Tổng quan chung
Triệu chứng
Nguyên nhân
Đối tượng nguy cơ
Chuẩn đoán
Phòng ngừa bệnh
Cách điều trị
U xương là gì? Những điều cần biết về u xương
U xương là hiện tượng khối u phát triển bất thường bên trong xương do các tế bào phát triển không kiểm soát trong xương. Khối u tạo thành bên trong xương có thể ác tính liên quan đến ung thư xương hoặc là lành tính. Mặt khác, u xương cũng có thể là một loại biến chứng di căn của các bệnh lý cơ xương khớp khác. Bài viết sau sẽ cung cấp thông tin những điều cần biết về u xương.
Tổng quan chung u xương
U xương là hiện tượng khối u phát triển bất thường bên trong xương do các tế bào phát triển không kiểm soát trong xương.
Khối u tạo thành bên trong xương có thể ác tính liên quan đến ung thư xương hoặc là lành tính. Mặt khác, u xương cũng có thể là một loại biến chứng di căn của các bệnh lý cơ xương khớp khác. Và trong trường hợp khối u xương do di căn thì luôn là khối u ác tính, dẫn đến ung thư xương.
Bệnh có thể xảy ra ở cả trẻ em và người lớn tuổi. Tuy nhiên, sự tiến triển của bệnh ở hai nhóm khác nhau. Ở trẻ em, phần lớn các trường hợp khối u ở xương đều là nguyên phát, khả năng liên quan đến ung thư khá thấp. Người lớn, đặc biệt là người lớn tuổi, hầu hết các khối u xương ung thư đều là di căn.
Dù là u ác tính hay lành tính, người bệnh sẽ trải qua những cơn đau xương không rõ nguyên nhân, cường độ cơn đau tăng dần theo thời gian nếu không điều trị kịp thời. Tình trạng bệnh nghiêm trọng hơn khi người bệnh đồng thời phát các triệu chứng sưng tấy tại vị trí có khối u và dễ gãy xương hơn bình thường.
Triệu chứng u xương
Dấu hiệu u xương lành tính thường sẽ cảm thấy đau ở vùng có khối u. Cơn đau này thường được mô tả là âm ỉ và nhức nhói. Nó có thể trở nên nghiêm trọng hơn vào ban đêm và tăng lên khi hoạt động.
Các triệu chứng khác của khối u xương có thể bao gồm sốt và đổ mồ hôi ban đêm.
Nhiều bệnh nhân sẽ không có bất kỳ triệu chứng nào, nhưng thay vào đó sẽ ghi nhận một khối không đau.
Mặc dù các khối u xương không phải do chấn thương, nhưng đôi khi chấn thương có thể khiến khối u bắt đầu đau. Chấn thương cũng có thể khiến xương bị suy yếu và gãy. Điều này có thể gây đau đớn.
Đôi khi, các khối u lành tính có thể được phát hiện tình cờ khi chụp X-quang vì một lý do khác, chẳng hạn như bong gân mắt cá chân hoặc chấn thương đầu gối.
Nguyên nhân gây bệnh
Nguyên nhân u xương ở người hiện nay vẫn chưa được xác định. Có rất nhiều nguyên nhân thứ phát khiến xương phát triển khối u như xạ trị, tác dụng phụ của thuốc chống ung thư, tiền sử chấn thương xương, và di truyền.
Với khối u lành tính, khối u xuất hiện phần lớn trong giai đoạn xương phát triển vượt trội nhất. Do vậy, độ tuổi có nguy cơ mắc u xương lành tính rơi vào nhóm đối tượng từ 10 – 20 tuổi.
U xương ác tính hay ung thư xương có thể là ung thư nguyên phát hoặc do di căn. U xương ác tính nguyên phát là do bên trong xương phát triển khối u ác tính, và nguyên nhân trực tiếp hình thành khối u vẫn chưa được xác định.
Đối với khối u xương ác tính thứ phát, cũng là ung thư xương do di căn từ những bệnh lý khác như:
Đối tượng nguy cơ
Tất cả mọi người đều có thể mắc bệnh u xương. May mắn thay, chỉ 1% người mắc bệnh là u xương ác tính nguyên phát, còn lại là lành tính. Ngoài ra, các bệnh nhân mắc bệnh ung thư khác có nguy cơ cao bị ung thư xương ác tính (di căn).
Không rõ nguyên nhân gây ung thư xương, nhưng các bác sĩ đã tìm thấy một số yếu tố có liên quan đến việc tăng nguy cơ, bao gồm:
- Hội chứng di truyền. Một số hội chứng di truyền hiếm gặp được di truyền trong gia đình làm tăng nguy cơ ung thư xương, bao gồm hội chứng Li-Fraumeni và u nguyên bào võng mạc di truyền.
- Bệnh Paget xương. Thường xảy ra nhất ở người lớn tuổi, bệnh Paget xương có thể làm tăng nguy cơ ung thư xương phát triển sau này.
- Xạ trị ung thư. Tiếp xúc với liều lượng bức xạ lớn, chẳng hạn như liều lượng được đưa ra trong quá trình xạ trị ung thư, làm tăng nguy cơ mắc ung thư xương trong tương lai.
Chẩn đoán
Chẩn đoán bệnh u xương bắt đầu với việc thu thập các triệu chứng lâm sàng của người bệnh để có thể loại trừ các bệnh lý khác như gãy xương, nhiễm trùng,…
Bác sĩ sẽ chỉ định người bệnh thực hiện các phương pháp chẩn đoán cận lâm sàng tiếp theo đó để thu thập kết quả hình ảnh nhằm chẩn đoán rõ hơn về tình trạng khối u xương.
