế nào?
Bệnh điều trị còn phụ thuộc vào mức độ của bệnh, mức độ càng nặng thì càng mất thời gian điều trị và phương pháp cũng phức tạp hơn.
Điều trị bệnh mức độ nhẹ
Tình trạng nhẹ được biểu thị khi bệnh chỉ xảy ra ở một hay một vài răng, chân răng lộ không quá nhiều, nướu vẫn còn bám vào chân răng, lúc này bệnh nhân chỉ cần điều trị bằng phương án đơn giản. Trước tiên là lấy sạch cao răng, tiếp đó dùng gel ngậm flour hay thuốc trị viêm lợi. Kèm theo đó là đánh răng, vệ sinh đúng cách tránh bệnh tái phát sau điều trị.
Điều trị bệnh mức độ nặng
Bệnh nghiêm trọng khi xảy ra ở rất nhiều răng, chân răng hở nhiều, phần nướu viêm đỏ sưng tấy. Ngoài loại bỏ các cao răng thì phương án điều trị tốt nhất là can thiệp giải phẫu. Có 3 phương án phẫu thuật tụt lợi như:
- Giải phẫu loại bỏ các túi nha giả hay thu nhỏ kích thước: phương pháp này có tên gọi khác là nạo túi nha chu. Bằng cách loại bỏ vi khuẩn có hại ra khỏi túi, tiếp đó khâu mô lợi tại vị trí gốc răng. Bác sĩ sẽ loại bỏ các túi nha giả, giảm kích thước.
- Dùng mô ghép rời tự thân, sử dụng mô bên trong khoang miệng để bù lại phần lợi đã bị tụt, mô lợi có chức năng tái tạo là trạng thái nướu bình thường, giúp phục hồi những tổn thương ngăn chặn bệnh tái phát. Phương án này được chia thành ghép mô liên kết dưới biểu mô, ghép nướu tự do tự thân,…
- Phẫu thuật ghép xương, phương pháp này được áp dụng khi bệnh nhân tới khám, xương răng hầu như đã bị phá hủy. Từ đó bác sĩ sẽ chỉ định thực hiện ghép xương. Tùy theo tình trạng sức khỏe của người bệnh mà bác sĩ sẽ chọn vật liệu phù hợp với cơ thể.
Để thực hiện phương án điều trị phù hợp, các bác sĩ cần thăm khám cụ thể tình trạng tiến triển của bệnh và các vấn đề sức khỏe răng miệng khác.
Xin lưu ý: Thông tin trong bài viết chỉ mang tính chất tham khảo. Độc giả vui lòng liên hệ với Bác sĩ, Dược sĩ hoặc chuyên viên y tế để được tư vấn cụ thể và chính xác nhất.