Tổng quan chung
Triệu chứng
Nguyên nhân
Đối tượng nguy cơ
Chuẩn đoán
Phòng ngừa bệnh
Cách điều trị
Ung thư lá lách là gì? Những điều cần biết về ung thư lá lách
Lá lách là một phần của hạch bạch huyết và nằm bên trái phần bụng. Lá lách có chức năng lọc máu trong cơ thể và ảnh hưởng đến các số lượng hồng cầu mang oxy di chuyển khắp cơ thể của bạn. Các tế bào ung thư hình thành và phát triển trong lá lách gọi là ung thư lá lách.
Tổng quan chung
Ung thư lá lách là ung thư phát triển tại lách – cơ quan nằm vùng hạ sườn trái, một bộ phận lớn nhất của hệ bạch huyết trong cơ thể.
Ung thư lách có thể là nguyên phát hoặc thứ phát.
- Ung thư lách nguyên phát là các tế bào ung thư phát triển từ lách.
- Ung thư lách thứ phát là các tế bào ung thư xuất phát từ các cơ quan khác, di căn đến lách, đa số là lymphoma – u lympho và Lơ-xê-mi (bệnh bạch cầu cấp – lấy từ tiếng Pháp: Leucémie, tiếng Anh là: Leukemia).
Triệu chứng ung thư lá lách
Dù là nguyên phát hay thứ phát thì bệnh đều có thể làm lách sưng to. Những triệu chứng mà người bệnh gặp phải là:
- Cảm thấy đầy bụng sau khi ăn
- Thường xuyên mắc các bệnh lý nhiễm trùng như cảm lạnh vì hệ miễn dịch suy yếu
- Dễ chảy máu
- Thiếu máu (hồng cầu thấp)
- Cơ thể mệt mỏi
- Sưng hạch bạch huyết
- Sốt
- Đổ mồ hôi hoặc ớn lạnh
- Sụt cân
- Bụng căng chướng
- Đau ngực hoặc tức ngực
- Ho hoặc khó thở
- Đau ở phía trên bên trái của bụng
Nguyên nhân gây bệnh
Có rất nhiều nguyên nhân gây nên ung thư lá lách những nguyên nhân phổ biến nhất là ung thư thứ phát do u lympho hoặc bệnh Lơ-xê-mi gây nên. Bên cạnh đó cũng sẽ có một số cơ quan khác ung thư gây nên di căn đến lá lách như ung thư vú, ung thư phổi,…
- Những bệnh nhân mắc U lympho thường là: Nam giới, những người cao tuổi, những người suy giảm hệ miễn dịch, người nhiễm HIV, người ghép nội tạng, người nhiễm vi khuẩn HP,…
- Những bệnh nhân mắc Lơ-xê-mi thường là: Hút nhiều thuốc, người có tiền sử di truyền bị mắc Lơ-xê-mi, thường xuyên phải tiếp xúc với nhiều hóa chất độc hại, người mắc các hội chứng di truyền như hội chứng down, người đã từng điều trị hóa chất hoặc xạ trị,…
- Do bệnh HIV
- Bệnh HP hoặc EBV
Đối tượng nguy cơ bị ung thư lá lách
Đối tượng có nguy cơ cao bị ung thư lá lách bao gồm:
- Bệnh nhân bị suy giảm miễn dịch: HIV, sau ghép tạng
- Người hút thuốc lá
- Người nhiễm EBV, HP
- Người có tiền sử gia đình mắc ung thư lách
- Công nhân tiếp xúc với hóa chất độc hại công nghiệp
- Nam giới
- Tuổi cao
- Tiền sử gia đình có người thân mắc Lơ-xê-mi
- Phơi nhiễm với các hóa chất độc hại như Benzene
- Người bị hội chứng Down
- Tiền sử xạ trị hoặc điều trị ung thư bằng hóa chất
Chẩn đoán ung thư lá lách
Nếu nghi ngờ người bệnh mắc ung thư lá lách, bác sĩ có thể chỉ định thực hiện nhiều xét nghiệm để phát hiện dấu hiệu các bệnh ung thư khác nếu có, chẳng hạn như:
- Xét nghiệm máu và đếm tế bào trong máu (thường là xét nghiệm bắt buộc)
- Xét nghiệm sinh thiết tủy xương để tìm các tế bào ung thư trong tủy xương nếu có
- Xét nghiệm sinh thiết mô hạch bạch huyết để xác định u hạch bạch huyết
- Xét nghiệm hình ảnh học như chụp cắt lớp vi tính (CT), chụp cộng hưởng từ MRI, chụp cắt lớp phát xạ positron (PET) để xác định vị trí và cấu trúc các khối u
Phòng ngừa bệnh ung thư lá lách
Không có biện pháp phòng ngừa ung thư lách đặc hiệu. Các phương pháp nhằm giảm các yếu tố nguy cơ ung thư lách có thể thực hiện được bao gồm:
- Quan hệ tình dục an toàn: tránh lây nhiễm HIV, EPV…
- Điều trị các nhiễm trùng triệt để
- Hạn chế tiếp xúc với các hóa chất độc hại: benzen thường sử dụng trong sản xuất nhựa, cao su, thuốc nhuộm, chất tẩy rửa và thuốc trừ sâu
- Duy trì cân nặng hợp lý, ăn uống lành mạnh.
- Không hút thuốc lá, hạn chế uống rượu bia.
Điều trị ung thư lá lách như thế nào?
Hai phương pháp phổ biến thường được áp dụng trong phẫu thuật hiện nay là mổ hở và mổ nội soi. Đối với mổ nội soi thì mức độ tổn thương sẽ ít hơn so với mổ hở, thời gian hồi phục sau khi phẫu thuật cũng sẽ nhanh hơn mổ hở. Chính vì vậy phương pháp này sẽ được ưu tiên hơn so với mổ hở.
- Mổ nội soi: Lúc này các bác sĩ sẽ thực hiện bốn vết mổ nhỏ xung quanh vùng lá lách ở bụng. Sử dụng máy quay siêu nhỏ để quan sát lá lách sau đó sẽ cắt loại bỏ lá lách thông qua một ống. Vì các vết mổ nội soi nhỏ nên khi hồi phục cũng sẽ nhanh chóng hơn.
- Mổ hở bụng: lúc này các bác sĩ sẽ thực hiện mở phần bụng của người bệnh sau đó sẽ tiến hành cắt bỏ phần lá lách. Vết thương lúc này cũng sẽ dài hơn và chăm khó hơn và hồi phục lâu hơn.
Bên cạnh đó các bác sĩ sẽ chỉ định cho một số bệnh nhân có thể thực hiện phương pháp điều trị khác nhau như: phương pháp hóa trị, phương pháp xạ trị, phương pháp điều trị đúng đích vào các tế bào ung thư,…
Ung thư lá lách là bệnh gây nguy hiểm đến tính mạng của bệnh nhân. Nếu có các triệu chứng bệnh, hãy nhanh chóng đến bệnh viện kiểm tra vì với hầu hết các loại bệnh ung thư thì việc phát hiện sớm có thể đem lại nhiều cơ hội chữa trị tốt hơn.