Đầu tiên, bác sĩ sẽ kiểm tra vùng nghi ngờ có khối u. Đồng thời, đánh giá tình trạng độ mềm trong xương người bệnh và phạm vi vận động. Tiếp theo, người bệnh sẽ thực hiện các bước cần thiết như xét nghiệm máu và nước tiểu trước khi đi xét nghiệm chẩn đoán chuyên sâu.
Những phương pháp chẩn đoán bệnh u xương được sử dụng phổ biến hiện nay:
- Chụp x-quang
- Chụp cắt lớp vi tính CT
- Chụp MRI
- Sinh thiết khối u
- Sinh thiết mở
Phòng ngừa u xương
U xương chưa có phương pháp ngăn ngừa hoàn toàn. Cách phòng ngừa bệnh tối ưu nhất là xây dựng một nền sức khỏe tổng thể tốt và nắm rõ tình trạng sức khỏe của chính mình. Việc này không chỉ giúp bạn có thể giảm thiểu được rủi ro bị u xương mà còn là những bệnh lý khác.
Những hành động và thói quen cần được áp dụng hàng ngày để tăng cường sức khỏe cho bản thân là:
- Có chế độ dinh dưỡng phù hợp, lành mạnh. Đặc biệt, cung cấp lượng canxi vừa đủ cho cơ thể
- Thực hiện thăm khám định kỳ 2 lần/năm
- Tập luyện thể thao để duy trì sức khỏe
- Hạn chế tối đa việc tiếp xúc với các chất độc hại, tia phóng xạ
- Có ý thức ngừa bệnh sớm nếu người trong gia đình có bệnh sử liên quan đến xương hoặc ung thư xương
Điều trị u xương như thế nào?
Khối u lành tính
Nếu khối u lành tính, bác sĩ có thể khuyên bạn chỉ cần theo dõi chặt chẽ để xem nó có thay đổi hay không. Trong thời gian này, bạn có thể cần chụp X-quang theo dõi định kỳ hoặc các xét nghiệm khác.
Một số khối u xương lành tính có thể được điều trị hiệu quả bằng thuốc. Một số trường hợp sẽ biến mất theo thời gian mà không cần phẫu thuật (đặc biệt là đối với trẻ em).
Trong một số trường hợp, bác sĩ có thể đề nghị loại bỏ khối u (cắt bỏ) hoặc kỹ thuật phẫu thuật khác để giảm nguy cơ gãy xương và tàn tật. Một số khối u có thể quay trở lại, thậm chí lặp đi lặp lại sau khi điều trị. Hiếm khi, một số khối u lành tính có thể lây lan hoặc trở thành ung thư (di căn).
Khối u ác tính
Nếu ung thư xương, mục tiêu điều trị là chữa khỏi bệnh ung thư trong khi vẫn duy trì chức năng vận động ở mức tốt nhất có thể, ở phần cơ thể bị ảnh hưởng bởi khối u.
Điều trị phụ thuộc vào một số yếu tố, bao gồm cả giai đoạn ung thư. Nếu ung thư khu trú, các tế bào ung thư chỉ tồn tại ở xương và chưa di căn. Khi ung thư đã đến giai đoạn di căn, nó sẽ lan ra những nơi khác trong cơ thể và sẽ khó chữa hơn.
Thông thường, các khối u ác tính sẽ được loại bỏ bằng phẫu thuật. Xạ trị và hóa trị liệu được sử dụng kết hợp với phẫu thuật.
- Phẫu thuật bảo tồn chi. Phẫu thuật này loại bỏ phần xương bị ung thư nhưng vẫn giữ nguyên vẹn các cơ, gân, dây thần kinh và mạch máu gần đó nếu có thể. Bác sĩ phẫu thuật sẽ lấy khối u và một phần mô khỏe mạnh xung quanh nó. Phần xương bị cắt bỏ được thay thế bằng một bộ phận cấy ghép kim loại (bộ phận giả), xương từ nơi khác trong cơ thể bạn hoặc xương từ người hiến tặng để phục hồi chức năng.
- Cắt cụt chi. Cắt cụt chi là phẫu thuật cắt bỏ toàn bộ hoặc một phần cánh tay hoặc chân. Nó thường được sử dụng khi khối u lớn và/hoặc liên quan đến dây thần kinh và mạch máu. Chi giả có thể hỗ trợ chức năng sau khi cắt cụt chi.
- Xạ trị. Xạ trị sử dụng tia bức xạ năng lượng cao để tiêu diệt tế bào ung thư và thu nhỏ khối u. Điều này chỉ điều trị ung thư trong khu vực của chùm tia. Nó không điều trị ung thư ở những nơi khác trong cơ thể.
- Hóa trị toàn thân. Hóa trị thường được sử dụng để tiêu diệt các tế bào khối u khi chúng đã lan vào máu nhưng chưa thể phát hiện được khi xét nghiệm và chụp cắt lớp. Nó thường được sử dụng khi khối u ung thư có cơ hội lây lan rất cao. Hóa trị thường được tiêm vào tĩnh mạch hoặc ở dạng viên nén hoặc viên nang để uống trực tiếp.
Khi điều trị kết thúc, bác sĩ có thể yêu cầu chụp thêm X-quang và các xét nghiệm hình ảnh khác để xác nhận rằng khối u đã thực sự biến mất.
Xin lưu ý: Thông tin trong bài viết chỉ mang tính chất tham khảo. Độc giả vui lòng liên hệ với Bác sĩ, Dược sĩ hoặc chuyên viên y tế để được tư vấn cụ thể và chính xác nhất.